“Chỉ thị” Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc về xử Chu Vĩnh Khang

 Báo chí tiếng Hoa ở Hong Kong tiết lộ “chỉ thị” của Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc về xử án Chu Vĩnh Khang, nghiêng về xu hướng giảm tội danh.

“Chỉ thị” Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc về xử Chu Vĩnh Khang
Tạp chí “Động hướng” số mới nhất phát hành ở Hong Kong cho hay sau khi vụ án Chu Vĩnh Khang được giao cho cơ quan tư pháp vào ngày 4/3/2015 với ba tội danh (nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hai lần truyền đạt “chỉ thị của Bộ Chính trị”, nêu ra “ba điều cần thiết”. “Chỉ thị” này không những giải thích rõ lý do tại sao Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc chỉ tuyên bố ông Chu Vĩnh Khang bị tình nghi phạm ba tội, mà còn giải thích nguyên nhân giảm tội danh tố tụng đối với Chu Vĩnh Khang.
Vụ án Chu Vĩnh Khang đang bước vào giai đoạn tố tụng.
Vụ án Chu Vĩnh Khang đang bước vào giai đoạn tố tụng.
Chỉ thị Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc nêu ra “ba điều cần thiết”. Một là phải loại bỏ mọi ảnh hưởng và can thiệp đối với việc thẩm tra, kết luận và định khung hình phạt đối với Chu Vĩnh Khang. Hai là phải tiến hành xác thực cẩn trọng những chứng cứ đưa ra để cáo buộc hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của Chu Vĩnh Khang. Ba là phải kiểm tra khoảng thời gian cần thiết để có thể đưa ra kết luận và định khung hình phạt đối với cựu Bộ trưởng Công an này.
Tạp chí “Động hướng” cũng tiết lộ ý kiến của Ban chuyên án Chu Vĩnh Khang thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc về việc định khung hình phạt đối với Chu Vĩnh Khang là “tử hình cho hoãn thi hành án”. Trong đó, sở dĩ định khung hình phạt “tử hình cho hoãn thi hành án” là do tình tiết phạm tội của Chu Vĩnh Khang nghiêm trọng hơn Bạc Hy Lai (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã bị tuyên án tù chung thân).
Trên thực tế, sau khi vụ án Chu Vĩnh Khang bước vào trình tự tư pháp, dư luận đã chú ý tới việc số tội danh mà Chu Vĩnh Khang bị tố đã giảm so với những gì đã thông báo trước đó. Cáo trạng của Viện kiểm sát Trung Quốc không nhắc tới tội “tiến hành hoạt động chính trị phi tổ chức”, cũng không đề cập tới giao dịch quyền lực-sắc đẹp nêu ra trong “báo cáo thẩm tra vụ án vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của Chu Vĩnh Khang” mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua.
Trong một nhận định được đăng tải trên tờ “Tin tức Thế giới” ngày 22/4, một nhà phân tích chính trị giấu tên cho rằng sau khi vụ án Chu Vĩnh Khang bước vào giai đoạn tố tụng, vụ án Chu Tân (con trai Chu Vĩnh Khang) cũng sẽ bước vào giai đoạn xét xử. Do vụ án Chu Tân liên quan tới bí mật kiếm tiền của rất nhiều “danh gia vọng tộc”, nên ảnh hưởng của nó không hề kém so với vụ án Chu Vĩnh Khang. Tới nay, Trung Quốc chưa hề công bố về mức độ tiến triển trong vụ án Chu Tân. Có lẽ, việc “Nhân dân Nhật báo” đăng bài chỉ trích “tham nhũng kiểu gia tộc” là để thử phản ứng về việc xét xử vụ Chu Tân.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?

(Kiến Thức) - Không rõ chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ hiệu quả đến mức nào, nhưng trên thực tế đã có cả “hổ” lẫn “ruồi” bị đem ra xét xử.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bàn về chủ đề này, nhật báo Pháp Le Figaro ngày 11/8 đăng bài “Tại Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng đang lúc cao trào”.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á

(Kiến Thức) - Biển Đông tiếp tục căng thẳng do cơn khát năng lượng-tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và trở thành vấn đề an ninh lớn nhất châu Á. 

Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á
Theo đài Pháp, mặc dù có những đánh giá khác nhau, nhưng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn.
Bien Dong: Van de an ninh lon nhat chau A
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gay gắt. 
Đối với Trung Quốc, dầu khí Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế trong thời gian qua dẫn đến nhu cầu năng lượngcủa Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc đã phải nhập khẩu năng lượng để phát triển, kể từ năm 1988. Mặc khác về đối nội, Bắc Kinh cũng chịu áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, hối thúc Trung Quốc phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Quá trình công nghiệp hóa, những khó khăn gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở nước ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến Trung Quốc chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.

Tin mới