Xem toàn bộ ảnh
Đó là Convair B-58 Hustler - máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Không lực Mỹ đạt được tốc độ siêu thanh Mach 2. Chiếc máy bay được phát triển cho Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Không quân Mỹ vào cuối những năm 1950. |
Về mặt công nghệ, máy bay ném bom siêu âm B-58 có thể được xem là thành công một phần khi nó phá được 19 kỷ lục về tốc độ và độ cao. B-58 có chiều dài 29 m, sải cánh 17,3 m, cao 8,9 m. Trọng lượng rỗng 25,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 80,3 tấn . Phi hành đoàn gồm 3 người. |
Máy bay được trang bị 4 động cơ General Electric J79-GE-5A với lực đẩy 52,9 kN/động cơ và 69,3 kN/động cơ khi đốt lần 2 cho vận tốc tối đa lên đến 2.450 km/h, trần bay 19 km. |
Tuy nhiên, điều này cũng khiến nó phải hy sinh các đặc tính khác rất quan trọng với một máy bay ném bom chiến lược, đó là tầm hoạt động và sức tải. B-58 chỉ có tầm bay tối đa 7.500km và chở theo tối đa 9 tấn bom. Ngoài ra, chi phí vận hành của nó còn gấp 3 lần của B-52. B-58 cũng khét tiếng là một máy bay khó điều khiển, với 26 chiếc gặp tai nạn. |
Chỉ có 86 chiếc được đưa vào biên chế và chúng được cho ngừng hoạt động vào tháng 1/1970, với thời gian phục vụ chỉ hơn 10 năm. Vấn đề chính của B-58 bắt nguồn ngay từ ý tưởng ban đầu. Khi máy bay bắt đầu được thiết kế thì tên lửa phòng không vẫn là một công nghệ mới. Một máy bay ném bom siêu âm hoạt động ở độ cao lớn khó có thể vượt qua hệ thống tên lửa phòng không. Bên cạnh đó, hạn chế về tầm bay và sức tải của B-58 đã khiến nó không thể tồn tại lâu. |
Vai trò của B-58 sau này được tiếp nối bởi những máy bay ném bom siêu thanh khác như: FB-111A và B-1 Lancer. |
Sức mạnh của Convair B-58 Hustler nằm ở kho vũ khí nguyên tử mà chúng đem theo, bao gồm: bom nguyên tử B43 và B61. Mỗi chuyến xuất kích, Convair B-58 Hustler có thể đem theo 5 quả bom nguyên tử, số vũ khí này đủ sức hủy diệt một vùng rất rộng lớn. Ngoài ra nó cũng mang theo một khẩu pháo 20 mm để không chiến khi cần. |
B-58 là máy bay thế hệ tiếp theo của B-47 Stratojet với vai trò ném bom tầm trung, được thiết kế để tấn công Liên Xô từ căn cứ nước ngoài khi tiếp nhiên liệu từ KC-135. Giống như B-36 và B-47, B-58 chưa bao giờ thả bom trong chiến tranh. B-58 chỉ tạo ra sự răn đe hạt nhân mặc dù có tốc độ tuyệt vời nhưng xử lí kém ở độ cao thấp và thả bom thiếu chính xác, vì vậy trong chiến tranh Việt Nam nhiệm vụ này giao cho B-52. |