Chế độ thị tẩm đặc biệt của hậu cung nhà Đường

Là một Hoàng đế cổ đại, ban ngày phải vất vả xử lý chính sự, ban đêm phải hao tâm tổn sức vì chuyện ân ái với các mỹ nhân.

Từ triều đại phong kiến đầu tiên của Tần Thủy Hoàng đến cuối thời kỳ nhà Thanh, Trung Hoa đã trải qua nhiều triều đại huy hoàng. Nếu xét về sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự thì nhà Đường được xem là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất.

Triều nhà Đường có 21 vị Hoàng đế, trị vì tổng cộng 289 năm. Là người đứng đầu của một quốc gia, ngoài xử lý chính sự, Hoàng đế cũng cần phải giải quyết một số vấn đề vụn vặt ở hậu cung. Đối với một số Hoàng đế nhà Đường, họ rất sợ 1 chế độ thị tẩm đặc biệt ở hậu cung. Ban đầu Hoàng đế có vẻ rất háo hức nhưng lâu ngày sẽ khiến họ trở nên sợ hãi, thậm chí có lúc phải giả bệnh để đối phó với chế độ đó.

Vào thời nhà Đường, tư duy xã hội tương đối cởi mở, địa vị của phụ nữ cũng dần được cải thiện hơn 1 chút, có lẽ vì vậy mà nữ nhân nhà Đường ăn mặc táo bạo hơn các thời kỳ trước đó.

Quản lý hậu cung thời kỳ này tương đối dễ dàng, đối đãi với các phi tần cũng thoải mái hơn các triều đại trước. Nếu như ở các triều đại khác, một số phi tần sẽ có nguy cơ không được gặp mặt Hoàng đế, phải sống cô độc ở hậu cung đến chết, thì đối với các nữ nhân triều nhà Đường, khi tiến cung đều có cơ hội hầu hạ Hoàng đế thị tẩm. Rốt cuộc là vì sao? 

Che do thi tam dac biet cua hau cung nha Duong

Trên thực tế, cung đình triều Đường có một phương thức quản lý độc đáo, các vấn đề xoay quanh chuyện thị tẩm của Hoàng đế đều được quy định bởi một bộ phận quản lý, ngay cả Hoàng đế cũng không được tùy ý thay đổi phi tần sẽ hầu hạ thị tẩm mình. 

Theo ghi chép trong sách sử, đời sống cá nhân của Hoàng đế được quản lý rất nghiêm ngặt, ngày nào Hoàng đế cũng được "xếp lịch" thị tẩm với mỹ nhân, ngày nào phi tần nào hầu hạ Hoàng đế đều được sắp xếp rõ ràng trước đó. 

Ngày hôm sau, dù Hoàng đế có quá sủng ái phi tần đêm hôm trước thì cũng phải thị tẩm nữ nhân mới. Khi tất cả nữ nhân ở hậu cung đều đã hầu hạ Hoàng đế thì chu trình này sẽ bắt đầu lại từ đầu. Do hậu cung có vô vàn mỹ nữ nên thỉnh thoảng Hoàng đế sẽ được "xếp lịch" thị tẩm với nhiều phi tần trong cùng một đêm. 

Dựa theo một số tài liệu lịch sử, Hoàng hậu mỗi tháng chỉ có thể hầu hạ Hoàng đế thị tẩm vào một ngày duy nhất và cố định. Chẳng hạn như ngày 1 hoặc ngày 15 hàng tháng.

Ban đầu các Hoàng đế nhà Đường đều hài lòng với cách an bài này, nhưng một thời gian sau, Hoàng đế lại trở nên sợ hãi. Có lúc, để từ chối thị tẩm với các phi tần, Hoàng đế chỉ có thể dùng cách giả bệnh mà thôi

Phát hiện mới: Mỹ nhân TQ cổ xưa ăn mặc phóng khoáng

Trái ngược với những gì người ta hay nghĩ về phụ nữ Trung Quốc cổ xưa, những người phụ nữ tại Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường lại nhận được sự cởi mở và phóng khoáng khó ai ngờ được.

Từ những ghi chép sử sách hay những bức họa được lưu lại, chúng ta có thể thấy những người phụ nữ nhà Đường đều ăn vận rất phóng khoáng và thường mặc những bộ trang phục rất mỏng.

Trang phục thời nhà Đường: Quý tộc hở bạo, dân thường phải kín mít

Phụ nữ có quyền sống ở thời nhà Đường (Trung Quốc) được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội.

Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit
Trang phục phóng khoáng của phụ nữ giàu có thời nhà Đường. 
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác.
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt.
Trước đó, các trang phục “mát mẻ” của các nhân vật trong bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” cũng được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc.
Vào giai đoạn hưng thịnh, những bộ trang phục của nhà Đường thường được kết hợp với váy, áo khoác ngoài mỏng manh.
Các mỹ nhân trong phim đều sử dụng trang phục riêng với màu sắc chủ đạo khác nhau và không hề trùng lặp ở các cảnh quay theo thời gian.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Nhiều bộ trang phục được đặt hàng riêng biệt với giá không hề rẻ. Những bộ trang phục chủ đạo được làm tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận với họa tiết được thêu bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo.

Tin mới