Chi tiết dự án Gold Hill Đất xanh bị “tố” nhiều năm “găm” sổ đỏ

(Kiến Thức) - Hàng chục khách bức xúc khi mua đất nền của dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) của Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group) đã nhiều năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Thông tin trên Dân Việt cho biết, mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã có những động thái xử lý các vấn đề "lùm xùm" liên quan đến dự án Gold Hill của Đất Xanh Group bán đất nền cho dân mà nhiều năm chưa có sổ đỏ.
Chi tiet du an Gold Hill Dat xanh bi “to” nhieu nam “gam” so do
 UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản yêu cầu xử lý đơn của các hộ dân mua đất dự án Gold Hill. Ảnh Dân Việt.
Theo đó, UBND tỉnh nhận được đơn ngày 15/03/2019 của các hộ dân mua đất dự án Khu Dân cư Thị trấn Trảng Bom - Gold Hill do Công ty Long Kim Phát (Công ty Đất Xanh) làm chủ đầu tư, phản ánh về việc công ty này chậm sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.
Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND huyện Trảng Bom tiến hành rà soát hồ sơ, báo cáo kết quả trình UBND trước ngày 27/4/2019.
Trước đó, ngày 14/3/2019, có rất nhiều người tụ tập tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh (đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TP. HCM). Đó là những khách hàng đã mua đất nền của dự án Gold Hill nhiều năm mà không có sổ đỏ. Quá bức xúc, những khách hàng này đã treo băng rôn đòi quyền lợi của mình.
Chi tiet du an Gold Hill Dat xanh bi “to” nhieu nam “gam” so do-Hinh-2
Trụ sở của Công ty Đất Xanh. Ảnh Vietnambiz. 
Chi tiet du an Gold Hill Dat xanh bi “to” nhieu nam “gam” so do-Hinh-3
Người dân treo băng rôn yêu cầu Tập đoàn Đất Xanh bàn giao sổ đỏ. Ảnh: Dân Việt. 
Ngày 19/3/2019 Tập đoàn Đất Xanh phát đi thông điệp rằng, Chủ đầu tư đã hoàn tất 90% thủ tục cấp sổ đỏ cho các nền đất của Gold Hill cho khách hàng, số còn lại đứng tên chủ đầu tư. Việc chậm trễ là do thủ tục hành chính của chính quyền địa phương và chủ đầu tư đã tự ý điều chỉnh quy hoạch nên các sở ban ngành phải yêu cầu công ty làm xong thủ tục điều chỉnh. Hiện, công ty đã làm xong thủ tục điều chỉnh. Thế nhưng các Sở đã chuyển cho ỦBND, UBND tiếp tục giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư kiểm tra về việc thay đổi tên, đăng ký kinh doanh. Sở này cũng đã họp về việc xem xét giải quyết sang tên cho người dân. Các thủ tục khác sẽ xem xét điều chỉnh sau.
Liên quan vấn đề này, Đại diện Thanh Tra Sở TNMT tỉnh Đồng Nai cho rằng, theo đơn trình bày của Đất Xanh Group thì trách nhiệm không nằm ở sở TNMT. Chủ đầu tư đang xin điều chỉnh chủ trương đầu tư nên tỉnh giao Sở chủ trì và thay đổi chủ trương đầu tư dự án. 
Giai đoạn cuối, Sở TNMT và Sở Xây dựng đi kiểm tra và xác định dự án đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng, đủ thủ tục pháp lý thì công ty mới có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy. 
Tuy nhiên, Sở TNMT cho rằng phía công ty chưa nộp hồ sơ và làm thủ tục cho 124 lô đất này nên chưa thể chuyển nhượng cho bà con. Do đó, trách nhiệm không thuộc về Sở TNMT.
Do đó, có thể thấy rằng, việc người dân mua đất nền dự án Gold Hill suốt 3 năm vẫn chưa có sổ đỏ là do công ty chưa hoàn thiện giấy tờ, thủ tục. Vì thế, sự lý giải của Đất Xanh Group là chưa thuyết phục.
Dự án Gold Hill của Tập đoàn Đất Xanh có quy mô 26,5 ha tại Trung tâm thị trấn Trảng Bom. Dự án được quảng cáo sẽ có các hệ thống cây cảnh, hệ thực vật phong phú bao quanh với hồ Sông Mây và sân golf đẳng cấp. Tổng vốn đầu tư dự án là 350 tỷ đồng. Dự án bao gồm các khu nhà liền kề thương mại, nhà liền kề vườn, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, công viên cây xanh, các công viên công cộng, đất giao thông nội bộ.

Có “sổ đỏ” mới được vào lớp 1: Sao lắm cái khổ!

(Kiến Thức) - “Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm túc quyền được đến trường của trẻ em chứ sao lại đặt ra lắm yêu cầu thế!”.

Dự án 'khủng' gây họa cho dân nghèo

Đó là thực trạng diễn ra tại Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ Dự án Làng Văn hóa các dân tộc Hòa Bình rồi biến thành Khu vui chơi, giải trí Thung lũng Nữ Hoàng.

Từ Dự án Làng Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình rồi biến thành Dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí. Mục tiêu thu hồi đất ban đầu hoàn toàn khác xa với mục tiêu triển khai dự án hiện nay. Người dân không những mất đất canh tác mà còn không được đền bù thỏa đáng khiến họ rơi vào cảnh khốn đốn. Đó là thực trạng diễn ra tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tin mới