Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.

"Sân thượng nhà tớ như một nông trại. Tất cả là do bố tớ trồng và nuôi”. Hai cậu con trai của anh Hà Giang (La Khê, Hà Đông, Hà Nội) vẫn thường khoe với các bạn về "công trình" tâm huyết của bố như thế.
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'
Nhìn từ trên cao, căn nhà của anh Giang nổi bật nhờ khu vườn sum sê 

Anh Giang là một kỹ sư. Năm 2020, trong thời gian nghỉ tại nhà vì dịch Covid-19, anh tự thiết kế và làm khu vườn sân thượng. Chi phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Sân thượng được gia cố bằng khung sắt, thép, chia làm hai sàn, mỗi sàn 50m2.

"Từ ngày có khu vườn, cuộc sống của gia đình tôi thay đổi tích cực hơn. Gia đình có nơi giải trí sau giờ học, giờ làm, có nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon. Tôi cũng có duyên kết nối với nhiều gia đình để chia sẻ kinh nghiệm làm vườn sân thượng”, anh Hà Giang cho biết.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-2
Anh Giang thu hoạch bầu từ khu vườn sân thượng 

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.

“Tôi đã trao đổi với kĩ sư thiết kế ngôi nhà để tính toán kĩ trọng lượng, kết cấu phù hợp cho khu vườn”, anh cho hay.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-3
Sân thượng được gia cố để trồng rau, nuôi cá 

Hai vợ chồng đều bận công tác, đồng thời phải chăm sóc mẹ già, con thơ nên từ khi bắt đầu thực hiện, anh Giang đã tìm các giải pháp để việc làm vườn trở nên đơn giản, hiệu quả nhất.

"Khu vườn có hệ thống tự động tưới nước, tự động làm phân hữu cơ, tự động bắt sâu. Chúng tôi mất rất ít thời gian để chăm sóc. Tôi gọi đây là khu vườn dành cho người lười", anh Giang hài hước.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-4
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-5
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-6
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-7
Vườn rau đa dạng, mùa nào thức nấy 

Anh Giang cho biết, anh làm vườn theo triết lý nông nghiệp tự nhiên của Masanobu Fukuoka, người được coi là "ông tổ của nền nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản" và là tác giả cuốn "Cuộc cách mạng một cọng rơm".

Theo đó, anh tập trung cải tạo đất để tạo nên một hệ sinh thái vườn cân bằng và bền vững, nói không với phân bón, thuốc trừ sâu.

Đất trồng được áp dụng các nguyên tắc như: Không đào xới phá vỡ cấu trúc tự nhiên, không để đất trống, luôn trồng cây che phủ, trồng cây đa dạng, không phân luống, sử dụng phân bón tự nhiên và tái tạo hữu cơ.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-8
Đất trồng sử dụng 100% phân hữu cơ như bã đậu, phân bò, phân gà và rác nhà bếp 

Khu vườn có sự kết hợp của ba mô hình vườn khác nhau gồm Aquaponics (tích hợp nuôi thủy sản và trồng thủy canh dựa trên nguyên tắc sản xuất trong tự nhiên), Wicking bed (mô hình tưới rau tự động theo nguyên tắc thẩm thấu) và tháp trồng cây hữu cơ.

Chất thải từ khu vực nuôi cá được chuyển hóa thành nitrat - nguồn phân bón cho rau. Dưới hệ thống bồn trồng cây, anh Giang lắp đặt đường ống ngầm chứa nước. Nước sẽ ngấm dần từ dưới đáy bồn vào đất, trở thành cách tưới tự động.

Với cách tưới này, mặt trên của bồn không quá ẩm ướt, úng nước mà luôn khô ráo, nhờ đó hạn chế nấm mốc, sâu bệnh. Đồng thời, với thiết kế đáy bồn chứa nước ngầm, các chất hữu cơ được giữ lại và thấm ngược vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-9
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-10
Chất thải từ khu vực nuôi cá được chuyển hóa thành nitrat 

Ở các bồn trồng cây, anh Giang đặt thùng làm phân "tự động” và thả trùn quế. Chiếc thùng được đục lỗ nhỏ xung quanh thân và đáy. Hàng ngày, gia đình sử dụng rác thải nhà bếp như vỏ củ quả để thả vào thùng.

Sau khi ủ, rác phân hủy, ngấm ra ngoài, tạo thành thức ăn cho trùn quế. Loại phân này "tự động" làm đất thêm dinh dưỡng, tơi xốp.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-11
Những chiếc thùng ủ rác thải nhà bếp thành phân bón 

Đất trồng cây có nhiều thành phần hữu cơ như: Đất sạch, phân bò, phân gà, bã đậu, phân chim…

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-12
Chi phí xây dựng khu vườn vào năm 2020 khoảng 200 triệu đồng 

Sau vài năm đi vào sử dụng, khu vườn có dấu hiệu xuống cấp. Cuối năm 2024, anh chi 400 triệu đồng để cải tiến khu vườn, tăng tính thẩm mỹ.

"Trước đây tôi không chú ý đến tính thẩm mỹ nên khu vườn chưa thực sự đẹp. Trước dịp Tết, tôi quyết định cải tạo vườn để làm món quà tặng gia đình”, anh Giang nói.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-13
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-14
Sàn 1 của khu vườn sân thượng là nơi nuôi gà, chim, bể cá. 

Để khu vườn xanh tốt, anh Giang đặc biệt chú trọng chất lượng đất trồng. Trong lần cải tạo này, anh đã mua 10 tấn "rác" gồm 7 tấn bã đậu, 2 tấn phân bò, 1 tấn đầu, lòng cá và thuê máy tời điện, kéo lên sân thượng.

10 tấn nguyên liệu được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh do anh Giang tự chế tạo để ủ, chuyển hóa thành dinh dưỡng bón cho đất trồng cây.

Anh Giang rất chú trọng nguyên tắc nuôi trồng tự nhiên. Ví dụ như với hồ cá Koi, anh trồng xung quanh các loại cây có khả năng lọc nước tốt. Cây xanh giúp điều hòa để nước ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-15
 Hồ cá cảnh trong khu vườn

Trong khu vườn có chuồng gà, chuồng chim. Để không phát sinh mùi hôi, anh Giang nuôi số lượng ít, mật độ thấp.

“Đàn gà được nuôi trực tiếp trên đất. Trong đất có vi khuẩn, vi sinh có lợi cho gà. Xung quanh trồng cây để hấp thụ phân gà thải ra, hạn chế tối đa mùi hôi”, anh cho hay.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-16
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-17
Khu vực nuôi gà, nuôi chim. 

Các bồn trồng cây được cải tiến thành bồn 2 tầng: Tầng trên trồng rau xanh, tầng dưới trồng cây leo giàn. Thay vì bồn bọc tôn như trước đây, anh Giang thay bằng vật liệu nhựa composite sợi thủy tinh.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-18
Sàn tầng hai là nơi đặt các bồn trồng rau xanh, cây leo giàn, nuôi cá Koi 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-19
 
Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-20
Các bồn trồng cây được cải tiến thành bồn 2 tầng để tối ưu diện tích 

Từ ngày có "nông trại sân thượng", gia đình anh Giang rất ít khi phải ra chợ mua cá, mua trứng gà và rau xanh. Đây còn trở thành không gian để đón bạn bè, người thân tới thu hoạch rau trái, vui chơi.

Chi 400 trieu de cai tao 'nong trai san thuong'-Hinh-21
Anh Giang rất hạnh phúc khi được chăm chút khu vườn của gia đình 

Ngắm không biết chán hình ảnh tuyệt đẹp Hà Nội sáng chớm thu

Hà Nội cứ mỗi độ vào thu lại khiến con người ta có cảm giác xao xuyến, bâng khuâng bởi nét trong trẻo, tinh khôi của thời tiết giao mùa.

Ngam khong biet chan hinh anh tuyet dep Ha Noi sang chom thu
Mùa Thu có lẽ là "đặc sản" gây thương nhớ du khách khi đến Hà Nội. Khi sự nóng bức của mùa hạ đang dần đi qua nhường chỗ cho những cơn gió heo may của nàng thu ghé đến, chỉ cần dạo một vòng quanh phố phường cũng đủ để lòng cảm thấy xuyến xao, yêu thêm mảnh đất thủ đô. 

Loạt đặc sản Hà Nội mùa thu làm khách du lịch khó bỏ qua

Hà Nội đang dần nói lời tạm biệt với mùa hè, khoác lên mình "tấm áo" mùa thu với hương sắc dịu dàng của xôi cốm làng Vòng, của gánh xe hoa dọc phố Phan Đình Phùng, của hoa sữa bung nở đưa hương.

Loat dac san Ha Noi mua thu lam khach du lich kho bo qua
Không phải ngẫu nhiên mà mùa thu Hà Nội trước giờ vẫn được gọi là mùa lãng mạn nhất trong năm. Chỉ đôi tháng ngắn ngủi nhưng thu Hà Nội luôn để lại lòng người sự xao xuyến, vấn vương. Khi những con đường bắt đầu trải lá vàng lác đác, thời tiết bắt đầu dịu đi sự nóng bức, trong không khí vẩn vương hương hoa sữa thì lúc đó, hồi chuông báo hiệu nàng thu sang đã rung lên. (Ảnh: Quang Vũ)

Bất ngờ với diện mạo mới của ga Hà Nội

Ga Hà Nội là một nhà ga đầu mối quan trọng kết nối 5 tuyến đường sắt trên cả nước, cũng là công trình gắn bó với nhiều thế hệ người dân Hà Nội.

Ông Lê Khắc Huy ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đi tàu hỏa ra Hà Nội. Ông thật ngỡ ngàng trước diện mạo mới của ga Hà Nội, không chỉ cảnh quan đẹp mà nơi đây còn trở thành điểm thăm quan trải nghiệm không gian văn hóa nghệ thuật, tìm hiểu những giá trị lịch sử của ngành đường sắt gắn liền với lịch sử của thủ đô và đất nước.
Ông Huy chia sẻ : "Tôi cảm nhận rằng Hà Nội đã sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở đây. Điều đặc biệt là khi đến với ga Hà Nội vào những ngày này, tôi được tham quan những không gian văn hóa. Tôi nghĩ rằng đây là một điểm sáng về văn hóa, không những là nơi để giúp cho hành khách đi lại mà còn là một cái địa chỉ để chúng ta tham quan về văn hóa. Tôi mong rằng trong thời gian tới thì ra Hà Nội tiếp tục phát huy những thành quả của mình, thực sự là một điểm sáng tin cậy về văn hóa đối với hành khách cả nước và hành khách quốc tế".

Tin mới