Hà Lan có hệ thống đê chắn ở Biển Bắc mang tên công trình bảo vệ Biển Bắc - vốn vẫn được gọi là kỳ quan thứ 8 - gồm hai phần: một mang tên công trình Zuiderzee và một mang tên công trình châu thổ.
Công trình Zuiderzee được khởi công năm 1923 vì sau trận bão kinh hoàng năm 1916, Chính phủ Hà Lan phải nghĩ đến việc xây dựng một con đập chắn ở vịnh Zuiderzee - vốn là một cảng nước cạn dài 100km, rộng 50km nhưng chỉ sâu 5m.
Ảnh cắt từ clip. |
Phần chính của công trình Zuiderzee mang tên đập kín dài 32km, rộng 100m và cao gần 8m, chắn, không cho nước từ Biển Bắc đi vào Zuiderzee và dần biến nơi này thành một hồ nước ngọt, đặt tên là Ijsselmeer.
Không chỉ giải quyết vấn đề chắn nước từ Biển Bắc, công trình Zuiderzee còn giúp người Hà Lan có được hơn 1.500km2 đất trong khu vực Ijsselmeer để xây dựng các thành phố phát triển, hiện đại ngày nay.
Trong khi đó, công trình châu thổ phải đến năm 1987 mới hoàn thành, trị giá 7 tỉ USD.
Công trình này bao gồm 13 đê, kè lớn nhỏ khác nhau, trong đó kè chắn bão đông Schelde là công trình lớn nhất.
Mời quý độc giả xem video: