Chí Trung chê “phim Việt vớ vẩn”, đạo diễn “Người phán xử” nói gì?

Không bức xúc trước nhận xét của nghệ sĩ Chí Trung, đạo diễn "Người phán xử" Nguyễn Danh Dũng cho biết, đó hoàn toàn là ý kiến chủ quan của "Táo Giao thông". 

Chí Trung chê “phim Việt vớ vẩn”, đạo diễn “Người phán xử” nói gì?
Tuy nhiên, ở góc độ một đạo diễn, khi có người chê phim của mình thì với anh là một sự trăn trở lớn.
Chi Trung che “phim Viet vo van”, dao dien “Nguoi phan xu” noi gi?
Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng (giữa) trên trường quay “Người phán xử”. Ảnh: VTV 
>>>> Mời quý độc giả xem trailer Người phán xử tập cuối (Nguồn: Rubic 8):
"Điều Chí Trung nói là một sự trăn trở"
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí về bộ phim "Ghét thì yêu thôi", nghệ sĩ Chí Trung đã thẳng thắn cho biết, dù tham gia một vai trong phim cũng như từng đóng một vài phim khác, nhưng anh chưa bao giờ đủ kiên nhẫn để xem bất kỳ một bộ phim Việt nào. Lý do là vì anh thấy phim Việt Nam "vớ vẩn".
Không giống như câu chuyện ca sĩ Tùng Dương nhận xét về "Bolero đang khiến thị trường âm nhạc thụt lùi", nhiều nghệ sĩ, khán giả ngay lập tức đã đồng loạt lên tiếng phản biện, khi chúng tôi hỏi các đạo diễn về nhận xét của nghệ sĩ Chí Trung, không ít người đã né tránh. Vì không muốn động chạm hay vì nghệ sĩ Chí Trung nói đúng?
Trước thềm lễ trao giải VTV Awards 2017, đạo diễn phim “Người phán xử” Nguyễn Danh Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện thẳng thắn. Trước khi trả lời, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng còn cẩn trọng xem lại bài phỏng vấn nghệ sĩ Chí Trung để có sự phản biện thấu đáo. Sau khi đã đọc bài viết, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng chia sẻ: "Cảm giác đầu tiên của tôi đó là sự chủ quan của anh Chí Trung đối với phim ảnh nói chung và truyền hình nói riêng. Khi đã có yếu tố chủ quan thì không nên tranh luận vì đơn giản là họ đang bày tỏ quan điểm cá nhân chứ không chụp mũ hay quy kết ai. Nếu cần biện minh thì tôi cho rằng, vì sân khấu mới là đam mê của anh ấy, còn phim truyền hình là một cuộc dạo chơi nên anh không dành quá nhiều sự quan tâm cho phim ảnh, dẫn đến có những phim hay anh không được biết. Với sân khấu, tôi tin là anh sẽ không nói: "Tôi không bao giờ xem lại các vở kịch của mình". Giống như việc nấu ăn vậy, có người cả đời chỉ nấu chuyên một món và họ dành hết đam mê cho nó. Cũng có những đầu bếp nấu theo trào lưu, cứ đông người ăn thì làm, không cần biết có đam mê hay không, vì đơn giản họ chỉ là người kinh doanh đơn thuần. Tôi là người làm phim nên có những theo dõi kỹ hơn nghệ sĩ Chí Trung nên thấy rằng phim truyền hình đã nắm bắt được hơi thở cuộc sống, phản ánh đa dạng, đa chiều".
Tuy nhiên, soi xét kỹ thì đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cũng thừa nhận rằng: "Điều anh Chí Trung nói cũng là một sự trăn trở lớn với phim Việt". Anh tâm sự: “Trong bối cảnh làm phim ở Việt Nam có nhiều khó khăn về cơ chế, kinh phí, điều kiện làm phim nghèo nàn... nhưng nếu vì thế mà viện cớ khó có phim hay thì sẽ giậm chân tại chỗ. Có nhiều cách để truyền tải thông điệp mà đạo diễn muốn hướng đến. Tôi nhớ hồi làm “Ngôi nhà trên bến sông”, tôi cần cảnh đốt ngôi nhà để tạo sự ép-phê và ám ảnh cho khán giả, nhưng nếu thế thì cũng sẽ không tránh khỏi bị suy diễn. Vậy là tôi chọn cách cho nhân vật đốt chiếc váy của cô dâu. Dù hiệu ứng không mạnh nhưng về căn bản đã giải quyết được xung đột tâm lý nhân vật tìm đến một sự giải thoát khỏi ràng buộc. Nghĩa là người làm phim luôn phải "chiến đấu" với hoàn cảnh, đời sống để sáng tạo. Vấn đề là anh đã làm hết sức mình chưa, có đặt vị trí của mình vào khán giả không hay chỉ cần có một kịch bản trong tay là quay kiểu “kín ngày dày công”, không cần biết khán giả muốn gì”.
“Công thức” từ phim “Người phán xử”
Lấy minh chứng từ chính bộ phim “Người phán xử”, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cho biết, để tạo nên hiệu ứng như hiện tại, ê - kíp đã có điều kiện và tinh thần ở mức tuyệt vời. Chất lượng kịch bản đã được kiểm chứng thông qua việc chiếu ở Isarel; dàn diễn viên đều là những gương mặt nổi tiếng, tài năng; phim được quảng bá tốt... Ngay đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng xắn tay vào chỉnh sửa, góp ý. Trong quá trình thực hiện còn vừa làm vừa điều chỉnh kịch bản. Ngay cả khi đã dựng xong rồi vẫn sẵn sàng “đập” đi để quay lại từ đầu. Tập cuối được phát sóng cũng là thời điểm mà cả đoàn làm phim gác máy trước đó 10 ngày.
Trong khi đó, có những bộ phim mà theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng tiết lộ, kịch bản viết thế nào thì quay như thế, vì đơn giản họ chỉ coi đó là công việc và hoàn thành nó là xong. Nhiều người cứ nói, muốn phim hay thì phải có sự đầu tư xứng đáng, nhưng đôi khi nó không đồng nghĩa với việc cứ có tiền là có phim hay. Không phải tiền bạc mà là chất xám bỏ ra. Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng chia sẻ: “Sẽ còn rất nhiều chuyện để bàn quanh câu chuyện phim Việt nhưng về cơ bản, phim truyền hình vẫn luôn xác lập được chỗ đứng tin cậy cho khán giả. Trong bối cảnh hiện nay, khi khán giả có nhiều cơ hội để tiếp cận các phim nước ngoài, sự khó tính cũng tăng lên thì đội ngũ làm phim phải nỗ lực hơn nữa. Trước mắt, song song với “của nhà trồng được” thì xu hướng mua kịch bản nước ngoài sẽ là hướng được VFC coi là trọng điểm. Vừa để yên tâm về kịch bản, nhưng qua đó còn là cách để học hỏi công nghệ làm phim của họ trước khi chúng ta tự tin vào chính mình”.
Sau 20 năm làm nghề, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng ghi dấu ấn qua những bộ phim truyền hình dài tập ấn tượng như: “Chuyện phố phường”, “Khi đàn chim trở về” phần 2, “Cảnh sát hình sự”, “Heo may về qua phố”, “Giọt nước mắt muộn màng”. Ngoài giải thưởng Phim truyền hình ấn tượng giải VTV Awards dành cho phim “Người phán xử”, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng từng nhận giải Đạo diễn phim truyền hình xuất sắc nhất Cánh diều 2015 cho phim “Khi đàn chim trở về” phần 2.

Top phim Việt gây bão năm 2015

(Kiến Thức) - “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Ma dai”, “Lật mặt”, “49 ngày” và “Hôn nhân trong ngõ hẹp” là những bộ phim Việt gây bão năm 2015.

Top phim Việt gây bão năm 2015
Top phim Viet gay bao nam 2015
 “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim do Victor Vũ làm đạo diễn. Đây cũng là một trong những phim Việt gây bão năm 2015.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-2
 Khởi chiếu vào đầu tháng 10/2015, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã nhanh chóng gây sốt với khán giả Việt và cư dân mạng. Sau một thời gian công chiếu, bộ phim Việt được đầu tư 20 tỷ đã đạt mức doanh thu kỷ lục 80 tỷ. Con số ấn tượng mà không phải bộ phim nào cũng đạt được.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-3
 Lý do tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Victor Vũ tạo được sức hút chính là mang đến những khung hình đẹp như mơ về Phú Yên và tái hiện câu chuyện trong trẻo của bộ ba nhân vật chính với những rung động đầu tiên của tuổi mới lớn.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-4
 Ngoài “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Lật mặt” cũng là phim Việt gây bão trong năm 2015. Theo đó, phim được đầu tư bởi ca sĩ Lý Hải. Anh cũng đảm nhận vai trò biên kịch, đạo diễn kiêm diễn viên chính.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-5
 Nội dung phim “Lật mặt” kể về Khải (Lý Hải) và Toàn (Trường Giang). Trong lúc lưu lạc lên Sài Gòn để trốn đại ca Dũng (Long đẹp trai), Khải đã gặp Toàn - chàng trai lái xe ôm tốt bụng nhưng ngây ngô.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-6
 Được biết, sau ba ngày công chiếu, tác phẩm điện ảnh pha trộn yếu tố hài hước và hành động của Lý Hải đã thu về 12 tỷ đồng. Đây cũng là phim được đánh giá đầu tư kỹ lưỡng về kịch bản cũng như các kỹ thuật trong phim.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-7
 Ngoài “Lật mặt”, trong năm 2015, Trường Giang còn góp mặt trong một tác phẩm điện ảnh gây bão khác. Đó là bộ phim “49 ngày” đóng cùng với diễn viên Nhã Phương. Được biết, phim đã thu về hơn 15 tỷ đồng sau ba ngày công chiếu.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-8
 Không những khiến khán giả cười té ghế bằng sự hài hước, dí dỏm, Trường Giang còn gây bất ngờ với những cảnh quay xúc động, sâu lắng. Trong phim, anh hóa thân chàng trai luôn gặp xui xẻo từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên. 

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-9
 Đặc biệt, bộ phim “49 ngày” nhận được sự quan tâm của khán giả bởi cặp đôi diễn viên chính: Trường Giang - Nhã Phương dính nghi vấn “phim giả tình thật”. Còn nhớ, khi xuất hiện tại buổi lễ công chiếu phim, cả hai không ngần ngại dành cho nhau những cử chỉ tình tứ.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-10
“Mai dai” là tác phẩm điện ảnh của hai đạo diễn: Đức Thịnh và Hoàng Duy.  Phim kể về chuyện tình tay ba giữa cô nàng xinh đẹp Lam (Ngân Khánh), anh chàng “xấu lạ” Thố (Đức Thịnh) và anh chàng điển trai Vĩnh (Hà Việt Dũng).

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-11
 Chỉ trong 4 ngày đầu khởi chiếu, bộ phim hài tình cảm “Ma dai” do diễn viên Thanh Thúy sản xuất đã thu về 14 tỷ đồng. Ngoài tính giải trí cao, phim được đánh giá cao bởi nội dung nhẹ nhàng, ý nghĩa.
Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-12
 Ngoài Đức Thịnh, Ngân Khánh, Hà Việt Dũng, phim còn sự tham gia của dàn diễn viên đình đám như: Hoài Linh, Thái Hòa, Hari Won và Kiều Oanh cùng các diễn trẻ: Khánh My, Jennifer Phạm và bé Thanh Mỹ.
Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-13
 Là bộ phim về đề tài hôn nhân, gia đình, “Hôn nhân trong ngõ hẹp” thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả truyền hình Việt Nam khi lên sóng. Phim kể về cuộc sống hôn nhân của ba người con trong gia đình ông bà Minh.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-14
 Theo đó, cậu con trai Minh Khang (Chí Nhân) ngoại tình với bạn thân của vợ dù có người vợ rất xinh đẹp, giỏi giang.

Top phim Viet gay bao nam 2015-Hinh-15
 Trong khi đó, cô con gái Minh Phương (Quỳnh Hoa) kết hôn với người chồng có tính trăng hoa. Còn cậu con trai Út Minh Khánh (Trọng Nhân) vừa lập gia đình nhưng tính tình vẫn còn trẻ con. Sau khi phát sóng, bộ phim Việt này được nhiều khán giả quan tâm theo dõi.

Top phim Việt được mong chờ nhất năm 2016

(Kiến Thức) - “Tấm Cám”, “Vòng eo 56”, “Bao giờ có yêu nhau”, “Truy sát”... là những bộ phim Việt được mong chờ nhất năm 2016.

Top phim Việt được mong chờ nhất năm 2016
Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016
 “Tấm Cám” là bộ phim dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên nhưng nhân vật được xây dựng mới mẻ và hấp dẫn. Đây cũng là một trong những bộ phim Việt được khán giả chờ đợi năm 2016.

Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-2
 Phim có sự tham gia của Hạ Vi, nhóm 365, Ninh Dương Lan Ngọc... Được biết, trong phim, Ngô Thanh Vân đảm nhận vai trò biên kịch, diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất.

Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-3
 “Vòng eo 56” gây chú ý khi được “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh đầu tư lên đến 18 tỷ đồng. Phim được thực hiện bởi đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và dự kiến ra mắt vào tháng 3 năm nay.
Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-4
Được biết, bộ phim “Vòng eo 56” kể về cuộc đời của “nữ hoàng nội y”. Ngoài Ngọc Trinh, phim có sự tham gia của Lương Mạnh Hải, Tú Vi, Hồ Vĩnh Khoa, La Quốc Hùng… 

Phim Việt "sặc mùi"... kim chi bao sân truyền hình Việt

Nhiều phim Việt gần đây mang đậm màu sắc phim Hàn Quốc làm dấy lên nỗi lo ngại rằng phim Việt sẽ bị Hàn hóa.

Phim Việt "sặc mùi"... kim chi bao sân truyền hình Việt
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet
 Dàn diễn viên “Zippo, mù tạt và em”.
Nhiều phim truyền hình lẫn điện ảnh Việt xuất hiện gần đây mang đậm màu sắc phim Hàn Quốc làm dấy lên nỗi lo ngại của giới chuyên môn và công chúng yêu điện ảnh nước nhà rằng phim Việt sẽ bị Hàn hóa.
Phủ sóng từ truyền hình đến điện ảnh
Sau thành công của phần đầu, phần 2 phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” vừa ra mắt và nhận được sự chào đón tích cực của khán giả. Vì là sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) và hãng CJ E&M của Hàn Quốc nên phim được đóng mác Hàn Quốc nhiều hơn.
Trước khi “Tuổi thành xuân” 2 ra mắt, phim “Zippo, mù tạt và em” (đạo diễn: Trọng Trinh và Bùi Tiến Huy, cũng do VFC sản xuất) gây chú ý dư luận bởi câu chuyện tình tay ba. Điều đáng nói là chuyện tình tay ba trong phim này không khác gì những câu chuyện tình thường thấy ở các phim Hàn trước đây.
Một phim truyền hình Việt nhưng lại khiến người xem nhìn ra “kiểu Hàn” là vấn đề đáng lo ngại. Gần đây, phim điện ảnh cũng có không ít sản phẩm mang màu sắc “kim chi”, thể hiện rõ nhất qua “4 năm 2 chàng 1 tình yêu”, “Sứ mệnh trái tim”... Sau bộ phim làm lại kịch bản của Hàn Quốc rất ăn khách “Em là bà nội của anh”, xu hướng phim điện ảnh Việt bị Hàn hóa đang gia tăng.
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet-Hinh-2
 Phim “Zippo, mù tạt và em” có kịch bản đậm chất Hàn. (Ảnh cắt từ phim)
“Chuyện lo ngại phim Việt bị Hàn hóa không phải bây giờ mới có. Trước đây, khi dự án phim “Mùi ngò gai” ra mắt, tôi từng cảnh báo coi chừng phở có mùi kim chi. Hiện nay, mùi kim chi còn đậm đặc hơn, nhất là qua phim “Zippo, mù tạt và em”. Phim Việt mang hơi hướng Hàn Quốc trước đây không phải khán giả nào cũng tinh ý nhận ra nhưng nay, họ dễ dàng nhận thấy hơn vì nó quá giống. Dù phim tạo thu hút, nhiều khán giả trẻ quan tâm nhưng việc này kéo dài dễ dẫn đến mất bản sắc Việt, nguy hiểm về lâu dài” - nhà báo, nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long lo ngại.
Cân bằng học hỏi - sao chép
Đạo diễn Minh Trương lý giải rằng đôi lúc nhà làm phim bị bế tắc ý tưởng, phải làm lại kịch bản phim ăn khách nước ngoài. Phim của những nước phương Tây có văn hóa khác biệt lớn nên các nền văn hóa xung quanh như Hàn Quốc, Trung Quốc được chọn lựa nhiều hơn.
“Nhà làm phim chọn phương pháp an toàn, phục vụ thị hiếu khán giả, thấy khán giả thích gì họ chiều theo. Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi vì tuy văn hóa gần nhau nhưng cơ bản hai bên vẫn có sự khác biệt lớn về địa lý, môi trường sống và văn hóa không thể rập khuôn” - đạo diễn Minh Trương phân tích.
Nhiều người trong giới cho rằng những ảnh hưởng ban đầu có thể khó thấy và khán giả chỉ có cảm giác phim này, phim kia giống phim Hàn Quốc nhưng dần dần, độ ảnh hưởng sẽ tăng cao. Đến một lúc nào đó, phim Việt biến thành phim Hàn, muốn thay đổi cũng không dễ bởi ê-kíp làm phim, kịch bản và cả diễn viên đã mang màu sắc khác.
“Không chỉ kịch bản, diễn viên Việt cũng học tập và có cách diễn tương tự nước bạn. Nếu tinh ý, khi xem những phim truyền hình Việt gần đây sẽ thấy nhiều cảnh nhân vật nam nắm chặt tay nhân vật nữ lôi đi đầy mạnh bạo. Đây là kiểu diễn của phim Hàn. Kiểu diễn chạy đến ôm bạn gái hoặc bạn trai từ phía sau lưng cũng vậy” - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long dẫn chứng.
Với tư cách Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, bà Long cho rằng giải pháp cho hiện trạng này là các nhà làm phim phải ngồi lại với nhau, cần có những buổi tọa đàm, hội thảo nhằm cân bằng giữa học hỏi và sao chép. Hiện tại, mạnh ai nấy làm, nhà làm phim chạy theo thị hiếu khán giả chứ không chủ động trong vai trò dẫn dắt. Thậm chí, một số đạo diễn còn tỏ ra tự hào khi làm được phim giống Hàn Quốc!
Theo đạo diễn Minh Trương, quay về với những kịch bản chuyển thể từ các tác phẩm văn học, những vở kịch danh tiếng đậm chất Việt là giải pháp để phim Việt giảm bớt hiện trạng Hàn hóa. Những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được khán giả đón nhận nhiệt tình, mở đường cho nhiều dự án chuyển thể khác. Nếu tập trung vào kho tàng văn học phong phú của dân tộc và sáng tạo dựa trên nền tảng cốt lõi này thì sẽ không sợ mất màu phim Việt.
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet-Hinh-3
Cảnh trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Tin mới