Chiếc xe tăng “hai nòng thảm họa” của Pháp trong Thế chiến 2 (1)

Chiếc xe tăng “hai nòng thảm họa” của Pháp trong Thế chiến 2 (1)

Mất một thời gian dài để tạo ra được chiếc xe tăng chủ lực, nhưng hiệu quả của chiếc xe tăng này lại khiến người Pháp phải xấu hổ.

Xem toàn bộ ảnh
Char de Bataille B1 (Bis/Tertiaire), có nghĩa là  xe tăng chủ lực B1 (Cấp 2/Cấp 3), là một loại xe tăng được biên chế cho các đơn vị bộ binh để thực hiện nhiệm vụ đột phá phòng tuyến của đối phương.
Char de Bataille B1 (Bis/Tertiaire), có nghĩa là xe tăng chủ lực B1 (Cấp 2/Cấp 3), là một loại xe tăng được biên chế cho các đơn vị bộ binh để thực hiện nhiệm vụ đột phá phòng tuyến của đối phương.
Dòng xe tăng này cực kì nổi tiếng với hỏa lực tốt và lớp giáp dày, vào đầu Thế chiến 2 hỏa lực của Char B1 đủ sức tiêu diệt hầu hết các loại xe tăng Đức. Với lớp giáp trước mặt gần như không thể xuyên thủng, trong thời gian này Char B1 khiến lực lượng thiết giáp của Đức Quốc xã phải dè chừng khi đối đầu với nó.
Dòng xe tăng này cực kì nổi tiếng với hỏa lực tốt và lớp giáp dày, vào đầu Thế chiến 2 hỏa lực của Char B1 đủ sức tiêu diệt hầu hết các loại xe tăng Đức. Với lớp giáp trước mặt gần như không thể xuyên thủng, trong thời gian này Char B1 khiến lực lượng thiết giáp của Đức Quốc xã phải dè chừng khi đối đầu với nó.
Do đó mà Char B1 được biết đến như là một trong những chiếc xe tăng mạnh mẽ và “mặt dày” bậc nhất giai đoạn trước Thế Chiến 2 mặc cho chiếc xe có thiết kế hơi lạc hậu. Được mệnh danh là “chiếc khiên chặn Panzer” của Pháp, Char B1 có khá nhiều điểm mạnh tuyệt vời đã khẳng định nên tên tuổi và sức mạnh của nó.
Do đó mà Char B1 được biết đến như là một trong những chiếc xe tăng mạnh mẽ và “mặt dày” bậc nhất giai đoạn trước Thế Chiến 2 mặc cho chiếc xe có thiết kế hơi lạc hậu. Được mệnh danh là “chiếc khiên chặn Panzer” của Pháp, Char B1 có khá nhiều điểm mạnh tuyệt vời đã khẳng định nên tên tuổi và sức mạnh của nó.
Giáp khá dày vào thời điểm Char B1 ra đời (40mm vào năm 1934 với bản B1 và 60mm vào năm 1937 đối với bản B1 Bis và 70mm ở bản Ter vào năm 1940-1941). Tất cả đều là giáp nghiêng khoảng 7-62° khiến nó trở thành chiếc xe bất tử trước hầu hết mọi loại pháo chống tăng của Đức thời đó.
Giáp khá dày vào thời điểm Char B1 ra đời (40mm vào năm 1934 với bản B1 và 60mm vào năm 1937 đối với bản B1 Bis và 70mm ở bản Ter vào năm 1940-1941). Tất cả đều là giáp nghiêng khoảng 7-62° khiến nó trở thành chiếc xe bất tử trước hầu hết mọi loại pháo chống tăng của Đức thời đó.
Trong giai đoạn 1939-1940, hỏa lực của Char B1 được đánh giá khá tốt khi pháo 47mm có thể xuyên thủng những chiếc Panzer của Đức ở khoảng cách 1.5km trở lại. Ngoài ra lựu pháo 75mm tuy có khả năng chống tăng khá kém nhưng lại có khả năng hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt công sự khá tốt.
Trong giai đoạn 1939-1940, hỏa lực của Char B1 được đánh giá khá tốt khi pháo 47mm có thể xuyên thủng những chiếc Panzer của Đức ở khoảng cách 1.5km trở lại. Ngoài ra lựu pháo 75mm tuy có khả năng chống tăng khá kém nhưng lại có khả năng hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt công sự khá tốt.
Char B1 có trọng lượng lên đến 28 tấn (31 tấn ở bản Bis và 36 tấn ở bản Ter) nhưng lại có khả năng cơ động tốt, với khối động cơ tương ứng là 272 mã lực (305 mã lực ở bản Bis và 350 mã lực ở bản Ter). Kết hợp với hệ thống treo cùng bản xích rộng cho khả năng vượt hào và việt dã khá tốt.
Char B1 có trọng lượng lên đến 28 tấn (31 tấn ở bản Bis và 36 tấn ở bản Ter) nhưng lại có khả năng cơ động tốt, với khối động cơ tương ứng là 272 mã lực (305 mã lực ở bản Bis và 350 mã lực ở bản Ter). Kết hợp với hệ thống treo cùng bản xích rộng cho khả năng vượt hào và việt dã khá tốt.
Char B1 được trang bị tháp pháo xoay giúp chỉ huy xe có tầm nhìn bao quát. Không gian tác chiến của xe khá rộng nhờ cấu trúc xích chạy quanh thân, kèm theo đó số lượng thành viên kíp lái khá ít giúp dễ dàng xoay sở mà thoát hiểm, gia tăng khả năng sống sót cho kíp lái.
Char B1 được trang bị tháp pháo xoay giúp chỉ huy xe có tầm nhìn bao quát. Không gian tác chiến của xe khá rộng nhờ cấu trúc xích chạy quanh thân, kèm theo đó số lượng thành viên kíp lái khá ít giúp dễ dàng xoay sở mà thoát hiểm, gia tăng khả năng sống sót cho kíp lái.
Cửa được thiết kế ở hông xe có thể giúp bộ binh vận chuyển đồ và trang bị, góp phần thực hiện tốt hơn vai trò hỗ trợ bộ binh đột phá phòng tuyến của đối phương, giảm gánh nặng khi hành quân nhờ không gian trong xe khá rộng rãi.
Cửa được thiết kế ở hông xe có thể giúp bộ binh vận chuyển đồ và trang bị, góp phần thực hiện tốt hơn vai trò hỗ trợ bộ binh đột phá phòng tuyến của đối phương, giảm gánh nặng khi hành quân nhờ không gian trong xe khá rộng rãi.
Số lượng đạn mà xe mang theo khá lớn khi tổng lượng đạn cả 2 khẩu pháo dùng có thể lên đến hơn 120 viên, ngoài ra còn có hơn 5000 viên đạn 7.5mm sử dụng cho súng máy trên tháp pháo. Điều này giúp xe gia tăng thời gian có thể tác chiến, hỗ trợ bộ binh mà không cần tiếp tế.
Số lượng đạn mà xe mang theo khá lớn khi tổng lượng đạn cả 2 khẩu pháo dùng có thể lên đến hơn 120 viên, ngoài ra còn có hơn 5000 viên đạn 7.5mm sử dụng cho súng máy trên tháp pháo. Điều này giúp xe gia tăng thời gian có thể tác chiến, hỗ trợ bộ binh mà không cần tiếp tế.
Khả năng khắc phục sự cố động cơ xe khá an toàn vì có cửa dẫn ra buồng động cơ giúp thợ máy có thể đi ra sau tiếp cận động cơ để khắc phục ngay giữa chiến trường. Ngoài ra giữa khoang chiến đấu và khoang động cơ có giáp ngăn cách giúp đảm bảo an toàn cũng như tăng thêm thời gian phản ứng cho kíp lái trong trường hợp xe bị bắn cháy động cơ.
Khả năng khắc phục sự cố động cơ xe khá an toàn vì có cửa dẫn ra buồng động cơ giúp thợ máy có thể đi ra sau tiếp cận động cơ để khắc phục ngay giữa chiến trường. Ngoài ra giữa khoang chiến đấu và khoang động cơ có giáp ngăn cách giúp đảm bảo an toàn cũng như tăng thêm thời gian phản ứng cho kíp lái trong trường hợp xe bị bắn cháy động cơ.
Nắp thoát hiểm đáy xe và cửa sau tháp pháo có kích thước lớn giúp kíp lái dễ dàng thoát ra khỏi xe trong trường hợp bị bắn hạ hoặc gặp trục trặc giữa chiến trường, buộc phải bỏ xe. Thiết kế này giúp gia tăng khả năng sống sót của kíp lái, giảm thiểu thiệt hại nhân lực.
Nắp thoát hiểm đáy xe và cửa sau tháp pháo có kích thước lớn giúp kíp lái dễ dàng thoát ra khỏi xe trong trường hợp bị bắn hạ hoặc gặp trục trặc giữa chiến trường, buộc phải bỏ xe. Thiết kế này giúp gia tăng khả năng sống sót của kíp lái, giảm thiểu thiệt hại nhân lực.
Là một chiếc xe tăng được thiết kế với nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh, Char B1 có kích thước khá tốt giúp nó trở thành tấm khiên che chắn và bảo vệ cho bộ binh và cùng hỗ trợ bộ binh tiến công.
Là một chiếc xe tăng được thiết kế với nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh, Char B1 có kích thước khá tốt giúp nó trở thành tấm khiên che chắn và bảo vệ cho bộ binh và cùng hỗ trợ bộ binh tiến công.
Mặc dù khiến thiết giáp Đức phải dè chừng khi đối đầu trực diện, nhưng Char B1 vẫn có một số nhược điểm mà có thể nói là “chí mạng”. Động cơ và hệ điều thống treo phức tạp, linh kiện thì thiếu thốn.
Mặc dù khiến thiết giáp Đức phải dè chừng khi đối đầu trực diện, nhưng Char B1 vẫn có một số nhược điểm mà có thể nói là “chí mạng”. Động cơ và hệ điều thống treo phức tạp, linh kiện thì thiếu thốn.
Ngoài ra do nhiều nhà máy cùng đấu thầu sản xuất Char B1, nhiều linh kiện của xe cũng không được đồng bộ. Điều này khiến cho xe rất khó sửa chữa và bảo trì, cũng như rất tốn kém thời gian để làm hai việc trên (còn nữa).
Ngoài ra do nhiều nhà máy cùng đấu thầu sản xuất Char B1, nhiều linh kiện của xe cũng không được đồng bộ. Điều này khiến cho xe rất khó sửa chữa và bảo trì, cũng như rất tốn kém thời gian để làm hai việc trên (còn nữa).

GALLERY MỚI NHẤT