Cháy chung cư tầng 29 do người dân đun nước trên sofa rồi bỏ quên

Bước đầu, Công an quận Tây Hồ, TP Hà Nội xác định nguyên nhân do người dân do sơ suất bất cẩn đun nước trên bộ bàn ghế sofa, sau đó để quên đi ra ngoài không tắt.

Ngày 16/7, Công an quận Tây Hồ, TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa dập tắt đám cháy xảy ra trên địa bàn. Theo thông tin ban đầu, vào hồi 18h09 ngày 15/7, Công an quận Tây Hồ nhận được tin báo từ người dân xảy ra cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng, Khu đô thị Nam Thăng Long. Sau đó, đơn vị đã báo cáo Trung tâm thông tin chỉ huy của Công an thành phố Hà Nội điều động lực lượng, phương tiện đến hiện trường.
Chay chung cu tang 29 do nguoi dan dun nuoc tren sofa roi bo quen
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy. 
Ngay lập tức, trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy đã thành lập Tổ trinh sát gồm 3 đồng chí cùng các trang thiết bị đi thang bộ lên tầng 29 để khống chế đám cháy. Các chiến sĩ còn lại mang theo bình thở, thiết bị phá dỡ để tiếp cận hiện trường, tiến hành chữa cháy. Bước đầu xác định nguyên nhân do người dân do sơ suất bất cẩn đun nước trên bộ bàn ghế sofa, sau đó để quên đi ra ngoài không tắt.
Qua vụ việc, Công an quận Tây Hồ khuyến cáo đến toàn thể người dân trên địa bàn phải quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt. Khi sử dụng các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải luôn luôn có người trông coi và khi ra khỏi nhà phải tắt hết các thiết bị điện, để ngăn ngừa các yếu tố hình thành sự cháy, đảm bảo an toàn PCCC cho mọi người.
>>> Xem thêm video: 3 trẻ nhỏ thiệt mạng do cháy nhà: Người mẹ quên tắt bếp ga
  

Bà hỏa ghé khắp nơi, Hà Nội cảnh báo về chữa cháy, cứu hộ nhà cao tầng

Trước tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, TP Hà Nội yêu cầu đơn vị liên quan chú trọng các tình huống chữa cháy, cứu nạn nhà cao tầng, trung tâm thương mại, kho xưởng sản xuất, nơi tập trung đông người.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tình hình cháy nổ trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người xảy ra đối với nhà ở hộ gia đình, nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Trong 3 năm từ 2018-2021, trên địa bàn xảy ra 1.333 vụ cháy, làm chết 38 người, 82 người bị thương, gây thiệt hại ước tính 272 tỷ đồng. Các vụ cháy do sự cố hệ thống thiết bị điện chiếm tới 52% (696 vụ); hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 69 vụ (5%). Các vụ cháy còn lại xảy ra tại chung cư, nhà cao tầng, văn phòng, trụ sở làm việc, karaoke…

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 8.546 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. Đặc biệt, trên địa bàn còn có 1.569 chung cư, nhà tập thể cũ; 363 trường học, cơ sở giáo dục; 180 văn phòng, trụ sở làm việc… không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

Ba hoa ghe khap noi, Ha Noi canh bao ve chua chay, cuu ho nha cao tang

Tối 21/8, hộp công tơ điện chung cư NOCT trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Hà Nội) bốc cháy, lực lượng cảnh sát cứu 15 thoát nạn (Ảnh: Đình Hiếu).

Trước tình hình trên, TP Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp khắc phục những bất cập. Theo đó, đối với chung cư, tập thể thuộc sở hữu nhà nước, việc khắc phục những tồn tại PCCC thuộc trách nhiệm của nhà nước. Với chung cư, tập thể đã bán hết cho người dân hoặc không xác định rõ chủ sở hữu thì lập ban quản trị. Còn kho chứa chất nguy hiểm ở khu dân cư thì phải có kế hoạch, phương án di dời.

Đối với các quán karaoke, TP Hà Nội yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, trước ngày 20/9, phải kiểm tra xong điều kiện kinh doanh tất cả quán karaoke, bar, vũ trường. Từ đó phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động theo quy định.

Với những cơ sở có vi phạm, TP Hà Nội yêu cầu chủ tịch các quận, huyện nghiên cứu thu hồi các loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh của các quán karaoke, bar, vũ trường theo đúng quy định của pháp luật.

TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị của thành phố tập trung rà soát, bổ sung xây dựng phương án chữa cháy, cứu hộ, huy động nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt phải chú trọng các tình huống chữa cháy, cứu hộ nhà cao tầng, siêu cao tầng, dưới tầng hầm, trung tâm thương mại, kho xưởng sản xuất, nơi tập trung đông người.

TP Hà Nội cũng yêu cầu đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu hộ cứu nạn theo quy định. Làm tốt công tác đảm bảo, bảo dưỡng phương tiện, kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của trang thiết bị, phương tiện để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Tăng cường kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy tại các đơn vị.

Chiến sĩ cứu hỏa lên sóng kể chuyện nghề

Hai chiến sĩ cảnh sát của Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ mang đến chương trình giao lưu hình ảnh đầy mạnh mẽ, bản lĩnh khi chia sẻ về công việc và những khó khăn của nghề. 

Gây bất ngờ ngay từ phút đầu tiên xuất hiện cùng tiếng chuông báo cháy, thượng úy Vũ Ngọc Hoàng và Nguyễn Viết Quân trong trang phục của các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ triển khai tình huống tập huấn một vụ cháy nhỏ. Không khí giao lưu gần gũi của chương trình được mở ra khi hai quản gia của Khách sạn 5 sao- diễn viên Việt Bắc và Xuân Nghị- tham gia trải nghiệm thử thách mặc bộ trang phục này trong thời gian 1 phút 30 giây.

Chien si cuu hoa len song ke chuyen nghe

Diễn viên Việt Bắc và Xuân Nghị tham gia thử thách mặc trang phục phòng cháy chữa cháy trong thời gian 1 phút 30 giây

Tin mới