Từ căn cứ tôn giáo
Trong mỗi chúng ta, hẳn đã ít nhất 1 lần đặt câu hỏi cho chính mình rằng sau khi chết thì ra sẽ như thế nào hoặc ta sẽ đi về đâu sau khi chết. Thực ra từ khi con người biết tri giác đã tự hỏi “tôi sẽ đi về đâu sau khi chết?”. Chính khi đi trả lời câu hỏi đó, đã hình thành nên các tôn giáo. Một điều đáng lưu ý là dù ở phương Tây hay phương Đông đều tin rằng có 1 thế giới khác sau khi con người rời bỏ cuộc sống.
Cả Phật giáo và Thiên Chúa Giáo đều cho rằng con người sau khi chết sẽ được lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục tùy vào sự tu dưỡng của họ khi còn sống. Người Việt Nam ta, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của các tôn giáo về thế giới bên kia, bản thân chúng ta cũng đã có 1 tín ngưỡng thể hiện niềm tin rằng chết chưa phải là hết. Đó là tục thờ cúng tổ tiên. Người Việt tin rằng, ông bà, cha mẹ mất đi nhưng vẫn luôn luôn dõi theo con cháu để phù hộ cho con cháu.
Ở nước ta, Phật giáo đã lưu truyền cả nghìn năm nên phần lớn người Việt theo hoặc ảnh hưởng Phật giáo. Do vậy, trong quan niệm về thế giới bên kia chúng ta cũng chịu ảnh hưởng theo quan niệm của đạo Phật. Kinh Địa Tạng của nhà Phật mô tả rất rõ ràng về cõi Âm phủ với các tầng địa ngục. Tương ứng, trong dân gian những câu dạng như: “Đứa nào chửi mẹ chửi cha, chết xuống âm phủ leo ba cầu vồng” hẳn là nhiều người đã được nghe ông bà mình kể.
Tranh mô phỏng quang cảnh ở điện Diêm Vương thứ nhất. |
Điện đầu tiên là Tần Quảng Vương coi sổ sách sinh tử. Khi hồn được dẫn đến cửa điện này, nếu là người có làm việc thiện thì được đưa đi vãng sanh ngay còn như có tội trạng thì được đưa tới Nghiệt kính đài. Tại đây hồn được đứng trước gương, mọi tội lỗi khi còn sống sẽ hiện trong gương. Sau đó các hồn này sẽ bị quỷ sứ dẫn đi các cửa điện Diêm Vương tiếp theo để xét tội trạng theo từng lĩnh vực như hiếu thảo, cư xử với mọi người, có phỉ báng thánh thần hay không…Cho đến điện thứ 10 là điện của Chuyển Luân Vương. Khi đến được đây là các hồn đã chịu đủ các hình phạt tại 9 điện trước, đã trả hết nghiệp chướng và được chuyển đi đầu thai tiếp.
Tranh minh họa cảnh quỷ sứ đang trừng phạt các vong hồn có tội. |
Hoặc có địa ngục từng bựng lửa lớn bay tấp vào người tội, hoặc có địa ngục toàn cả thuần là băng giá, hoặc có địa ngục đầy vô hạn đồ phẩn tiểu, hoặc có địa ngục lao gai chông sắt, hoặc có địa ngục đâm nhiều giáo lửa…”.
Dưới góc nhìn nguyên tử học
Không rùng rợn, đáng sợ như trong kinh sách tôn giáo, cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, mô tả về cõi chết rất nhẹ nhàng như sau: “Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tùy theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tùy theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi.
"Hành trình về phương Đông". Ảnh: Firstnews.com.vn. |
Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bã xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằn và thường tìm cách trở về cõi trần.
Tùy theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi mổ xẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài ma tìm cách hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa.
Vì không được thỏa mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới tương ứng khác. Tùy theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Ngày nay, khoa học không gian đã bay được lên không gian, đã nhìn được hết lòng đất, lòng biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa một lần nhìn thấy được thiên đường hay địa ngục. Mặc dù vậy, khoa học đã tin và chứng minh được hiện tượng thần giao cách cảm, tin vào điện trường sinh học cùng nhiều vấn đề mà trước đây người ta cho là huyền hoặc. Bài viết này không nhằm tuyên truyền dị đoan hay dọa dẫm ai mà chỉ muốn chia sẻ đến công chúng một vài quan điểm đã xuất hiện trong lịch sử tư tưởng của con người về một chủ đề đó là “Thế giới bên kia”.
Hành Trình về phương Đông là cuốn sách được đăng tải trên trang mạng về Phật giáo – Quangduc.com. Theo lời giới thiệu, nội dung cuốn sách viết về một đoàn nhà khoa học Anh được cử sang Ấn Độ để nghiên cứu về những sự kiện huyền bí. Sau 4 năm nghiên cứu, đoàn khoa học trở về Anh quốc, mang theo những điều họ đã mắt thấy tai nghe ở xứ Ấn nhưng bị phản đối quyết liệt và bị cấm không được tuyên bố thêm về những gì đã thấy. Mặc dù vậy trưởng phái đoàn, giáo sư Spalding đã cho xuất bản bộ sách, Life and teachings of Masters of the East ghi lại những sự kiện mà ông và đoàn khoa học của ông đã gặp. Cuốn Hành trình về phương Đông mà trang Quangduc.com đăng lên được giới thiệu là một phần cuốn hồi ký của Spalding do dịch giả Nguyên Phong chuyển ngữ.
Tuy nhiên, có người cho rằng cuốn sách này thực chất là phóng tác của Nguyên Phong vì ngay trang Bairdtspalding.org cũng khẳng định rằng giáo sư Spalding không viết 1 cuốn sách nào có tên là Hành trình về phương Đông. Mặt khác nội dung cuốn sách cũng không trùng khớp với tiểu sử của giáo sư Spalding.
Cuốn sách miêu tả Spalding sinh ra tại nước Anh vào năm 1857 và khởi hành chuyến viếng thăm Ấn Độ từ Anh là không có thật. Spalding không phải là giáo sư hay tiến sĩ và hồ sơ tại các trường Cornell, Stanford và Berkeley không có tên ông đăng ký học. Nếu như có một chuyến đi do các trường đại học tài trợ thì hồ sơ của nó chắc vẫn còn tồn tại nhưng Bairdtspalding.org thông báo đã không tìm được manh mối nào cho thấy có một sự kiện như thế diễn ra.
Mặc dù vậy, chính trên trang Bairdtspalding.org cũng công nhận rằng tác phẩm này rất hấp dẫn và đáng đọc. Cho đến hiện nay đã có hai phiên bản tiếng Anh của cuốn sách này và nó được độc giả phương Tây đón nhận rất nồng nhiệt. |