![]() |
Phối cảnh Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. |
![Bộ GTVT nói gì về nghi vấn sân bay Long Thành “đạo” ý tưởng?](https://images.kienthuc.net.vn/150x100/Uploaded/2025/sbbaovh/2015_05_23/san-bay_LTRT.jpg)
![]() |
Phối cảnh Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. |
“Ý kiến TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam) về phối cảnh sân bay Long Thành giống sân bay Chek Kap Lok (Hong Kong) chúng tôi đã biết. Tôi không bình luận về việc này” - ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GTVT, trả lời Pháp Luật TP.HCM vào chiều 22/5.
Thứ trưởng Tiêu không lý giải về một số chi tiết trùng khớp giữa hai phối cảnh song ông khẳng định dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được nghiên cứu kỹ bởi các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu. Ngoài ra, dự án còn được Hội đồng Thẩm định nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương... kiểm tra và thẩm định. “Trường hợp mình lấy phối cảnh sân bay của Hong Kong thì họ sẽ kiện ngay nên tôi khẳng định không có chuyện “đạo” sân bay Chek Kap Lok” - ông Tiêu nói.
![]() |
![]() |
TS Trần Đình Bá đưa ra hai hình ảnh có một số điểm tương đồng và cho rằng phối cảnh sân bay Long Thành (ảnh trên) đã “đạo” sân bay Chek Kap Lok. |
Trước đó, sáng 22/5, TS Trần Đình Bá đã cung cấp các hình ảnh về phối cảnh của siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành và sân bay quốc tế Chek Kap Lok và đưa ra nhận định: “Điều sự thật 100% là hình thực sự của sân bay quốc tế Chek Kap Lok đã bị nhận vơ là phối cảnh của sân bay quốc tế Long Thành để thuyết minh cho việc xây sân bay Long Thành”. Theo ông Bá, sân bay Chek Kap Lok (có mã ICAO: VHHH) là một trong những sân bay lớn nhất thế giới nằm trên đảo được kiến tạo bằng cách san bằng quả núi lấy đất đá đắp thêm, lấn ra biển để có diện tích đất bằng phẳng 12 km2. Trong nhiều năm liền hành khách khắp thế giới đã chọn Chek Kap Lok là “sân bay tốt nhất thế giới”. Ông Bá nói: “Thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì không rõ lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nghĩ gì và xử lý sao về kiểu quảng bá sân bay Long Thành bằng phối cảnh sân bay Chek Kap Lok”.
Siêu dự án sân bay Long Thành công suất 100 triệu hành khách/năm, được Bộ GTVT đặt mục tiêu sẽ là sân bay trung chuyển quốc tế, đã thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều câu hỏi lớn. Tuy nhiên, ở dự án này có nhiều điểm “hớ” của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT như việc từng tuyên bố Nhật Bản viện trợ 2 tỉ USD để thực hiện dự án và lập tức Đại sứ quán Nhật đã phản đối khiến Thứ trưởng Bộ GTVT phải xin lỗi. Ngoài ra, các số liệu về tổng mức đầu tư của siêu dự án lại nhiều lần “nhảy múa” khó hiểu.
Mở diễn đàn khoa học thảo luận công khai dự án sân bay Long Thành
Ngày 4/6 tới, Chính phủ sẽ trình và Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét có hay không thông qua chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đây là siêu dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 15,8 tỉ USD - là công trình lớn nhất từ trước tới nay. Kế hoạch này mang nhiều kỳ vọng là cú hích phát triển kinh tế trong tương lai nhưng cũng gây nhiều tranh cãi, hoài nghi về tính khả thi, hiệu quả.
Để các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin đa chiều, làm cơ sở để thảo luận, cân nhắc trước khi bấm nút, ngày 1/6, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN sẽ tổ chức diễn đàn khoa học “công khai, khoa học và trách nhiệm” thảo luận về dự án này.
Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cuộc hội luận này sẽ lần lượt mổ xẻ những vấn đề mấu chốt nhất, cũng là gây tranh cãi nhất của siêu dự án.
“Trung ương Đảng vừa rồi đã có nghị quyết đồng ý về chủ trương. Nhưng quan trọng hơn, phải bàn thảo đầy đủ giải pháp làm thế nào để siêu dự án ấy hiện thực được và có hiệu quả. Bằng không chủ trương đó sẽ không triển khai được. Quốc hội cần có đủ thông tin để quyết định vấn đề đó và người dân cũng cần được thông tin thì mới đồng thuận được” - ông Thiên bình luận.
Trước đó, hồi tháng 4, Thủ tướng đã có Quyết định số 501 về thí điểm tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội với các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội. Viện Hàn lâm khoa học xã hội cùng với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN là ba cơ quan được giao thí điểm mô hình này. Diễn đàn bàn luận về dự án sân bay quốc tế Long Thành là sản phẩm đầu tiên mà Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN triển khai theo quyết định này.
|
Theo đó, QH quyết nghị, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư: khái toán cho toàn bộ Dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
![]() |
Lễ công bố quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Ảnh: TTXVN. |
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thời gian và lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn một năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác… Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của Dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Trước đó, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường và dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay, qua thảo luận có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “áp dụng đơn giá của năm 2014”; có ý kiến đề nghị quy định rõ khi triển khai Dự án phải bảo đảm không để đội vốn công trình”.
Giải trình trước ý kiến trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, theo pháp luật hiện hành như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và pháp luật liên quan đã được xây dựng theo hướng quản lý chặt chẽ việc đầu tư dự án, hạn chế việc đội vốn, phát sinh tăng chi phí đầu tư dự án. Trường hợp có điều chỉnh về vốn phải thực hiện chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, dự án sân bay Long Thành là Dự án có quy mô lớn, chia làm 3 giai đoạn, thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm, đây mới là bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các yếu tố giá cả vật liệu, nhân công, thiết bị có thể thay đổi, do vậy, cần thiết ghi rõ áp dụng đơn giá của năm 2014 để khi có biến động tăng, giảm trên thị trường thì có cơ sở để điều chỉnh. Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo Nghị quyết.
Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định phải bảo đảm giữ nguyên hiện trạng diện tích và công năng của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để phục vụ cho các hoạt động của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất như hiện nay; không sử dụng vào mục đích khác. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Nghị quyết đã quy định rõ trong quá trình triển khai xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo phân kỳ đầu tư được phê duyệt, tiếp tục khai thác có hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Như vậy, diện tích và công năng của Sân bay Tân Sơn Nhất để phục vụ cho các hoạt động của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất vẫn được giữ và tiếp tục nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch.