Cháu bé bị bỏ quên trên xe: Sự tắc trách của người lớn là tội ác
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trong vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe dẫn đến tử vong, sự tắc trách của người lớn là một tội ác.
Mai Loan
Tất cả những người lớn có mặt trong câu chuyện này đều có lỗi
Ngày 29/5, vụ việc học sinh lớp 4 tuổi Trường mầm non Hồng Nhung (cơ sở 2), địa chỉ tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong đã khiến dư luận bàng hoàng, đau xót.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 30/5. Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội sáng 30/5, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho hay, vụ việc cháu bé mầm non bị bỏ quên trên xe và tử vong tại Thái Bình ngày 29/5 rất đau lòng. Càng đau buồn hơn nữa khi sự việc xảy ra vào lúc chúng ta đang hướng đến quốc tế thiếu nhi 1/6 và tháng hành động vì trẻ em.
Theo bà Nga, như thông tin báo chí đưa, sự việc xảy ra do sự tắc trách của người lớn. Một xe đưa đón học sinh, nhưng khi xuống xe, người lái xe lẫn giáo viên đi cùng xe đưa đón không kiểm tra lại xe. Và khi giáo viên chủ nhiệm lớp tiếp nhận học sinh thấy vắng mặt cũng không liên lạc với gia đình để biết nguyên nhân.
“Tất cả những người lớn có mặt ở câu chuyện này đều có lỗi. Và trong trường hợp này sự tắc trách, vô trách nhiệm của người lớn còn là một tội ác. Bởi nó đã gây ra hậu quả quá nghiêm trọng, khiến một cháu bé tuổi còn rất nhỏ tử vong, hết sức đau lòng”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay, Dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ được thảo luận và cho ý kiến thông qua tại kỳ họp này cũng có những mục quy định riêng với xe đưa đón học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định về hạ tầng vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của xe đưa đón, các các cơ sở giáo dục cần phải rà soát lại quy trình đưa đón học sinh, quản lý học sinh.
Đây không phải lần đầu tiên để xảy ra tình trạng đau lòng này. Do vậy, quy trình đưa đón học sinh và quy trình liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường cần rà soát lại, có những quy định chặt chẽ hơn.
Chẳng hạn, về phía phụ huynh, khi con phải nghỉ học vì lý do nào đó (đặc biệt với lứa tuổi mầm non, tiểu học), phụ huynh cần kịp thời báo cho nhà trường để nhà trường nắm được. Về phía nhà trường, nếu thấy học sinh nghỉ học không lý do, giáo viên phải liên lạc với phụ huynh để nắm được lý do.
Ttrong vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe dẫn tới tử vong ở Thái Bình, sự liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh rõ ràng là lỏng lẻo, cùng với đó là sự tắc trách của những người liên quan. Đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo.
Cần sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GD&ĐT
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, những địa phương, các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM... nhu cầu sử dụng xe đưa đón học sinh rất lớn, đoàn đại biểu Quốc hội ở những tỉnh, thành phố tùy tình hình có thể tổ chức giám sát chuyên đề về xe đưa đón học sinh. Nhất là, với những địa phương đã từng xảy ra sự việc tương tự thế này thì nên có một chuyên đề giám sát.
Hiện trường nơi sự việc xảy ra vụ cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn tới tử vong.
Đặc biệt, với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần nhanh chóng có những chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhà trường vốn được coi là môi trường an toàn nhất cho con trẻ mà bây giờ xảy ra rất nhiều các vụ việc thương tâm, tai nạn học đường xảy ra cũng không phải là hiếm thì tôi thấy đây cũng là tình trạng rất báo động.
Từ vụ việc này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, việc đảm bảo được một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em lớn lên là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả người lớn chúng ta. Điều này cũng đã được quy định rất rõ trong các dự án luật liên quan đến trẻ em, trong Công ước quốc tế quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong những quốc gia ký từ rất sớm.
Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hằng năm, riêng tai nạn đuối nước cũng đã cướp đi trên dưới 2.000 sinh mạng trẻ em. Tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em khá nhiều, trong đó có những tai nạn thương tích xảy ra ở gia đình, có những tai nạn thương tích xảy ra ở nhà trường, rồi nạn bạo hành trẻ em, xâm hại trẻ em cũng vẫn còn tồn tại với con số báo cáo hàng năm rất lớn...
Hoặc như vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng hiện nay chúng ta cũng chưa có đủ hành lang pháp lý, trẻ em vẫn bị xâm hại, vẫn bị bạo hành, vẫn bị ảnh hưởng những mặt trái của mạng xã hội mà chưa có một hàng rào bảo vệ
Trong thời gian tới, chúng ta cần phải thực sự chú trọng hơn đến việc tạo một môi trường sống lành mạnh và an toàn cho trẻ em.
Đồng tình với quan điểm của bà Nga, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên-Huế) cũng cho rằng, cần phải rà soát lại các quy định pháp luật về việc tổ chức các trường mầm non, kể cả công lập lẫn tư thục.
"Tôi thấy, hành lang pháp lý của giáo dục nói chung đã khá nhiều và toàn diện. Tuy nhiên, công tác phối kết hợp để thực thi thì chưa tốt. Đây mới là vấn đề cần được quan tâm, chứ không phải cứ đến khi sự cố xảy ra chúng ta mới can thiệp. Tôi đề nghị cơ quan chức năng liên quan đến giáo dục mầm non cần phải rà soát, có chế định mới, quy định chặt chẽ hơn trong công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, chăm sóc trẻ bậc mầm non", đại biểu nói.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) trao đổi về vụ việc cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên tử vong trên xe đưa đón học sinh. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
“Trận địa hào”, điểm đặc sắc chỉ có ở chiến dịch Điện Biên Phủ
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ được làm nên bởi những điều đặc biệt, chỉ có ở chiến dịch này.
Chiến thắng Điện Biên Phủ không đơn thuần chỉ là thắng lợi của một trận “quyết chiến chiến lược” kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, thắng lợi này còn vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tác động lớn đến tình hình thế giới, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Đến thăm đồi A1, nơi từng diễn ra những trận đánh khốc liệt và kéo dài nhất và có tính quyết định chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều bạn trẻ đã chia sẻ niềm xúc động mãnh liệt.
Những ngày tháng 5 lịch sử, hàng ngàn người đã đổ về TP Điện Biên để tham dự chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trong dòng người đến thăm đồi A1, ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên là nơi từng diễn ra những trận đánh khốc liệt và kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, có những cựu chiến binh, người nhiều tuổi, nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ.