Chiếc vòng cổ của hoàng hậu Pháp có giá hơn 120 tỷ đồng

Theo nhà đấu giá Sotheby's, chiếc vòng cổ đính 300 carat kim cương, được một nhà sưu tập tư nhân châu Á đưa ra bán và có giá cao hơn dự kiến.

Chiếc vòng cổ đính kim cương, được cho là có thể liên quan cố Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, được bán với giá 4,2 triệu francs (4,8 triệu USD, tương đương khoảng 121 tỷ đồng) trong phiên đấu giá tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 14/11.
Theo các chuyên gia lịch sử, chiếc vòng cổ ban đầu là trung tâm của vụ bê bối năm 1785, được gọi là "vụ án vòng cổ kim cương". Khi đó, một phụ nữ quý tộc nghèo khó tên là Jeanne de la Motte đã giả làm Hoàng hậu Pháp và mua chiếc vòng cổ mà không trả tiền. Một phiên tòa sau đó đã tuyên Hoàng hậu vô tội, nhưng không thể xóa bỏ tai tiếng về sự xa hoa của Hoàng hậu, yếu tố góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng và lật đổ chế độ quân chủ Pháp.
Chiếc vòng cổ này trông giống như một chiếc khăn quàng cổ, có thể thắt nút hoặc buông hờ ở phía trước.
Những viên kim cương của chiếc vòng cổ ban đầu, được chế tác vào thập niên 1770, sau đó được bán riêng lẻ trên thị trường chợ đen và do đó gần như không thể truy tìm được nguồn gốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia sau khi đánh giá chất lượng và độ tuổi đã xác định rằng một số viên trong đó đã được đính vào chiếc vòng cổ được bán đấu giá tại Geneva mới đây.
 Nhà đấu giá Sotheby's cho biết một chủ sở hữu trước đây của chiếc vòng cổ là Hầu tước xứ Anglesey của Anh. Một thành viên trong gia đình Hầu tước này đã đeo chiếc vòng trong lễ đăng quang của cố Nữ hoàng Elizabeth II.
Chiec vong co cua hoang hau Phap co gia hon 120 ty dong
Cận cảnh chiếc vòng kim cương quý giá được bán với giá 4,8 triệu USD (Ảnh: AFP/Getty Images)
Một số viên kim cương trên món đồ trang sức này có thể có nguồn gốc từ chiếc vòng cổ đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Hoàng hậu Antoinette xuất thân từ Hoàng gia Áo và là vợ vua Louis XVI của Pháp. Vua và Hoàng hậu đã bị hành quyết vào năm 1793 trong cuộc Cách mạng Pháp.
Nguồn gốc của những viên kim cương
Nhà đấu giá Sotheby's cho biết thêm, những viên kim cương trong chiếc vòng cổ được bán hôm 14/11 có khả năng có nguồn gốc từ "các mỏ Golconda huyền thoại ở Ấn Độ" - được coi là nơi sản xuất ra những viên kim cương tinh khiết và lấp lánh nhất thế giới.
"Người mua may mắn đã sở hữu một tác phẩm lịch sử ngoạn mục", ông Tobias Kormind - người đứng đầu công ty kim cương trực tuyến lớn nhất châu Âu 77 Diamonds, cho biết trong một tuyên bố.
"Với những viên kim cương chất lượng đặc biệt từ các mỏ Golconda huyền thoại, hiện đã cạn kiệt ở Ấn Độ, mối liên hệ với Hoàng hậu Marie Antoinette cùng với hành trình lịch sử trải qua nhiều sự kiện quan trọng khi được đeo trong hai lễ đăng quang..., tất cả đã khiến chiếc vòng cổ thế kỷ 18 này thực sự đặc biệt".
Năm 2018, một mặt dây chuyền ngọc trai tự nhiên hình giọt nước lớn từng được Hoàng hậu Marie Antoinette sở hữu, đã được bán với giá hơn 36 triệu USD tại một cuộc đấu giá trang sức hiếm hoi. "Viên ngọc trai của Hoàng hậu Marie Antoinette", gồm một mặt dây chuyền kim cương và ngọc trai, là một trong những sản phẩm nổi bật nhất trong phiên đấu giá trang sức của Sotheby's từ triều đại Bourbon-Parma ở Geneva.

Chuyện người phụ nữ 'chiến tranh lạnh' với chồng đến tận khi chết

Vợ chồng giận nhau là chuyện bình thường. Nhưng thực hiện một "cuộc chiến tranh lạnh" và "cấm vận" chồng vào gặp cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay chắc chỉ có Hoàng hậu Viên thị nhà Tống.

Phút ghen tuông châm ngòi cho cuộc "chiến tranh lạnh"

Như nhiều Hoàng hậu khác thường có những đòn ghen tuông thâm hiểm với chồng, Hoàng hậu Viên thị nhà Tống cũng không ngoại lệ. Được biết đến là một bậc mẫu nghi thiên hạ, là vợ cả của Hoàng đế Tống Văn Đế (tên gọi Lưu Nghĩa Long khi chưa lên ngôi) nhưng Hoàng hậu Viên thị còn được biết tới là người phụ nữ ra đòn ghen thâm hiểm nhất so với các hoàng hậu khác.

Nhiều người cho rằng, vì Hoàng hậu Viên thị thân là người quyền cao chức trọng trong triều đình nên không được có cái quyền “phát tiết” cơn ghen của mình ra bên ngoài. Cũng có người cho, do tính cách của bà như vậy nên bà ngậm ghen tuông khổ sở trong im lặng kéo dài để hành hạ và trả thù chồng mình.

Ngay từ khi Hoàng đế Tống Văn Đế còn chưa là Thái tử, Viên thị đã là vợ của ông. Do đó, khi ông lên ngôi Hoàng đế, Viên thị theo đó cũng được phong Hoàng hậu. Và con trai do Viên thị sinh ra cũng được phong cho làm Hoàng thái tử. Có thể nói, Hoàng hậu Viên thị lúc trước là một trong những người vợ được Hoàng đế Tống Văn Đế sủng ái nhiều nhất.

Ngay từ khi Hoàng đế Tống Văn Đế còn chưa là Thái tử, Viên thị đã là vợ của ông và được ông yêu thương, sủng ái (Ảnh minh họa)

Tưởng cuộc sống hạnh phúc của Hoàng hậu Viên thị cứ thế trôi qua. Cho tới khi trong cung xuất hiện Phan Thục phi xinh đẹp đã làm cho mọi chuyện rối như tơ vò.

Phan Thục phi vừa trẻ vừa có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên ngày càng được vua Tống Văn Đế sủng ái. Do được vua yêu chiều, Thục phi ngày một được đà và rất hay khoe khoang sự sủng ái của Hoàng thượng dành cho mình. Thậm chí, Thục phi còn huyênh hoang phao tin, sẽ có một ngày cô ta thay Viên thị làm Hoàng hậu.

Có lần, trước mặt hoàng hậu, Thục phi này còn cố ý khoe khoang rằng, chỉ cần cô ta ngỏ ý cần tiền thì Hoàng đế sẽ không bao giờ tiếc và từ chối yêu cầu của cô ta. Cho dù số tiền vàng ấy có con số lớn đến bao nhiêu.

Cho rằng Thục Phi quá huyênh hoang khi hàm hồ nói vậy, bởi hơn ai hết Hoàng hậu Viên thị nghĩ chồng mình tuy là vua song là người sống vô cùng rất tiết kiệm. Ngay cả là vợ chồng bao nhiêu năm nay nhưng mỗi lần hoàng đế tặng tiền bạc cho bà cũng chỉ dừng lại ở con số vài ba vạn đồng.

Dù không tin những lời nói xằng bậy của Thục phi nhưng Hoàng hậu Viên thị do ghen tuông nên vẫn muốn kiểm chứng thực hư. Một lần, bà mượn danh Phan Thục phi đòi Hoàng đế chi cho 30 vạn đồng. Có nằm mơ bà cũng không ngờ được, Hoàng đế đã đưa số tiền lớn này đến rất nhanh cho người đẹp.

Hành động đó của Hoàng đế Tống Văn Đế đã khiến Hoàng hậu Viên thị uất ức và tức nghẹn lời. Bà cho rằng, Hoàng đế đã sủng ái Thục Phi hơn hẳn bà. Cũng từ hôm đó, bà thường lấy cớ bị bệnh, không chịu gặp chồng. Hoàng đế Tống Văn Đế nhiều lần đến thăm vợ nhưng lần nào cũng bị bà từ chối. Ông cũng không có cách nào gặp được nên cũng đành phải quay về.

Cho rằng, Hoàng đế đã sủng ái Thục Phi hơn hẳn bà, cũng từ hôm đó, Hoàng hậu Viên thị thường lấy cớ bị bệnh, không chịu gặp chồng (Ảnh minh họa)

Phút lâm chung vẫn không thèm nhìn mặt chồng

Có lẽ vì bị tổn thương quá nặng nề trong lòng nên "cuộc chiến tranh lạnh" đơn phương của Hoàng hậu Viên thị với vua Tống Văn Đế cứ kéo dài mãi cho tới tận ngày bà lâm chung.

Được biết, giờ phút Viên Hoàng hậu lâm chung, Hoàng đế có đến nắm chặt tay bà để hỏi có muốn nói điều gì không. Thế nhưng ngay cả lúc sắp lìa xa cõi đời, Hoàng hậu Viên thị cũng không hé môi nói dù chỉ một từ. Ngược lại, bà chỉ trừng mắt nhìn chồng rồi sau đó tự kéo chăn trùm kín mặt, nhất quyết không nhìn mặt chồng.

Có lẽ vì đã làm khổ người vợ của mình phải sống trong ghen tuông câm lặng bao nhiêu năm trời nên sau khi Viên Hoàng hậu mất, Hoàng đế Tống Văn Đế cũng đã phải trả một cái giá đắt khi phải hứng chịu kết thúc thê thảm: Ông bị chính đứa con trai do chính ông suy tôn lên làm Hoàng thái tử đã mưu phản, giết chết Văn Đế lẫn Phan Thục phi trả mối thù ghen tuông trong câm lặng cho mẹ đẻ của mình.

Chiến tích của 15 vị tướng nổi bật trong Thế chiến I

Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914-1918) là một cuộc xung đột khốc liệt với sự tham gia của nhiều cường quốc và những vị tướng tài ba. Sau đây là 15 vị tướng nổi bật nhất của cuộc chiến này.

Chien tich cua 15 vi tuong noi bat trong The chien I
Ferdinand Foch (Pháp). Là Tổng tư lệnh quân đội liên quân vào năm 1918, Foch đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công cuối cùng dẫn đến chiến thắng của phe Đồng Minh. Ông được coi là một trong những chiến lược gia hàng đầu của Thế chiến I. Ảnh: Pinterest.

Tin mới