Vào năm 1957, có một nhóm công nhân đang làm việc ở công trường xây dựng thì phát hiện ngôi mộ cổ dưới lòng đất. Ngay khi phát hiện, các nhà khảo cổ cũng đã nhanh chóng đến hiện trường để xem tình hình và xác định đây là một ngôi mộ cổ quý hiếm của người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tùy (581–619).
Ảnh minh họa. |
Theo thông tin của các nhà khảo cổ, chủ nhân của ngôi mộ này là cháu ngoại của Hoàng hậu Dương Lệ Hoa - Lý Tịnh Huấn. Khi qua đời, cô bé chỉ mới 9 tuổi. Trong sử sách có ghi, quá bất ngờ về cái chết của cháu gái, Hoàng hậu Dương Lệ Hoa lệnh cho chôn cất Lý Tịnh Huấn bằng một quan tài to hơn của Hoàng đế Tùy Văn Đế Dương Kiên.
Lý Tĩnh Huấn, phụ thân tên là Lý Mẫn, mẫu thân là Bắc Chu công chúa họ Vũ Văn Nga Anh. Nàng được sinh ra trong một gia đình quyền thế, nhiều đời làm quan và có thanh thế rất lớn từ thời Bắc Chu đến Đại Tùy. Ông nội là Lý Hiền Phiêu Kỵ Đại tướng quân của triều đại Bắc Chu; tổ phụ Lý Sùng là một đại danh tướng, lúc còn trẻ cùng Tùy Chu Vũ đế đứng ngang hàng, sau này lại cùng Tùy Văn đế Dương Kiên cùng nhau giành chính quyền, trở thành quan trụ cột của nhà Tùy, sau ba năm (năm 583) nhà Tùy được thành lập, trong một trận chiến chống ngoại xâm, ông đã hi sinh. Lý Sùng là phụ thân của Lý Mẫn. Tùy Văn đế Dương Kiên niệm tình Lý Sùng nhiều chiến công hiển hách, vì nước hi sinh, vì vậy đối với Lý Mẫn cũng rất sủng ái, thuở nhỏ Lý Mẫn được nuôi dưỡng trong cung.
Theo Tùy Thư ghi chép vào năm 573 Dương Lệ Hoa kết hôn với thái tử Vũ Văn Uân sau này sau là Bắc Chu Tuyên Đế, nhưng hoàng đế đã đối đãi với nàng cũng không tốt. Dương Lệ Hoa cùng Tuyên Đế chỉ có một nữ nhi là Vũ Văn Nga Anh, sau này là mẫu thân của Lý Tĩnh Huấn.
Chiếc quách hay còn gọi là chiếc hòm được làm bằng đá bảo quản thi thể của Lý Tịnh Huấn được Hoàng hậu thuê một tay nghề nổi tiếng lúc bấy giờ chế tạo một cách khéo léo, mang phong cách cung điện. Mái vòm của chiếc quách cũng được chạm khắc tỉ mỉ. Khi các nhà khảo cổ phát hiện, họ nói rằng giá trị của chiếc quách này không thể ước tính được.
Trong chiếc quách, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số lượng lớn các vật dụng quý giá khác. Bởi vì chủ nhân là một cô bé mới 9 tuổi nên hầu hết những vật ấy là đồ trang sức được thiết kế tinh xảo, đặc biệt là chiếc vòng cổ được làm bằng đá quý ngọc trai. Bên cạnh đó, có rất nhiều viên ngọc quý trong chiếc quách này khiến các nhà khảo cổ bị sốc vì giá trị không thể ước tính được. Hiện tại, chiếc vòng cổ quý giá này đang được bảo quản trong bảo tàng quốc gia Trung Quốc.
Ngoài ra, có một báu vật được tìm thấy trong lăng mộ đó là chai thủy tinh hình bầu dục khiến các nhà khảo cổ mắt tròn mắt dẹt vì công nghệ thổi thủy tinh thời cổ đại không gì so sánh được. Tuy nhiên, sau tất cả, có một sự việc khiến mọi người rùng mình khi phát hiện trên nắp chiếc quách có 4 chữ "khai giả tức tử", nghĩa là nếu ai mở ra thì sẽ chết tạo ra một sự bí ẩn hơn về ngôi mộ cổ này. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng, đó là lý do tại sao ngôi mộ này đã tồn tại hơn 1400 năm mà không bị đánh cắp chỉ vì 4 chữ khắc trên nắp chiếc quách.
Lời nguyền "mở ra sẽ chết", nghe cảm giác rùng rợn, nhưng nó phản ánh tình yêu tuyệt đối của Dương Lệ Hoa dành cho Lý Tĩnh Huấn. Triều đại nhà Tùy là một triều đại ủng hộ Phật giáo trong triều đại Trung Quốc cổ đại. Khi Tùy Văn đế Dương Kiên còn tại vị, ông là một người sùng đạo Phật. Mọi người xuất phát từ tâm đối với Đức Phật kính sợ và niềm tin vào ma quỷ.