Chê nhạc Sơn Tùng “như đấm vào tai”, Duy Khoa lên tiếng

Duy Khoa lên tiếng giải thích về phát ngôn gây hiểu lầm: "Nhạc Sơn Tùng nghe như đấm vào tai, không nuốt nổi gu âm nhạc giới trẻ bây giờ".

>>> Mời quý độc giả xem MV "Hãy trao cho anh" của Sơn Tùng M-TP. Nguồn Youtube:
 
Dòng chia sẻ gây hiểu lầm trước đó của nam ca sĩ Duy Khoa như sau:
"HÃY TRAO CHO ANH - "Nhạc Sơn Tùng nghe như đấm vào tai. Thật không thể tiêu hóa nổi gu âm nhạc của giới trẻ bây giờ!".
"Nhạc bolero là thứ âm nhạc thụt lùi".
Nếu có người nói như thế ắt hẳn sẽ nhận được một rổ gạch đá từ những người yêu nhạc Bolero và sẽ có hàng ngàn người sẵn sàng phân tích cái hay của Bolero. Đó là tình yêu dành cho một thể loại âm nhạc đã ăn vào tim, vào máu của những người yêu nhạc Bolero và họ sẽ sẵn sàng đứng ra bảo vệ dòng nhạc mình yêu.
Và nếu phát ngôn như câu mở đầu của bài viết, có lẽ xấp xỉ 1 triệu người yêu mến nhạc của Sơn Tùng MTP vào chửi bới, giải thích, thuyết phục người phát ngôn trên hãy nhanh chóng từ bỏ quan điểm của mình và người đó sẽ có nguy cơ trở thành "Con tinh trùng khuyết tật, đứa rơi mất não..."
Cuộc tranh luận sẽ không bao giờ đi đến hồi kết bởi họ đang tranh luận về quan điểm và sở thích của nhau, sự khác nhau này mỗi chúng ta nên tôn trọng.
Đứng trên quan điểm cá nhân nghe nhạc của cá nhân mình thì "Hãy trao cho anh" không phải là một sản phẩm đột phá về giai điệu hay ca từ. Có lẽ đột phá nhất là những cảnh quay đẹp được thực hiện tại Mỹ và cái tên đình đám Snoop Dogg, một biểu tượng của văn hóa đại chúng, của nhạc Rap Mỹ, bên cạnh đó là nữ ca sĩ trẻ nóng bỏng Madison Beer cùng dàn người đẹp triệu đô. Để bước ra thế giới, ngoài việc cố gắng hòa nhập với màu âm nhạc chung, còn phải đầu tư và thay đổi về hình ảnh. Và đương nhiên phải có người tiên phong dám đi bước đầu tiên, dám làm, dám nhận dù là thành công, hay chỉ trích. Mình nghĩ rằng Iphone khi ra đời cũng luôn phải có phiên bản nâng cấp, vá lỗi, thì tại sao Sơn Tùng MTP không thể có cơ hội để ngày một tốt hơn? Mình chưa thích, không có nghĩa là người khác không yêu thích và cắm tai nghe lên lắc lư theo điệu nhạc của "Hãy trao cho anh"
Đối với hàng triệu fan của Sơn Tùng MTP một khi đã yêu, họ sẵn sàng bảo vệ và hy sinh thời gian, tiền bạc ủng hộ cho tình yêu của mình. Nếu là một người làm kinh doanh, chắc chắn Sơn Tùng MTP đã đi đúng hướng và nắm rất chắc lý thuyết kinh doanh cũng như thực hành nó một cách bài bản: Tạo ra cộng đồng người tiêu dùng trung thành và sẵn sàng ủng hộ. Thương hiệu được xây dựng đi theo đúng lộ trình Biết - Hiểu - Tin - Yêu. Nếu Sơn Tùng MTP kinh doanh sản phẩm thương mại, cậu ấy bán gì người ta cũng sẽ ùn ùn kéo đến mà mua. Đó là điều mà bất cứ doanh nhân nào cũng mơ ước.
Sơn Tùng MTP từng bị loại từ vòng gửi xe cuộc thi Vietnam Idol. Có phải chúng ta vẫn thường động viên các sĩ tử: Đại Học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công. Mà thật ra cậu ấy từng đỗ thủ khoa nhạc viện TP HCM, thế nên có lẽ dừng bước trong cuộc thi đó có lẽ chỉ làm cậu ấy thêm mạnh mẽ và quyết tâm hơn trong việc chinh phục thị trường âm nhạc và khán giả mà thôi.
Nền âm nhạc đại chúng của Việt Nam còn quá non trẻ, so với nền công nghiệp âm nhạc của Hàn, Mỹ, Châu Âu, vì vậy việc học hỏi và bị ảnh hưởng bởi những ngôi sao giải trí nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Trong máu người Việt không phải là Rock, Rap, Dance, mà là dân ca Việt Nam, nhạc cách mạng, nhạc trữ tình Việt Nam, sau này thêm phần bị ảnh hưởng bởi Cantopop đến từ Hồng Kông, Đài Loan...Rồi gần đây là Hàn Quốc. Thế nên việc một nghệ sĩ trẻ tự mò mẫm đi lên từ những bước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi một phong cách âm nhạc là điều dễ hiểu. Tất cả các ngôi sao giải trí trên thế giới đều từng yêu mến và học hỏi, sáng tạo từ một hình mẫu nào đó trước khi tìm ra hình mẫu riêng của mình. Sơn Tùng MTP cũng vậy, hãy cho cậu ấy thời gian.
Cho đến giờ, Tùng vẫn là niềm tự hào của gia đình còn Sơn Tùng MTP là thần tượng của hàng triệu bạn trẻ Việt Nam, Tùng cố gắng đưa hình ảnh, tiếng nói, âm nhạc của Việt Nam giới thiệu ra thế giới, nên việc fan của bạn ấy đồng lòng cày view để sản phẩm âm nhạc được lan tỏa trên khắp thế giới lại càng nên ủng hộ. Mọi người chắc còn nhớ Gangnam Style của PSY, nếu không có người dân Hàn Quốc đồng lòng cày view và cùng truyền thông trong nước cũng như quốc tể đẩy mạnh, có lẽ khó mà tạo được sự bứt phá để K Pop đi chinh phạt trời Tây.
So sánh Sơn Tùng MTP với bất cứ ca sĩ thuộc thế hệ đi trước nào như Mỹ Tâm, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng cũng đều không phù hợp, bởi Tùng là ca sĩ của thế hệ mới, nơi mà sức mạnh của công nghệ, công nghiệp 4.0 sẽ đưa bạn đi khắp thế giới chỉ bẳng cú click chuột. Sơn Tùng MTP hiểu khán giả của thế hệ Y, Z nghĩ gì, muốn xem gì, nghe nhạc gì. Sơn Tùng MTP cũng là một ngôi sao giải trí, nghĩa là sức hút của Tùng không đơn thuần đến từ giọng hát, nó còn phải được xây dựng từ thần thái, phong cách thời trang, cách thức giao lưu, tiếp cận khản giả...vv và rất nhiều những yếu tố khác. Điều này không hề giống với một ca sĩ hát Opera, thính phòng, nhạc đỏ, nhạc nhẹ ví dụ như Mỹ Linh hay Thanh Lam... nơi giọng hát là yếu tố hàng đầu và duy nhất để tạo nên một thần tượng.
Thời thế tạo anh hùng. Chúng ta vẫn thường cổ vũ người trẻ: Follow your dream! Hãy theo đuổi ước mơ của bạn và đừng bao giờ bỏ cuộc chỉ vì những lời chỉ trích đánh giá của những người thậm chí chẳng hiểu biết gì về bạn hay ước mơ mà bạn đang theo đuổi!
Bài viết này mình viết khách quan, không vì yêu hay ghét Sơn Tùng MTP. Cậu ấy có tài năng, thực lực, nên cổ vũ!
Ca khúc mình nghe và thích nhất của Tùng: "Nắng ấm xa dần"".
Tuy nhiên, lý giải về điều này ca sĩ Duy Khoa cho hay: "Bài viết của anh xuất phát từ việc anh đọc từ trang tin một đoạn bình luận của khán giả trong bài đăng về chủ đề Sơn Tùng MTP ra bài hát mới. Anh trích dẫn và đưa một câu ví dụ về việc thế hệ đi trước miệt thị gu âm nhạc của các bạn trẻ, còn gọi là trẻ trâu. Và đó không phải là nhận xét của cá nhân anh về âm nhạc của Sơn Tùng MTP".
Che nhac Son Tung “nhu dam vao tai”, Duy Khoa len tieng
Bài đăng trước đó của Duy Khoa khi nhận xét về ca khúc "Hãy trao cho anh" của Sơn Tùng MTP. 
Anh cũng cho biết thêm rằng mình đã đi qua lứa tuổi cảm thấy bị xúc phạm khi đọc những dòng nhận xét từ dân mạng và đa số fan của nam ca sĩ gốc Thái Bình là ở lứa tuổi học sinh nên: "Miệt thị, xúc phạm người khác không phải là cách mà bố mẹ các em mong muốn các em hành xử trong trường hợp này. Nếu dùng cách mềm mỏng và văn minh hơn, nhiều anti sẽ trở nên bớt thù ghét, người chưa hâm mộ biết đâu lại thành fan."
Dưới nghi vấn "dựa hơi" Sơn Tùng để nổi tiếng và thêm view cho mình, Duy Khoa cũng không ngần ngại đáp trả: "Nhiều bạn chê bai facebook anh ít like, youtube ít view và không ai biết anh...vv. Thật ra vào thời điểm anh được truyền thông nhắc đến nhiều nhất, lúc đó hầu hết các em còn đang ở lứa tuổi tập quàng khăn đỏ, còn ê a bài "Em yêu trường em". Và những thứ đẹp đẽ, hào nhoáng, tung hô...của một ca sĩ nổi tiếng anh cũng không lạ gì. Sau này anh thấy nó không còn thú vị nên đã dừng hoạt động một thời gian. Bây giờ quay trở lại, anh cũng làm cho vui, cho những khán giả yêu thích dòng nhạc của anh thôi. Còn anh không có nhu cầu dựa hơi ca sĩ trẻ nào để nổi tiếng. Anh đã trải qua, và anh hiểu sự phù du của nó, các em ạ! Nhiều view cũng tốt, nhưng chưa chắc là tất cả để đem lại hạnh phúc cho một người nghệ sĩ.".
Trước đó, giọng ca "Bản tình ca đầu tiên" cũng đưa ra quan điểm cá nhân rằng "Hãy trao cho anh" không phải là một sản phẩm đột phá về ca từ hay giai điệu. Điều làm nên thành công cho nó là những cảnh quay đẹp được thực hiện tại Mỹ và sự xuất hiện của ngôi sao nhạc Rap hàng đầu Snoop Dogg. Anh cũng không quên việc đưa ra ví dụ so sánh giữa Sơn Tùng MTP và nhiều nghệ sĩ đàn anh đàn chị khác như Mỹ Tâm, Đan Trường, Mỹ Linh... Hơn thế, để Sơn Tùng MTP vươn xa tầm thế giới, theo Duy Khoa còn cần phải đầu tư và thay đổi về hình ảnh.
Nam ca sĩ Duy Khoa sinh năm 1984, tại Hà Nội. Anh từng là nam ca sĩ được rất nhiều bạn trẻ yêu mến với nhiều ca khúc hit như "Bản tình ca đầu tiên", "Hãy yêu anh như anh đã yêu em"...Duy Khoa từng tham gia cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2008 và đạt giải Ca sĩ triển vọng. Bên cạnh ca hát anh còn tham gia viết nhạc, các bản nhạc anh viết được rất nhiều ca sĩ trẻ có tiếng thể hiện thành công như: Xuân Sơn, Thanh Phương, Tuấn Đức.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết. 

Tiếng Việt mà thành Tiếq Việt sẽ đứt gãy văn hóa dần dần

Tiếng Việt không còn đơn thuần là ngôn ngữ, nó là phương tiện truyền tải văn hóa, chính trị, kinh tế, giao thương, và luật lệ.

Thay đổi cách viết tiếng Việt theo như đề xuất của cá nhân ông Bùi Hiền sẽ đe dọa, gây nguy cơ xáo trộn và đứt gãy tổng thể... trong các hoạt động của đất nước và của dân chúng.

Những thiên tài châu Âu thời Trung Cổ bị hành hình dã man

Các nhà khoa học châu Âu thời Trung Cổ, bao gồm các nhà nghiên cứu về tự nhiên, toán học và triết học luôn gặp bất trắc thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Sau khi bị Đế quốc La Mã tàn phá, các lĩnh vực khoa học trở thành một hoang địa khô cằn. Hình ảnh châu Âu thời Trung Cổ được khắc họa với hình tượng những nông dân nghèo khổ, nhà cai trị bẩn thỉu, mù chữ, và một xã hội đầy bóng tối mê tín dị đoan.

Sự kiểm soát gắt gao của nhà thờ bị coi là đã ngăn chặn sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này. Mối quan hệ giữa giới nghiên cứu khoa học và Công giáo luôn xuất hiện những tranh cãi gay gắt.

Vị thế của Công giáo khẳng định rằng không thể có sự bất hòa giữa các nhà khoa học và tôn giáo. Nhưng đã có không ít các nhà khoa học bị bức hại bởi lý thuyết khoa học của họ bị cho là dị giáo, phù thủy. Dưới đây là những nhà khoa học có mâu thuẫn với Giáo hội và đã bị sát hại dã man.

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 1

Roger Bacon

Roger Bacon (1220-1292) là một triết gia người Anh và là một nhà khoa học tự nhiên tài năng, được coi là một trong những người tiên phong của "phương pháp khoa học" và được ghi nhận vì những quan sát thực nghiệm của ông.

Tác phẩm vĩ đại nhất của ông là Opus Major, bao gồm các phương pháp nghiên cứu toán học, quang học, thuật giả kim và thiên văn, với các lý thuyết về vị trí và kích cỡ của các thiên thể. Bacon đã bị chính quyền giáo hội giam giữ vào khoảng năm 1279 và đã chết trong khi đang bị bắt.

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 2

Bacon là một trong những người ưa thích tìm hiểu về tôn giáo thời Trung cổ. Từ chối tất cả mọi thứ từ chủ nghĩa triết học kinh viện đến lịch Julian để chấp nhận học thuyết Công giáo về thẩm quyền của Giáo hội, Bacon đã nảy sinh sự hoài nghi về chế độ giáo hội.

Ông bị cầm tù năm 1279 vì đã xuất hiện tư tưởng chống đối giáo hội và suốt cuộc đời bị buộc ở trong trại giam tại Franciscan, nơi ông cuối cùng bị chết trong tù. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng ông không bị bức hại vì những ý tưởng khoa học hay những lý thuyết khoa học của mình, mà vì đã lăng mạ các giáo sĩ trong cuốn Compendium Studii Philosophiae xuất bản năm 1271 của ông.

Cecco d 'Ascoli

Cecco d 'Ascoli (1257-1327) là một nhà bách khoa toàn thư, bác sĩ và chuyên gia người Ý chuyên về toán học và thiên văn học. Ông là một giáo sư về thiên văn tại Đại học Bologna và là một nhà thiên văn học nổi tiếng khi phát hiện ra một miệng núi lửa đặt trên mặt trăng. Ông bị cho là dị giáo và bị thiêu chết tại Florence, ông là giáo sư đại học đầu tiên bị kết án tử hình bởi giáo hội.

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 3

Giống như Bacon, Ascoli được biết đến như là một người hoài nghi tôn giáo, người đã tránh học thuyết của Giáo hội để ủng hộ các sự kiện khoa học. Ông bị buộc tội vì "căm ghét" tôn giáo và vì sự cống hiến của ông cho khoa học thực nghiệm. Ông bị thiêu cháy vào năm 1327 như là một ví dụ điển hình để ngăn chặn các giáo sư đại học thời đó không nên quá quyết đoán trong việc thúc đẩy lý thuyết khoa học.

Michael Servetus

Michael Servetus (1509-1553), được biết đến là một bác sĩ Tây Ban Nha, nhà thần học, người lập bản đồ, và học giả người Mỹ. Chuyên môn của ông trải dài trong nhiều lĩnh vực; ông đã viết các luận án về toán học, thiên văn học, khí tượng học, địa lý, giải phẫu người, dược phẩm và dược học, cũng như bài luận án và làm thơ.

Năm 1553, ông bị Tòa án Inquisition kết án tử hình ở Vienna, mặc dù cuối cùng ông lại bị người Calvin giết chết ở Geneva vào cuối năm đó.

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 4

Servetus không phải là một người hoài nghi tôn giáo. Ông chỉ bác bỏ các nguyên lý của tín ngưỡng Công giáo và Tin Lành. Bởi vì ông là một người theo phái Unitarian, ông cũng bác bỏ học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Servetus tin rằng học thuyết về Ba Ngôi đại diện cho tham nhũng ngoại giáo được đưa vào đức tin Kitô giáo thông qua các triết gia Hy Lạp. Ông hy vọng ý tưởng của ông sẽ giúp thanh lọc Kitô giáo, như ông đã tranh luận trong 1553 cuốn Phục hồi Cơ đốc giáo của mình.

Nhà cầm quyền giáo hội ở Vienne (và người Calvin ở Geneva) không thể chấp nhận thách thức đặt ra cho các tín đồ của họ bằng các tư duy khoa học của Michael. Thay vì đối phó với các lập luận hoài nghi của ông một cách hợp lý, họ đã biến Michael Servetus trở thành một người tử vì khoa học.

Lucilio Vanini

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 5

Nhà triết học và bác sĩ Lucilio Vanini (1585-1616) là một người Công giáo và đã được ghi nhận là học giả thời kỳ cuối Phục hưng. Ông là một kẻ đối lập chính trị với các giáo hoàng, và được biết đến như một người đề xướng sớm về một số hình thức tiến hóa từ loài linh trưởng.

Ông đã từng rời bỏ Giáo hội vì chủ nghĩa Anh giáo nhưng sau đó trở lại đức tin.Vanini là một trong những nhà tự nhiên học vĩ đại đầu tiên, người đã cho rằng các sự kiện siêu nhiên tác động tới trí tưởng tượng của con người. Chủ nghĩa tự nhiên của ông đã khiến cho ông gặp mâu thuẫn với các nhà cầm quyền của Giáo Hội, những người đã truy đuổi ông ta từ thành phố này đến thành phố khác cho đến khi ông bị buộc phải dùng căn cước giả mạo.

Ngay cả điều này cũng không thể cứu ông ta khỏi cuộc truy nã, săn đuổi điên rồ, cuối cùng ông được tìm thấy, bị chết trong một hoàn cảnh vẫn được coi là bí ẩn vào năm 1619. Nhưng dư luận thời đó cho là ông bị các nhà chức trách ở Toulouse hạ sát vì tội báng bổ và dị giáo. Ông bị bóp cổ chết, cắt lưỡi và cơ thể bị đốt cháy.

Tommaso Campanella

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 6

Đô đốc Dominican Tommaso Campanella (1568-1639) là một nhà chiêm tinh, triết gia và nhà thơ Ý. Ngay từ đầu sự nghiệp văn thư của mình, ông trở nên bất mãn với tư tưởng Aristotle và trở thành người đề xướng chủ nghĩa kinh nghiệm mới. ông bị giam giữ trong một thời gian ngắn bởi tòa án Inquisition vì tham gia vào việc suy đoán chiêm tinh.

Sau đó ông được thả ra nhưng đã bị bắt giữ ở Calabria, bị tra tấn, và đã phải ở tù trong hai mươi sáu năm. Cuối cùng ông được thả ra để tham gia vào phiên tòa của Đức giáo hoàng Urban VIII và đã có một số sự liên hệ sâu xa trong vụ Galileo. Vì tuổi tác đã cao, lại gặp rắc rối chính trị, Tommaso phải lưu vong đến triều đình Louis XIII tại Pháp, nơi ông qua đời vào năm 1639.

Theo nhiều thông tin, vụ tra tấn và giam cầm của Campanella là do những hoạt động chính trị cực đoan chứ không phải những ý tưởng khoa học của ông.

Kazimierz Lyszczynsk

Những thiên tài thời Trung Cổ bị hành hình dã man - Ảnh 7

Kazimierz Lyszczynsk (1634-1689) mặc dù không phải là một nhà khoa học nổi tiếng, ông chỉ là một người lính Ba Lan và quý tộc, nhưng cũng là một học giả nghiệp dư và triết gia. Lyszczynsk được giáo sĩ dòng Tên đào tạo nhưng sau đó đã trở thành một đối thủ của Hiệp hội.

Ông bị bắt và buộc tội chủ nghĩa vô thần và báng bổ dựa trên bản thảo vô thần được cho là có tựa đề "Về sự không tồn tại của Thiên Chúa". Ông bị lên án và bị chặt đầu vào năm 1689 sau khi bị cắt lưỡi và bị thiêu xác.

Trăm cái tên hợp phong thủy 2018, mang lại may mắn cả đời cho con

Các mẹ phải chọn cho con một cái tên thật hay và không phạm phải các điều cấm kỵ phong thủy thì sự may mắn và tài lộc mới đến trọn vẹn nha!

Bé gái của em được dự sinh vào cuối tháng 2 năm nay nè các mẹ. Sắp đến ngày “vỡ chum” nên hồi hộp phết các mẹ ơi! Sau khi lục tung các diễn đàn, vợ chồng em cũng đã “bỏ túi” được một số cái tên khá ưng ý cho con.

Tin mới