Chi tiết các dự án trên núi Chín Khúc liên quan 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Chiến Thắng cùng ông Lê Đức Vinh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Lê Mộng Điệp, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa.

Cả 3 bị can cùng bị khởi tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai để điều tra sai phạm liên quan dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung, thuộc khu vực núi Chín Khúc, TP.Nha Trang. Cả hai dự án này đều có chung chủ đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa.
Chi tiet cac du an tren nui Chin Khuc lien quan 2 cuu Chu tich Khanh Hoa bi bat
 Hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng (bên phải) và Lê Đức Vinh (bên trái). (Ảnh: TTXVN).
Riêng ông Thắng, đến nay đã phải nhận 2 quyết định khởi tố bị can cùng tội danh trong hai vụ án (sai phạm khác của ông Nguyễn Chiến Thắng là xảy ra tại dự án khu đất số 1 Trần Hưng Đạo - khu đất Trường Chính trị Khánh Hòa (cũ)).
Chi tiet cac du an tren nui Chin Khuc lien quan 2 cuu Chu tich Khanh Hoa bi bat-Hinh-2
Một góc núi Chín Khúc bị "phá nát" để làm dự án. (Ảnh: Lao Động). 
“Phá nát” núi Chín Khúc làm đại dự án
Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự trước đây có tên là khu biệt thự và du lịch sinh thái Đất Lành - khu B, quy mô sử dụng đất khoảng 513ha trên núi Chín Khúc, phần lớn là diện tích đất trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phục hồi môi trường rừng (478ha), diện tích phục vụ dịch vụ tâm linh khoảng 1% (3,52ha).
Sau 4 lần điều chỉnh, dự án có nhiều thay đổi so với ban đầu, trong đó diện tích phục vụ cho dịch vụ tâm linh tăng lên hơn 5ha.
Theo thông tin trên Báo Tiền Phong, trong quyết định chủ trương đầu tư do ông Nguyễn Chiến Thắng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) ký vào ngày 20/10/2015, có 7.500m2 đất ở lâu dài trên đỉnh núi Chín Khúc.
Mặc dù chưa chuyển mục đích đất rừng sang đất ở, nhưng trong quyết định giao đất của UBND tỉnh Khánh Hòa vào ngày 23/10/2015, 7.500m2 này được ghi là đất ở nông thôn, tỉnh giao có thu tiền sử dụng đất, người mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài.
Đến ngày 18/9/2019, ông Đào Công Thiên (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, bị can đã bị bắt giam trước đó) mới ký quyết định điều chỉnh cho Công ty nêu trên thuê 7.500m2 đất đã giao trước đó theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và loại đất được ghi là “đất trồng rừng sản xuất”.
Đáng nói, dù chưa có quy hoạch 1/500 được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có thiết kế…, nhưng chủ đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Khánh Hòa vẫn ngang nhiên san ủi 44ha đất trên núi Chín Khúc để làm dự án Sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự mà không bị các cơ quan chức năng Khánh Hòa xử lý.
Đến tháng 8/2019, Bộ Xây dựng có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án này. Cụ thể, mặc dù đây là dự án tâm linh nhưng chủ đầu tư chỉ sử dụng khoảng 1% đất dự án (5,13 ha) để làm công trình tâm linh, còn 498ha đất thuộc dự án để xây nhà ở để bán, kết hợp cho thuê, thuê mua và trồng rừng.
“Phù phép” dự án trồng rừng thành dự án đô thị, biệt thự
Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung được đổi tên từ dự án Đầu tư trồng rừng cảnh quan môi trường và du lịch sinh thái Vĩnh Trung, TP. Nha Trang.
Năm 2008, UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư trồng rừng cảnh quan môi trường và du lịch sinh thái Vĩnh Trung tại xã Vĩnh Trung. Tháng 9/2011, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này.
Tháng 8/2012, UBND tỉnh có quyết định cho Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Khánh Hòa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu biệt thự và du lịch sinh thái Vĩnh Trung (giai đoạn 1). Đến năm 2014, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án.
Tháng 7/2018, UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư. Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa làm chủ đầu tư dự án.
Dự án được điều chỉnh mục tiêu thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thư mới để ở kết hợp du lịch sinh thái, thực hiện trên diện tích gần 20 ha.
Khi dự án này chưa được cấp giấy phép xây dựng, chưa hoàn thiện trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư và điều kiện khởi công xây dựng, thì chủ đầu tư đã cho thi công san nền, một phần ống thoát nước, ống dẫn cáp điện ngầm, hố ga thu nước…
Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa được thành lập từ tháng 9/2007 có trụ sở chính tại số 349/15 Lê Hồng Phong, phường Phước Long, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Nguyễn Khánh Hòa (sinh năm 1972).
Trước năm 2017, Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa chỉ có vốn điều lệ 245,3 tỷ đồng, trong đó 100% là vốn tư nhân với giá trị vốn góp bằng tiền là 65 tỷ đồng, còn lại là các tài sản khác. Báo cáo thay đổi vốn mới nhất, doanh nghiệp này đã tăng vốn gấp 4 lần, lên mức 1.006,3 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ vốn góp bằng tiền vẫn ở mức 65 tỷ đồng, nhưng giá trị các tài sản khác đã tăng lên mức gần 941,3 tỷ đồng.

Tăng nợ xấu bất động sản

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dự nợ bất động sản tính đến cuối quý I/2021 đã đạt khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều khoản nợ của DN bất động sản đối mặt nguy cơ nợ xấu khi thanh khoản kém.

Một giám đốc doanh nghiệp bất động sản miền Bắc chia sẻ: “Tôi có dự án ở Long Biên bán 2 năm nay không hết hàng bởi thị trường đóng băng. Dù thị trường trải qua sốt đất hồi đầu năm nhưng phân khúc chung cư thanh khoản không cao. Doanh nghiệp vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất hơn 10%. Sau 2 năm trả lãi, vừa rồi tôi quyết định bán 3 ô tô, bán thêm đất để trả lãi ngân hàng”.

HUD đề xuất xây khu nhà xã hội hơn 1,3 ha ở TP Thủ Đức

(Vietnamdaily) - Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đề nghị có ý kiến về đề xuất đầu tư khu nhà ở xã hội tại quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thuộc dự án Khu dân cư số 6 tại phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM.

Theo Bộ Xây dựng, năm ngày 30/12/2004, UBND TP HCM đã có quyết định giao đất cho HUD tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức để đầu tư xây dựng nhà ở với quy mô 26,7 ha, trong đó có 13,8 ha là đất ở.

 Ngày 20/9/2016,, UBND TP HCM đã duyệt quy hoạch dự án Khu dân cư số 6 thuộc Khu dân cư - công viên giải trí Hiệp Bình Phước, phường Hiệp Bình Phước, trong đó đã xác định 1,37 ha (tương đương 10,2% diện tích đất ở của dự án) để xây dựng nhà ở xã hội.