Chi tiết Linga vàng Bình Thuận được công nhận Bảo vật quốc gia
Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9. Là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, Linga vàng Bình Thuận được chế tác rất đặc biệt.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Vào ngày 2/10, Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và Khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nhân dân.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Võ Thành Huy, Linga vàng được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ năm 2013 tại khuôn viên Khu di tích tháp Po Dam (thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1996). Ảnh: Tiền phong.
Bảo vật quốc gia Linga vàng có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ; là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài, được chế tác rất đặc biệt có trọng lượng 78,36 gram, với tỷ lệ vàng ròng chiếm 90,4 %, 9,6% còn lại là bạc và đồng. Ảnh: Du lịch Bình Thuận.
Hiện vật Linga được phát hiện ngay trong địa tầng trong quá trình khai quật khảo cổ, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng. Ảnh: UBND tỉnh Bình Thuận.
Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho hay bảo vật quốc gia Linga vàng có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa - lịch sử liên quan đến di tích Pô Dam nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Ảnh: Bình Thuận online.
Bảo vật quốc gia Linga vàng không chỉ là tư liệu khoa học quan trọng đối với khảo cổ học mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn… của cộng đồng người Chăm. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.