“Chết cười” xem cún yêu kiên nhẫn làm bệnh nhân của bé

(Kiến Thức) - Tuy không thích thú nhưng chú chó sục Bun vẫn ngồi yên để cô chủ nhỏ thực tập nghề bác sĩ.

“Chết cười” xem cún yêu kiên nhẫn làm bệnh nhân của bé
Đây là đoạn video được tải lên bởi Manuel Ruiz, trong đó ghi lại cảnh một cô bé đáng yêu tập làm bác sĩ đang khám bệnh cho một bệnh nhân là chú chó sục Bun của mình.
Chet cuoi xem cun yeu kien nhan lam benh nhan cua be
 Chú chó kiên nhẫn làm bệnh nhân của cô chủ nhỏ. 
Toàn bộ quá trình khám bệnh khá “kỹ lưỡng”. Chú chó không chỉ được tiêm mà còn được khám tai, đo nhịp tim bằng ống nghe. Dù tỏ vẻ khá miễn cưỡng nhưng chú vẫn kiên trì để cô chủ nhỏ thoải mái thực tập tay nghề. 
Xem clip: Cún yêu kiên nhẫn làm bệnh nhân của bé 
Được biết, chó sục Bun nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và khả năng săn mồi nhạy bén, là loài nguy hiểm đối với các động vật nhỏ. Thế nhưng, chú chó này lại chịu ngồi yên cho cô chủ nhỏ chơi trò bác sĩ – bệnh nhân, thể hiện sự trung thành của nó đối với chủ.

Khi cún yêu bị biến thành thảm họa

(Kiến Thức) - Với gu thẩm mỹ “độc đáo”, nhiều chủ nhân đã không ngại ngần biến thú cưng của mình trở nên kỳ quặc đến tức cười.

Khi cún yêu bị biến thành thảm họa
Chú chó này được trang điểm trở thành chiếc cầu vồng cực kỳ lộng lẫy.
 Chú chó này được trang điểm trở thành chiếc cầu vồng cực kỳ lộng lẫy.

Bộ ảnh siêu dễ thương của thú cưng và cậu chủ nhỏ

(Kiến Thức) - Những hình ảnh đầy ngộ nghĩnh, đáng yêu về tình bạn của trẻ và thú cưng khiến người xem không khỏi thích thú.

    Bộ ảnh siêu dễ thương của thú cưng và cậu chủ nhỏ
    Thơm trộm "em cún yêu".
     Thơm trộm "em cún yêu". 

    Những khám phá nghe hoang đường nhưng có thực về động vật

    (Kiến Thức) - Chó phát hiện được ung thư, động vật dự báo động đất, gấu túi có vân tay giống người… là những điều khó tin nhưng có thực của động vật.

    Những khám phá nghe hoang đường nhưng có thực về động vật
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat
    Chó có khả năng phát hiện ung thư. Bệnh ung thư làm cho cơ thể bệnh nhân giải phóng một loại chất hữu cơ đặc biệt, và loài chó cảm nhận được mùi thông qua chiếc mũi có 220 triệu tế bào khứu giác của nó. Con chó có thể đánh hơi được nhiều căn bệnh ung thư khác nhau. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-2
    Động vật có thể dự báo động đất. Giác quan nhạy bén của động vật có thể giúp chúng dự đoán thiên tai sắp xảy ra như động đất, bão lớn. Sau nhiều kết quả khảo sát, các nhà khoa học tin rằng động vật có khả năng phát hiện các chấn động nhỏ hay những thay đổi trong khí quyển khi các trận động đất sắp xảy ra. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-3
    Voi có trí nhớ siêu phàm. Voi là loài động vật có vú có bộ não lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy những con voi vẫn nhớ khuôn mặt bạn bè của nó cho dù đến hàng thập kỷ nó không gặp lại nhau. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-4
    Cá sấu có thể khóc như một đứa trẻ. Khi một ai đó giả vờ cảm thấy hối hận và chảy nước mắt, chúng ta thường ví đó như “nước mắt cá sấu”. Câu nói này có nguồn gốc từ một giai thoại rằng loài bò sát khóc khi chúng ăn thịt người. Hiện tượng cá sấu nhỏ nước mắt trong khi chúng đang ăn là có thật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đó là do khi cá sấu nhai, không khí được đẩy vào xoang hòa lẫn với nước mắt ở trong tuyến lệ của loài, làm cho toàn bộ lượng nước trong đó đổ hết vào mắt, và tạo nên hiện tượng cá sấu khóc. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-5
    Gà có thể thay đổi giới tính. Gà mái có một buồng trứng hoạt động ở bên trái và một tuyến sinh dục không hoạt động ở bên phải. Nếu con gà phát triển một khối u hoặc u nang, hoạt động của buồng trứng trái có thể thoái hóa và không hoạt động. Đáp lại, các tuyến sinh dục vốn không hoạt động có thể trở nên tích cực và thay đổi giới tính thành gà trống. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-6
    Gấu túi có dấu vân tay giống con người. Dấu vân tay của gấu túi giống con người tới mức kính hiển vi điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được. Trong khi đó họ hàng gần của gấu túi như chuột túi hay kangaroo đều không có dấu vân tay. Cách giải thích tốt nhất cho nguồn gốc của dấu vân tay là sự thích ứng về mặt cơ sinh học để cầm nắm đồ vật của loài này, nhưng giải đáp này vẫn gặp phải nhiều tranh cãi. 
    Nhung kham pha nghe hoang duong nhung co thuc ve dong vat-Hinh-7
    Kiến “zombie” thực sự có tồn tại. “Zombie” là các xác chết sống lại, không còn bất cứ suy nghĩ gì ngoài mong muốn tấn công người sống để ăn thịt, nhưng đừng lo lắng, kiến “zombie” không đáng sợ đến nỗi vậy, thực chất nó là do một loại nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps đã xâm nhập và điều khiển chức năng thần kinh biến kiến thành zombie. Những chú kiến zombie sẽ bị sai khiến, đi lang thang khắp nơi và sẵn sàng cắn xé bất cứ loài vật nào mà nấm ra lệnh.

    Tin mới