Chỉ nhìn vào giày dép, dáng đi cũng lộ ra bệnh tật

Nhiều vấn đề sức khỏe có thể được bộc lộ thông qua dáng đi và cả độ mòn của giày dép.

Chúng ta đi lại, sử dụng giày dép mỗi ngày nhưng ít ai có thói quen kiểm tra chúng thường xuyên, trừ khi phát hiện sự khó chịu hay giày dép hư hại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe thì những bất thường như độ mòn ở giày dép, dáng đi có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe mỗi người.
4 kiểu mòn giày dép cảnh báo trước nhiều vấn đề sức khỏe
Giày dép đi lâu cũng sẽ bị mòn, nhưng nếu phát hiện giày dép của bạn mòn theo 4 kiểu dưới đây thì nên cẩn trọng!
Mòn mặt trong của đế:
Mặt trong của đế giày dép là mặt đối xứng giữa 2 bàn chân, thường chạm như khi chụm 2 bàn chân lại. Nó có thể được gây ra bởi chân vòng kiềng nặng hoặc tình trạng bàn chân phẳng, thường gọi là chân bẹt. Hoặc là do xương chậu bị nghiêng về phía trước, dị dạng khớp háng.
Chi nhin vao giay dep, dang di cung lo ra benh tat
Mòn nhiều ở mặt trong đế giày có thể do tư thế đi sai hoặc tiềm ẩn nhiều bệnh xương khớp (Ảnh minh họa)
Bàn chân bẹt khiến bàn chân nghiêng vào trong khi vòm bàn chân trước chạm đất, gây mòn gót chân bên trong. Bàn chân bẹt làm giảm chức năng nâng đỡ của bàn chân và khiến cơ bắp chân phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến chuột rút hoặc sưng khớp cổ chân trong, sưng khớp háng bên trong, đau thắt lưng.
Mòn mặt ngoài của đế:
Mặt ngoài đế giày tức là mặt hướng ra ngoài, gần với tay và vai hơn. Đây là dấu hiệu của sự căng quá mức ở bên ngoài gót chân, thường là do gót chân bị lõm khiến trọng lượng dồn về phía bên ngoài bàn chân, gây mòn bên ngoài giày.
Cách đi bộ này dễ dẫn đến bong gân, chấn thương khớp, căng thẳng không đều trong thời gian dài cũng có thể gây hao mòn sụn ngoài của đầu gối, dẫn đến viêm khớp. Trong trường hợp mặt ngoài đế giày bị mòn nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa chỉnh hình để khám, tránh làm biến dạng cấu trúc xương và gây hậu quả nghiêm trọng.
Độ mòn đế 2 bên giày dép không đối xứng:
Tình trạng này chủ yếu là do lực tác dụng lên đầu gối không đồng đều, phổ biến nhất là bàn chân dài hoặc bàn chân ngắn, hai bên xương chân có độ dài khác biệt nhau. Điều này dẫn tới động tác đi lại sẽ có một chút khác biệt, độ mòn của lòng bàn chân đương nhiên sẽ khác nhau. Lòng bàn chân dài sẽ mòn tương đối ít, trong khi lòng bàn chân ngắn sẽ mòn nhiều hơn do phải chịu lực lớn hơn.
Nguyên nhân ngoài yếu tố bẩm sinh còn có thể liên quan đến nghiêng xương chậu, lệch xương hông, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng, các bệnh gây ăn mòn xương khớp…
Mòn đầu mũi giày dép:
Hiện tượng mài mòn ở phần đầu đế giày cũng tương đối phổ biến. Đây thường là do bàn chân của người đó tương đối to, trong khi giày lại nhỏ và lực tác động lên bàn chân trước không đồng đều. Hoặc do tư thế đi sai, dị dạng xương chân, các bệnh gây dày sừng lòng bàn chân như viêm da cơ địa… Nếu do giày chật, tư thế đi sai thì có thể sẽ xuất hiện thêm vết chai, lồi hoặc biến dạng nhỏ ở ngón chân. May mắn là điều này có thể điều chỉnh.
Còn trong trường hợp nghiêm trọng, thói quen đi nhón chân gây mòn mũi giày dép còn có thể là do các bệnh lý nguy hiểm như: loạn dưỡng cơ, bại não, tự kỷ, bệnh tủy sống… nhất là ở trẻ em.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở thêm rằng, đối với những đôi giày mới mua, nếu độ mòn trong vòng sáu tháng nằm trong khoảng 20% thì đó là điều bình thường. Nhưng nếu rút ngắn thời gian này xuống còn 3 tháng, không chỉ là tư thế đi lại có vấn đề mà còn là cơ thể có bất thường, nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
4 bất thường khi đi lại là dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm
Ngoài độ mòn của gót giày, một số bất thường khi đi lại cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm nhưng ít ai để ý.
Bước đi hình cái kéo:
Zhang Jie, phó bác sĩ khoa Tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân số 7 Trịnh Châu (Trung Quốc) nhắc nhở: “Đi lại với dáng như cây kéo cắt là dấu hiệu điển hình của vấn đề về não bộ, thường gặp nhất là bại não, bệnh nhồi máu não. Khi đi bộ, hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, đi bộ dễ dàng bước trước một chỉ mu bàn chân của bàn chân.
Chi nhin vao giay dep, dang di cung lo ra benh tat-Hinh-2
Dáng đi bất thường không chỉ báo hiệu bệnh xương khớp, mà còn có thể là bệnh tim mạch hay não bộ (Ảnh minh họa)
Lý do là các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể con người phân bố rộng rãi ở chân nên nhồi máu não có thể gây suy giảm khả năng vận động của chi một bên, khiến chi bị ảnh hưởng mất đi sự linh hoạt khi đi lại. Vì vậy, người bệnh sẽ dùng chân khỏe làm điểm tựa khi đi lại, chi còn lại sẽ đu về phía trước nhờ sự trợ giúp của lực và quán tính của cơ thể khi đi, tạo thành dáng đi giống như một chiếc kéo khi nhìn từ phía sau”.
Đau nhức bắp chân khi đi quãng ngắn, kể cả khi nghỉ ngơi:
Bác sĩ Wang Wei, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam (Hồ Nam, Trung Quốc) nói: “Nếu cảm thấy bắp chân nặng, lạnh và yếu, khoảng cách đi bộ ngắn cũng thấy đau nhức dù không quá cao tuổi thì nên cẩn trọng với nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ như thiếu máu, căng cơ quá độ, viêm dây thần kinh ngoại biên, tiểu đường, mỡ máu, huyết khối, thuyên tắc động mạch chi dưới….
Các bệnh tim mạch nghiêm trọng và bệnh thuyên tắc động mạch chi dưới khiến bạn bị rút ngắn quãng đường đi bộ theo thời gian, thậm chí bắp chân vẫn cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Cảm giác khó chịu rõ ràng hơn khi nằm xuống vào ban đêm. Trường hợp nặng có thể bị bầm tím, loét bàn chân, ngón chân”.
Đau răng hay đau hàm khi đi lại:
Bác sĩ Qin Haidong, Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Số 1 Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) cho biết: “Nếu bình thường bạn không cảm thấy đau răng hay đau quai hàm nhưng cứ đi lại là có cảm giác đó thì hãy cẩn trọng với nhồi máu cơ tim. Cơn đau này thường kéo dài dai dẳng và có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực, đau vai, cảm giác bức bối khó hiểu”.
Đau đầu gối khi leo cầu thang, xuống dốc:
Theo Wang Jian, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Khớp và Xương tại Bệnh viện Nanfang thuộc Đại học Y miền Nam (Trung Quốc) cảnh báo: “Dù ở tuổi nào, nếu thường xuyên bị đau khớp gối khi leo cầu thang, xuống dốc mà không phải chấn thương thì hãy cẩn với bệnh viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối. 
Những người bị viêm khớp gối cũng có thể bị khó ngồi xổm hoặc đứng dậy, hoặc thậm chí phát ra âm thanh lộp bộp ở đầu gối. Một số trường hợp có thể là do tổn thương dây chằng, viêm bao hoạt dịch, thậm chí ung thư liên quan tới xương khớp hoặc máu”.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Chồng chở tôi ra công viên cho người tình đánh ghen

Trận đánh ghen của tình địch không tác động vào tôi bao nhiêu, tôi chỉ nhớ mãi dáng đi xiêu vẹo của cô ta khi bỏ đi.

Cô ấy đe doạ ngược lại tôi, thật không tin nổi! (Ảnh minh họa)

“Anh ấy mà có mệnh hệ gì thì tôi không để cô yên”, nhân tình của chồng tôi nói rồi bỏ đi. Tôi ngồi bần thần rất lâu trên ghế đá rồi quay qua hỏi chồng: “Liệu anh có mệnh hệ gì không?”, anh chỉ cúi đầu.

Tôi và anh quen nhau qua mạng, anh lớn hơn tôi hơn 15 tuổi. Anh đã ly hôn, đang nuôi 2 con và phụng dưỡng cha mẹ già. Tôi độc thân phơi phới nên cũng không hề muốn gắn bó với người đàn ông từng trải và có hoàn cảnh không thoải mái này.

Chúng tôi yêu nhau 4 năm và chưa từng nghĩ đến chuyện tiến tới, vì ngay từ đầu anh nói thẳng “không muốn đi thêm bước nữa, phần vì con, phần vì quá ngán hôn nhân”. Ai cũng nói anh ích kỷ, biết vậy nhưng tôi không phải là con người lý tính, tôi cứ chiều theo cảm xúc và tự nhủ thôi thì... bèo dạt mây trôi.

Thậm chí tôi từng nghĩ, nếu anh đòi cưới tôi, chưa chắc tôi đã tự tin gật đầu vì ngán cảnh không chỉ sống chung với bố mẹ chồng và cả 2 đứa con riêng của chồng đang tuổi ẩm ương.

Tôi cũng không phải kiểu phụ nữ của gia đình, tôi thích đi đây đi đó hơn là thích trẻ con và phải sinh đẻ cho bằng được.

Dù chỉ già nhân ngãi non vợ chồng nhưng chúng tôi vẫn dự tính cho tương lai. Chúng tôi thường xuyên đi du lịch cùng nhau, góp tiền cùng mua một mảnh đất vườn ở Lâm Đồng (anh để tôi đứng tên) để về già sống với nhau.

Gắn bó với nhau là vậy, nên tôi luôn tin tưởng anh chỉ có mình tôi, ai ngờ sự đời nhiều điều bất ngờ như phim…

Tôi dính bầu, dù chúng tôi luôn cẩn thận dùng các biện pháp tránh thai. Nghe tôi báo tin sét đánh, anh ngồi thẫn người một lúc lâu, trong khi tôi chuẩn bị tinh thần “bỏ thai” thì anh nói: “Thôi mình cưới nhau đi!”.

Tôi cưới chạy bầu trong cơn bàng hoàng hơn là hạnh phúc vì được làm mẹ. Nhưng việc đó chẳng thấm vào đâu so với một cơn bàng hoàng khác ập tới khi cái thai được 4 tháng.

Trong đầu tôi khi ấy từng hiện rõ chữ ly hôn (Ảnh minh họa)

Một buổi tối thứ Bảy, anh bảo có việc và đi ra ngoài đến tận khuya. Gần 11 giờ đêm, anh gọi điện bảo tôi thay quần áo, anh về đón đi có việc. Khi về tới nhà, anh nói sẽ chở tôi ra công viên gặp một người.

“Lúc quen em, anh cũng quen cổ, khi mình cưới nhau anh nói chia tay với cổ mà cổ không chịu. Cổ nằng nặc đòi gặp em để nói chuyện trắng đen, nếu không sẽ vào nhà quậy” – anh kể trước khi đưa tôi ra cho người tình của anh “đánh ghen”. Mọi lời nói nghẹn hết ở cổ, tôi leo lên xe cho anh chở đi như một kẻ mất trí.

Cô ta lớn hơn tôi 6 tuổi, đã ly hôn và có 1 con trai. Ở công viên, cô ta nói rất nhiều, chủ yếu là kể lể những ngày tháng mặn nồng gắn bó với chồng tôi và khẳng định “chúng tôi là tri kỷ của nhau, cô không hiểu được đâu”. Cô ấy nói họ cũng hẹn thề không kết hôn, sinh con.

“Anh ấy đã quá cực khổ vì những năm tháng nuôi con vất vả, tôi không muốn làm anh ấy khổ hơn nữa. Còn em, em không yêu thương gì anh ấy, chỉ muốn kiếm tấm chồng, muốn có nhà cửa sẵn để ở nên gài bẫy anh ấy. Em có biết anh ấy bị cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ không. Ở tuổi 50 mà em bắt anh ấy phải nuôi con mọn sao?”, cô ta lớn tiếng kết tội.

Lúc đó, trong đầu tôi là một mớ bùng nhùng, tôi cố nhớ lại trong 4 năm qua anh đã có biểu hiện bắt cá hai tay gì mà tôi không nhận ra hay không. Tôi suy tính trong cơn bấn loạn rằng liệu cái thai 4 tháng thì có huỷ được không. Nếu không bỏ thai, liệu tôi có thể sinh con, nuôi con một mình mà không trút uất hận lên con?

Thậm chí tôi còn tính cả việc sẽ tự tử bằng cách nào nếu không chịu nổi những ngày địa ngục sắp tới. Vì vậy mà trận đánh ghen của tình địch không tác động vào tôi bao nhiêu, tôi chỉ nhớ mãi dáng đi xiêu vẹo của cô ta sau khi ném vào mặt tôi rằng: “Anh ấy mà có mệnh hệ nào thì tôi không để cho cô yên!”.

Những ngày sau đó tôi như sống trong địa ngục, tôi không nói gì nhiều với chồng, chỉ hỏi đi hỏi lại 1 câu: “Em đã làm gì sai để anh phải bắt cá 2 tay?”.

Khi tôi đề nghị ly hôn vì không chịu nổi bức bối, chồng tôi nói: “Anh không có gì để bào chữa cho sai trái của mình trước đây. Nhưng khi anh quyết định cùng em giữ con lại và kết hôn thì anh xem em là người quan trọng nhất. Khi anh độc thân thì khác, nhưng khi anh đã có vợ con thì với anh gia đình là quan trọng nhất. Hãy tha thứ và tin tưởng anh thêm lần nữa. Sinh con xong, đợi con lớn, nếu vẫn không bỏ qua được cho anh thì lúc đó em muốn ly hôn cũng chưa muộn”.

"Mình sẽ ly hôn khi con 1 tuổi", tôi tự nhủ như vậy rồi cố gắng lắng dịu lòng mình để không ảnh hưởng đến bào thai. Thời gian tôi sinh con cũng là lúc dịch COVID-19 bùng phát dữ dội ở TPHCM. Tôi vỡ ối ở tuần 34 phải mổ bắt con. Sau mổ 3 ngày thì tôi mắc COVID-19 phải đi cách ly ở bệnh viện dã chiến.

Dịch giã đi lại khó khăn nên một mình chồng tôi lo toan mọi thứ. Khi tôi đi bệnh viện dã chiến, anh một mình bế con về chăm sóc. Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng hôm đó, tôi nằm một góc chờ đưa đi bệnh viện, anh loay hoay ở đằng xa thay tã, pha sữa rồi dỗ con bé gào khóc vì đói.

Mái tóc hoa râm, gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ nhiều ngày, đôi tay to lớn ẵm đứa bé chỉ hơn 2 kg bé - bé như chú mèo, tôi nhìn anh mà bao nhiêu giận hờn, uất hận tan biến.

Trước mắt tôi là người đàn ông không còn trẻ nhưng sắp tới phải có ít nhất 10 ngày chăm con mọn, liệu huyết áp của anh có chịu nổi không, rồi cái thắt lưng và đốt sống cổ của anh trở đau thì làm sao anh xoay xở...

Trong phút chốc, tôi nhớ lại câu nói hôm nào của tình địch, nhưng thay vì nhếch mép mỉa mai, nước mắt tôi trào ra: anh mà có mệnh hệ nào thì làm sao tôi sống nổi. “Em không phải lo gì cả, vào trong đó nghỉ ngơi cho nhiều vào để mau hết bệnh, anh nuôi 2 đứa con rồi nên có kinh nghiệm, anh làm được hết”, anh nói với tôi.

Bây giờ con tôi đã 1 tuổi, quấn ba hơn cả mẹ và chuyện ly hôn tôi cũng đã quên rồi. Bất giác tôi nhớ lại mẩu đối thoại cuối cùng của tôi và tình địch ở công viên đêm hôm đó:

- Vậy giờ chị muốn gì ở em? - tôi hỏi.

- Em hãy ly hôn đi, làm single mom được mà, người đàn ông này không xứng với em. Em chẳng hạnh phúc gì khi sống với người chồng từng lừa dối mình đâu.

- Cảm ơn lời khuyên của chị, hạnh phúc hay không tự em sẽ lo liệu. Con em cần cha và em sống vì tương lai.

Tôi chợt bật cười khi nhớ lại những câu đáp trả có cánh, vì thật sự lúc đó trong đầu tôi hai chữ “ly hôn” đã hiện lên to đùng. Nhưng không ngờ những lời có cánh đó chính là hiện thực, tôi đã dần cảm nhận được hạnh phúc và thật sự đang sống vì tương lai. Ắt hẳn người phụ nữ đó rồi cũng sẽ tự tìm được hướng đi cho cuộc đời mình. Bởi xét cho cùng, mọi biến cố trong đời muốn nặng như núi hay nhẹ tợ lông hồng cũng đều xuất phát từ cách nhìn nhận và thái độ đối mặt của mình với nó mà thôi.

Dáng đi cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng

Khi bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển xấu, người mắc có thể nhận biết qua sự thay đổi trong dáng đi.

Trang Express.co.uk đưa tin, nhiều người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) nhưng không biết vì các triệu chứng ít xuất hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể nhận thấy qua thay đổi trong cách đi bộ của họ.

Đỏ mặt trước hot girl mặc sườn xám, váy công sở đi làm ruộng

Hội gái xinh vô danh này gây chú ý khi đăng tải hình ảnh đi làm ruộng lên mạng xã hội.

Tin mới