Ông Nguyễn Đức Tài đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu MWG. Ảnh: VTC. |
Ông Nguyễn Đức Tài đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu MWG. Ảnh: VTC. |
Tuy nhiên, trước đó, sự tăng trưởng thần tốc của Thế Giới Di Động cũng là một câu chuyện ly kỳ.
Năm 2004, ông Nguyễn Đức Tài góp 700 triệu đồng để thành lập Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động (MWG). Từ cửa hàng đầu tiên tại 89A Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), sau khoảng thời gian 13 năm, Thế Giới Di Động đã sở hữu gần 1000 siêu thị.
Thương hiệu Thế Giới Di Động đang sở hữu gần 1000 siêu thị trên toàn quốc. Ảnh ICT News. |
Ngoài sự tăng trưởng vượt bậc của thương hiệu Thế Giới Di Động, ông Tài và những cộng sự của mình cũng rất thành công với chuỗi siêu thị Điện máy Xanh. Riêng trong năm 2016, Điện máy Xanh đã mở thêm tới 142 siêu thị mới. Tổng cộng cả 2 hệ thống bán lẻ điện thoại mà điện máy, ông Tài và các cộng sự đang nắm giữ trong tay gần 1200 siêu thị, vươn lên trở thành một trong 3 công ty hàng đầu Việt Nam về bán lẻ thiết bị gia dụng và điện tử, giá trị thương hiệu ước đạt hơn 1 tỷ USD.
Cùng với sự phát triển thần tốc về quy mô doanh nghiệp, cổ phiếu của Thế Giới Di Động cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từ mức hơn 80 nghìn đồng thời điểm lên sàn (2014), cổ phiếu của doanh nghiệp này đã tăng lên mức gần 110 nghìn đồng vào thời điểm hiện nay.
Những ngày đầu, ông Nguyễn Đức Tài đã nắm giữ vai trò đầu tàu, chèo lái con tàu Thế Giới Di Động. Ông Tài là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh, từ duyệt mặt bằng, đàm phán với nhà cung cấp, tuyển dụng cho đến quyết định giá cả bán ra.
Hiện tại, vai trò CEO đã được ông Tài chuyển giao cho ông Trần Kinh Doanh nhưng ông Tài vẫn là cổ đông lớn nhất sở hữu cổ phiếu MWG với hơn 38 triệu cổ phiếu, chiếm gần 13% sở hữu, tương đương hơn 3.800 tỷ đồng.
Với khối tài sản hiện có, ông Nguyễn Đức Tài đã vượt qua một đại gia khác là ông Đoàn Nguyên Đức để vươn lên đứng ở vị trí người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán.
Ông Nguyễn Đức Tài, người giàu thứ 4 sàn chứng khoán. Ảnh: VTC News. |
Những cộng sự của ông Tài từ khi khi khởi nghiệp là các ông Trần Lê Quân, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng cũng đều trở thành những triệu phú đô la nếu quy đổi số cổ phiếu đang nắm giữ ra tiền.
Ông Trần Kinh Doanh, CEO hiện thời của Thế Giới Di Động cũng đang nắm giữ 1 triệu cổ phiếu công ty, tương đương 98,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng thần tốc của Thế Giới Di Động cũng như tài sản cá nhân dường như vẫn chưa làm hài lòng ông Nguyễn Đức Tài và các cộng sự.
Gần đây, xuất hiện rất nhiều tin đồng về việc Thế Giới Di Động sẽ thâu tóm thương hiệu điện máy Trần Anh để tiếp tục mở rộng thị phần của mình. Tin đồn đó đang ngày càng có cơ sở khi ngày 20/8, tới đây Trần Anh sẽ tổ chức đại hội cổ đông, và việc chuyển nhượng là một trong các nội dung sẽ được nêu ra. Trước đó, trên báo chí, ông Nguyễn Đức Tài cũng cho biết đang chuẩn bị gửi thư cho cổ đông xin ý kiến duyệt số tiền 2.500 tỷ đồng chốt việc mua lại các chuỗi điện máy và dược phẩm.
Cùng với tin đồn về việc thâu tóm Trần Anh, việc trở thành nhà phân phối sản phẩm Bphone 2017 của Bkav cũng đang khiến Thế Giới Di Động được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Thế nhưng, ngay trong ngày sản phẩm Bphone 2017 ra mắt (8/8), cổ phiếu của Thế Giới Di Động đã giảm 2% và đang được giao dịch ở mức 107 nghìn đồng/cổ phiếu.