Cháy tàu cá tại Hoàng Sa: 16 ngư dân được cứu sống

Trên đường ra ngư trường Hoàng Sa để khai thác hải sản, một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bỗng nhiên bốc cháy dữ dội. 16 ngư dân trên tàu đã được kịp thời ứng cứu.

Cháy tàu cá tại Hoàng Sa: 16 ngư dân được cứu sống

Đó là tàu cá QNg 96084 TS, do ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 16 lao động đều là người địa phương.

Ông Nguyễn Chí Thanh - anh ruột của thuyền trưởng Thạnh - cho biết khoảng 10h ngày 10/6, ông nhận được thông tin do ngư dân Thạnh báo về tàu ông vừa bị nạn và được lực lượng thực thi pháp luật trên biển cứu sống.

Thời gian gần đây nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh: T.L.
 Thời gian gần đây nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh: T.L.

“Vì ngọn lửa bốc cháy dữ dội và tàu chìm ngay sau đó nên toàn bộ máy móc, hệ thống Icom đều bị sóng biển nhấn chìm, khi lên được tàu cứu nạn Thạnh mượn điện thoại gọi về để thông báo cho gia đình biết, tọa độ tàu bị nạn là 15,36’ vĩ độ Bắc - 109,43’ kinh độ Đông trong khu vực quần đảo Hoàng Sa”, ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, cho biết tàu cá QNg 96084 TS của ngư dân Nguyễn Chí Thạnh xuất bến rời đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa vào sáng 9/6. Đến 9h15 ngày 10/6, tàu bị nạn tại Hoàng Sa.

Hiện 16 lao động đi trên tàu cá bị nạn đang được tàu của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam đưa về đảo Lý Sơn trong tối nay.

* Trước đó vào lúc 3h10 ngày 10/6, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin từ gia đình chủ tàu QNg 98390 TS cho biết thuyền viên Huỳnh Tấn Cường (29 tuổi) bị máy tời cuốn đứt lìa cánh tay phải. Nạn nhân mất nhiều máu, tình trạng rất nguy kịch. Thời điểm xảy ra tai nạn tàu ở 16,14 độ vĩ Bắc - 108,25 độ kinh Đông (cách Đà Nẵng khoảng 15 hải lý về hướng tây).

Ngay sau khi nhận được thông tin, Vietnam MRCC đã nối máy cho tàu bị nạn với Trung tâm y tế 115 để tư vấn y tế, sơ cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.

Cùng với việc hướng dẫn cho tàu QNg 98390 TS khẩn trương vào bờ, Vietnam MRCC đã điều động tàu SAR 274 đang thường trực tại Đà Nẵng đi cứu nạn khẩn cấp.

Sau 2 tiếng kể từ khi nhận được thông tin, tàu SAR 274 đã đưa nạn nhân vào bờ để đến bệnh viện chữa trị.

Cận cảnh buổi tuần tra của chiến sĩ biên phòng Lý Sơn

Cận cảnh buổi tuần tra của chiến sĩ biên phòng Lý Sơn
Chiến sĩ đồn biên phòng 328 chuẩn bị phương tiện.
 Chiến sĩ đồn biên phòng 328 chuẩn bị phương tiện.
Hỗ trợ đồng đội chỉnh trang lại quân trang.
 Hỗ trợ đồng đội chỉnh trang lại quân trang.

Điểm danh trước khi lên đường.
 Điểm danh trước khi lên đường.
Nghiêm trang nghe phân công nhiệm vụ của chỉ huy.
 Nghiêm trang nghe phân công nhiệm vụ của chỉ huy.

Đôi mắt đăm chiêu nhìn về nơi biển xa.
 Đôi mắt đăm chiêu nhìn về nơi biển xa.
 
Dõi theo các hoạt động ngoài khơi bằng ống nhòm...
 Dõi theo các hoạt động ngoài khơi bằng ống nhòm...
... giữ bình yên cho biển đảo quê hương.
 ... giữ bình yên cho biển đảo quê hương.
Những đôi chân không ngại hiểm nguy khó khăn.
 Những đôi chân không ngại hiểm nguy khó khăn.
Đến với Lý Sơn vào thời điểm nắng nóng, mới thấy được hết sự vất vả của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ cho sự bình yên của Tổ quốc.
 Đến với Lý Sơn vào thời điểm nắng nóng, mới thấy được hết sự vất vả của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ cho sự bình yên của Tổ quốc.

Tàu quân sự ép tàu cá VN, dùng dùi cui tấn công ngư dân

Người trên canô của Trung Quốc nhảy sang, dùng dùi cui điện đánh đập ngư dân, phá hủy thiết bị liên lạc trên tàu, cướp toàn bộ số hải sâm mà ngư dân lặn bắt được.

Tàu quân sự ép tàu cá VN, dùng dùi cui tấn công ngư dân
Sáng 11/5, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ông vừa nhận tin báo đã có thêm một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản tại vùng biển Hoàng Sa.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%

(Kiến Thức) - Theo một nhà luật học, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba giải pháp khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%
Hành động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng toàn bộ ngư dân Việt Nam mới đây là hành động vô nhân đạo và đã gây làn sóng phẫn nộ rất lớn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hành động này không chỉ coi thường tính mạng con người mà còn cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi thường các nguyên tắc ứng xử quốc tế, không tuân thủ các nghĩa vụ mà họ trong tư cách là một nước thành viên Liên Hiệp quốc, một nước đã ký Công ước Luật biển của Liên Hiệp quốc phải thực hiện.
Trước những hành động ngày càng ngang ngược, vô nhân tính này của Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì để Trung Quốc không dám lặp lại nữa, phải làm gì để đảm bảo an toàn tính mạng, phương tiện cho ngư dân đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc?
Ba giải pháp khả thi
Một nhà luật học đã chia sẻ trên BBC News, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba hướng khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.
Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News.
 Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News. 
Thứ nhất đó là ngư dân khởi kiện thông qua đại diện của mình là Hiệp hội nghề cá Đà nẵng.
Thứ hai là Nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án Luật biển quốc tế ra phán quyết xác định (declaratory judgement) việc Trung Quốc dùng tàu đâm tàu Việt Nam, phá hoại phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực.
Ba là kết hợp một cách khéo léo cả hai hình thức khởi kiện trên.
Thủ tục khởi kiện, tố tụng xét xử tại Tòa án luật biển quốc tế đặc biệt phức tạp. Hơn nữa, các thủ tục này hoàn toàn xa lạ và khác với thủ tục tố tụng tại Việt Nam. Ngay cả việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ cũng theo các chuẩn mực không giống như Việt Nam vẫn quen thuộc.
Trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện như chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; tố tụng văn bản; tố tụng công khai, đều có những trở ngại và ẩn chứa nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại. Muốn thắng kiện, phía Việt Nam chắc chắn phải được một công ty luật nước ngoài chuyên về Luật biển quốc tế tư vấn và đại diện trước Tòa án luật biển quốc tế.
Ngay cả khi có nhiều khó khăn, trở ngại như thế, ngư dân Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện lên Tòa án luật biển quốc tế. Vì ngay từ khi Tòa án quốc tế này nhận đơn khởi kiện, ngư dân ta đã được bảo đảm an toàn rồi.
Kể từ thời điểm đơn kiện được thụ lý, Trung Quốc có nghĩa vụ không được tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghĩa là không được tiếp tục phá hoại phương tiện, cản trở ngư dân ta đánh cá nữa.
Nếu Trung Quốc vẫn làm, nguyên đơn (Hiệp hội nghề cá) có quyền yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Trung Quốc hoặc phải rút tàu ra khỏi vùng biển có ngư dân Việt Nam đánh bắt, hoặc phải bảo đảm các tàu của Trung Quốc giữ một khoảng cách an toàn xác định đủ để các tàu ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt.
Về trường hợp con tàu ĐNa 90152TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị tàu Trung Quốc đâm tả tơi, xơ xác, hư hỏng nặng, thiệt hại cụ thể của bà Hoa và của những ngư dân khác từng bị tàu Trung Quốc tấn công sẽ được tính đến trong đơn khởi kiện của Hiệp hội, hoặc trong khi đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Tòa án luật biển quốc tế ra phán quyết (declaratory judgement) có lợi cho đơn kiện của Việt Nam.
Những vụ tàu cá VN bị tàu TQ đâm va, tấn công
Nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa - Việt Nam khó có thể quên được cảm giác kinh hoàng khi tận mắt chứng kiến tàu cá ĐNa 90152TS bị tàu vỏ sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm vào chiều 26/5 vừa qua. Đây là vụ tàu Việt Nam bị đâm mạnh nhất và gây hư hại nặng nề nhất.
Sau khi con tàu ĐNa 90152TS được trục vớt, lai dắt về cảng Đà Nẵng, nhìn con tàu tả tơi, xơ xác, vết đâm lồ lộ trên thân tàu và hư hỏng đến 80%, bà Huỳnh Thị Như Hoa nghẹn ngào cho biết, gia đình bà có truyền thống đi biển, đánh bắt cá hoàn toàn hợp pháp trên vùng biển Việt Nam từ bao đời. Nay bỗng dưng bị tàu Trung Quốc truy đuổi, uy hiếp và phá hỏng tài sản, bà sẽ đi tìm công lý. Bà Hoa đã ủy quyền cho Hội Nghề cá Đà Nẵng tiến hành các thủ tục khởi kiện đòi bồi thường.
Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
 Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
Chiều 5/6, luật sư Đỗ Pháp, Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) đã chính thức tiếp nhận ủy quyền thực hiện pháp lý vụ kiện phía Trung Quốc ra tòa trong vụ đâm chìm tàu ĐNa 90152TS của gia đình bà Hoa. Luật sư Đỗ Pháp cho biết: “Gia đình bà Hoa đủ điều kiện khởi kiện chủ tàu vỏ sắt Trung Quốc, vì các lý do sau: Thứ nhất, vị trí tàu cá của bà Hoa bị tàu Trung Quốc đâm chìm là khu vực quần đảo Hoàng Sa, huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hiện, luật sư Đỗ Pháp đang khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Dự kiến tháng 7/2014, vụ khởi kiện sẽ được tiến hành tại TAND TP Đà Nẵng. Toàn bộ lệ phí suốt quá trình khởi kiện đến kết thúc vụ án, Văn phòng luật sư Đỗ Pháp sẽ hoàn toàn miễn phí cho gia đình bà Hoa.
Chiều 6/6, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, đến nay đã có 6 tàu cá của ngư dân huyện Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá, cướp tài sản khi đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Nạn nhân mới nhất là tàu cá QNg 96029 TS của ngư dân Lê Túc ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi). Tàu cá này cùng 10 lao động đã về đến đảo Lý Sơn vào ngày 5/6 trong tình trạng thiết bị phục vụ đánh bắt cá hư hỏng hoàn toàn, thân tàu bị hư hại nhiều, kính ca-bin tàu bị vỡ.
Theo thuyền trưởng Lê Túc, khoảng 20 giờ ngày 3/6, trong lúc cho tàu cá QNg 96029 TS di chuyển vào đảo Bom Bay (thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam) để hành nghề lặn bắt hải sâm thì tàu của ông bị 2 tàu Trung Quốc số hiệu 37102 và 31101 thay nhau tấn công bằng vòi rồng. Dù các ngư dân đã nỗ lực cho tàu né tránh, đóng toàn bộ cửa ở ca bin và dùng chăn, đệm trên tàu chặn cửa kính nhằm giảm áp lực của vòi rồng, tuy nhiên do sức nước từ vòi rồng công suất lớn nên toàn bộ cửa kính ca-bin tàu bị bể nát, mảnh kính văng trúng khiến ngư dân Lê Văn Hường bị thương ở vùng cổ và mặt, các thiết bị nghề cá trên tàu như máy dò, định vị I-com... đều bị ướt và hư hỏng. Do trang thiết bị, máy móc trên tàu bị hỏng nên thuyền trưởng Lê Túc và ngư dân trên tàu đành cho tàu chạy về đảo Lý Sơn để sửa chữa.
Trước đó, ngày 15/5, tàu cá QNg 96110 TS do ngư dân Huỳnh Công Nhiệm (ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động, cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 306 tấn công và cướp tài sản gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cướp đi 1 máy dò, 1 định vị, chặt phá 3 bành dây hơi và lấy đi 150 con hải sâm do các ngư dân lặn bắt được. Cùng thời gian này, tàu cá QNg 96110 TS cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 786 rượt đuổi và tấn công bằng đạn lửa. Sau khi thoát khỏi sự rượt đuổi của tàu Trung Quốc, tàu cá này vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ lại Hoàng Sa để hành nghề.

Tin mới