Chỉ số SpO2 không phải dấu hiệu nhận biết người mắc Covid-19

SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi, thuộc một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm F0 chuyển nặng, nhưng không phải dấu hiệu nhận biết người mắc Covid-19.

Gần đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin quảng cáo tính năng đo SpO2 của một số thiết bị vòng đeo tay (Smartband), đồng hồ thông minh (Smartwatch) giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không.

Chi so SpO2 khong phai dau hieu nhan biet nguoi mac Covid-19

Bài quảng cáo tính năng đo SpO2 của một số thiết bị vòng đeo tay (Smartband), đồng hồ thông minh (Smartwatch) giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không là sai. Ảnh chụp màn hình.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, đây là thông tin sai lệch.

SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Đây là một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm bệnh nhân mắc Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng.

Do đó, máy đo chỉ số SpO2 này là cần thiết với các trường hợp F0 bắt đầu có triệu chứng, không phải là dấu hiệu để nhận biết người mắc Covid-19.

Bác sĩ Vũ cho biết thêm theo khuyến cáo, SpO2 là một chỉ số quan trọng. Nếu chỉ số này thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp.

Trường hợp chỉ số SpO2 >92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, thở nhanh >30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, bệnh nhân vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

“Với thiết bị vòng tay thông minh, đồng hồ thông minh hay các phần mềm có tính năng đo SpO2 thường phải được tích hợp sẵn với điện thoại và sẽ có mức độ sai số. Do đó, các thiết bị này chỉ mang tính chất tham khảo, không khuyến khích sử dụng”, bác sĩ Vũ khẳng định.

Trước đó, theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, một số bệnh nhân nhiễm nCoV có triệu chứng thiếu oxy máu thầm lặng. Nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể nặng thêm.

Chuyên gia này khẳng định phương pháp đo SpO2 trong máu giúp phát hiện sớm triệu chứng này. Bác sĩ Phúc khuyến khích những gia đình có người già, trẻ nhỏ nên mua thiết bị đo để theo dõi chỉ số oxy máu trong thời kỳ dịch bệnh.

“Tuy nhiên, thông số này cũng chỉ có giá trị tham khảo vì ngoài SpO2 thì bác sĩ cần nhiều dữ liệu khác để đánh giá tình trạng bệnh như nhịp thở, co kéo cơ hô hấp... Người bệnh không được dựa vào nồng độ SpO2 bình thường mà chủ quan. Chỉ số từ máy có thể sai lệch vì kỹ thuật đo và không chính xác với một số người”, bác sĩ Phúc lưu ý.

Biết được tác dụng của cà phê với tóc, nhiều người thở dài tiếc nuối

(Kiến Thức) - Một tách cà phê mỗi ngày không chỉ giúp bạn tỉnh táo, tập trung vào công việc mà còn ảnh hưởng tích cực đến mái tóc. Biết được điều này, nhiều người tiếc nuối vì bỏ qua lợi ích của cà phê suốt thời gian dài.

Biet duoc tac dung cua ca phe voi toc, nhieu nguoi tho dai tiec nuoi
 Ngăn ngừa rụng tóc. Nếu có ý định nuôi tóc dài, bạn nên chọn uống 1 tách cà phê mỗi ngày. Theo các nhà khoa học, lượng caffein trong cà phê khi đi vào cơ thể có khả năng vô hiệu hóa dihydrotestosterone – một loại nội tiết tố đóng vai trò là nguyên nhân chính gây rụng tóc bất thường, khiến nang tóc bị hư tổn.

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Trứng là thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, nhưng bạn có biết điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn 2 quả trứng mỗi ngày?

Trứng là thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Trứng có giá thành rẻ, dễ chế biến và hàm lượng dinh dưỡng cao. Nói chung, đây được coi là một thực phẩm lành mạnh.

Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra nếu bạn 2 quả trứng mỗi ngày không?

Tin mới