Châu Âu tung “đòn” bảo vệ, tránh tác động việc Mỹ trừng phạt Iran

Liên minh châu Âu sẽ kích hoạt một điều khoản để bảo vệ các công ty châu Âu khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ vì có quan hệ kinh tế với Iran.

Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 17/5 tại thủ đô Sofia của Bulgaria khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu-Balkan, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết trong hôm nay (18/5), Liên minh châu Âu (EU) sẽ kích hoạt lại “điều luật phong toả” nhằm bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các tác động của lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng trở lại với Iran.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: AP.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: AP.

Điều luật phong toả là điều luật lần đầu tiên được EU đưa ra năm 1996 nhằm vô hiệu hoá các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty có quan hệ đầu tư và thương mại với Cuba.
Theo điều luật này, các công ty và toà án của EU có quyền không phải tuân thủ các quy định liên quan đến lệnh trừng phạt của bất cứ nước thứ ba nào và sẽ không có bất cứ phán quyết nào của các toà án nước ngoài về các quy định này được áp dụng tại châu Âu.
Hiện tại, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu gia tăng xung quanh hồ sơ hạt nhân Iran, việc kích hoạt lại điều khoản này sẽ cho phép Liên minh châu Âu phong toả việc áp dụng luật ngoài lãnh thổ của Mỹ khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp dụng trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran và tất cả các công ty của các quốc gia có quan hệ làm ăn với Iran.
Quyết định này từ phía Uỷ ban châu Âu đã được nhiều lãnh đạo của khối này ủng hộ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng quyết định này là một phép thử cho chủ quyền và sự tự chủ mạnh mẽ của Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia kinh tế châu Âu nhận định điều luật phong toả mà Liên minh châu Âu tái kích hoạt mang nhiều ý nghĩa về mặt chính trị hơn về mặt kinh tế bởi các tập đoàn cũng như hệ thống tài chính của Liên minh gắn chặt với các lợi ích kinh tế liên quan đến Mỹ nên sẽ không thể phong toả một cách hiệu quả tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.

Bầu cử Quốc hội Anh: EU lo cho thương lượng Brexit

(Kiến Thức) - Chưa bao giờ, Liên minh Châu Âu lại lo lắng về bầu cử Quốc hội Anh như lúc này, do nguy cơ đàm phán Brexit bị phá vỡ.

Vào lúc nhiều người đang đặt cược vào thắng lợi của Thủ tướng Theresa May, kết quả thăm dò các cử tri vừa bỏ phiếu cho thấy thấy Đảng Bảo thủ cánh hữu có nguy cơ mất đa số tuyệt đối trong Quốc hội Anh.
Bau cu Quoc hoi Anh: EU lo cho thuong luong Brexit
Bầu cử Quốc hội Anh: Thủ lĩnh Công đảng Jeremy Corbyn (bên phải) cười, nữ Thủ tướng Theresa May "mếu". Ảnh: Reuters 

Đàm phán Brexit: Anh nhượng bộ hoặc trắng tay khi rời châu Âu

Chính phủ Thủ tướng Anh Theresa May đang đối mặt với sức ép rất lớn liên quan đến Brexit và thậm chí có thể bị đảng Bảo thủ cầm quyền hạ bệ.

Phát biểu tại Hạ viện ngày 13/11, Bộ trưởng phụ trách đàm phán các vấn đề Brexit của Anh, David Davis cho biết: “Quốc hội Anh sẽ có quyền tranh luận xem xét, sửa đổi và bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về việc Anh rời Liên minh châu Âu. Thỏa thuận này sẽ chỉ có giá trị một khi được Quốc hội thông qua”.
Dam phan Brexit: Anh nhuong bo hoac trang tay khi roi chau Au
 Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AP

Tin mới