Xem toàn bộ ảnh
Dự án bệ phóng trên không của Trung Quốc hiện vẫn còn đang nằm trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên một số thông tin của bệ phóng này đã được phía nhà thầu là Tập đoàn Công nghiệp và Công nghệ Hàng không Trung Quốc công bố. Nguồn ảnh: Sina. |
Theo đó, lực nâng tối đa mà chiếc bệ phóng trên không của Trung Quốc (hiện vẫn chưa được đặt tên chính thức) có thể đạt được sẽ lên tới khoảng từ 100-150 tấn. Nguồn ảnh: Sina. |
Với lực nâng lớn như vậy, chiếc bệ phóng trên không tái sử dụng được nhiều lần này được cho là sẽ trở thành một phương tiện giúp Trung Quốc có khả năng chạy đua vào không gian, bắt kịp tốc độ của Nga và Mỹ trong cuộc đua thám hiểm vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina. |
Theo các thông số kỹ thuật được nhà sản xuất công bố, bệ phóng trên không của Trung Quốc có thể đưa các vật thể bay nhân tạo như tàu con thoi, vệ tinh hoặc kính viễn vọng lên độ cao khoảng 30 đến 40 km trước khi tách ra và quay trở lại trái đất. Nguồn ảnh: Sina. |
Sau khi được tách ra từ chiếc bệ phóng trên không, những vật thể bay kể trên sẽ tận dụng động năng có sẵn để bay vào quỹ đạo đã định còn bệ phóng trên không sẽ quay trở lại, hạ cánh ở trái đất. Nguồn ảnh: Sina. |
Trước đây, chi phí phóng các vật thể nhân tạo vào vũ trụ là rất lớn, một phần là do các tên lửa đẩy chỉ có khả năng sử dụng một lần cực kỳ tốn kém. Hiện tại, công ty SpaceX của Mỹ là tập đoàn duy nhất trên thế giới sở hữu công nghệ thu hồi-tái sử dụng tên lửa đẩy. Ảnh: Tên lửa đẩy hạ cánh trở lại Trái Đất sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Nguồn ảnh: Sina. |
Toàn bộ quy trình cất cánh, đưa vệ tinh vào quỹ đạo, lộn ngược và hạ cánh trở lại Trái Đất của tên lửa đẩy tái sử dụng. Nguồn ảnh: Sina. |
Mới đây, phía Mỹ cũng đã cho ra mắt bệ phóng trên không Stratolaunch 351 với khả năng mang theo những kiện hàng nặng tới 250 tấn vào vũ trụ. Với hệ thống này, không những các vệ tinh nhân tạo, tàu con thoi hay kính viễn vọng mà ngay cả các quả tên lửa hành trình cũng có thể được đưa vào quỹ đạo Trái Đất và có thể điều khiển quay trở lại tấn công mục tiêu trên mặt đất bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Sina. |
Toàn cảnh quy trình đưa vật thể bay nhân tạo vào quỹ đạo và quay trở lại Trái Đất của bệ phóng trên không Stratolaunch 351. Hy vọng, cuộc đua vào vũ trụ với sự có mặt của Trung Quốc sẽ trở nên hấp dẫn hơn nữa, mang lại thêm nhiều thành tựu tiến bộ cho nhân loại. Nguồn ảnh: Sina. |