Chiêm ngưỡng loạt cổ vật quý hiếm ở làng chài miền Trung
Gành Cả được mệnh danh là “làng chài cổ vật” độc nhất vô nhị ở miền Trung với rất nhiều cổ vật quý hiếm được người dân sưu tầm, gìn giữ.
Theo Hà Phương/ Kinh tế Đô thị
Xem toàn bộ ảnh
Vùng biển thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn có tên gọi khác là "vũng tàu". Đây cũng là nơi được giới khảo cổ nhận định có rất nhiều tàu cổ bị đắm.
Gành Cả là một ngôi làng ở Châu Thuận Biển với khoảng 300 hộ dân, trong đó quá hơn 150 hộ sưu tầm trưng bày cổ vật như chén, đĩa, ly, bình...
"Nơi đây nổi tiếng là “làng cổ vật” bởi trong tủ nhà nào cũng có đồ cổ", ông Nguyễn Văn Vương (44 tuổi ở làng Gành Cả)- hội viên Hội di sản Văn hóa tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
Ông Vương hiện sở hữu khá nhiều cổ vật và bảo quản chúng cẩn thận.
Ngoài các cổ vật, ông Vương còn sở hữu vỏ sò tai tượng khổng lồ, do chính ông nhặt được trong lúc đánh bắt ở vùng biển Trường Sa (Việt Nam).
Cũng ở làng Gành Cả và là hội viên Hội di sản Văn hóa, ông Trương Tràng (45 tuổi) đang sở hữu khoảng 300 đồ gốm sứ có từ thế kỷ 15 - 17.
Một trong những "báu vật" của ông Vương là chiếc đĩa có đường kính 33cm, tráng men xanh, ẩn long, đồ gốm Chu Ðậu, khoảng thế kỷ 15 - 16.
Chum dùng đựng rượu, đựng nước, thế kỷ 17.
Bình hoa Vạn Ninh, vẽ sơn thủy, thế kỷ 19.
Bộ sưu tập tráp đựng phấn.
Hiện Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với Chi hội di sản Bình Sơn xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng làng cổ vật ở Bình Châu (huyện Bình Sơn).
"Đây là đặc trưng mà không phải chỗ nào cũng có được, vì vậy chúng tôi chọn đây là điểm đến để du khách đến tham quan, nghiên cứu về cổ vật", Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho hay.
Được biết, theo Luật Di sản, người dân được bảo quản, giữ gìn, sưu tầm cổ vật. Tuyệt đối không được bán ra nước ngoài.