Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines

Đại bàng Philippines (đại bàng khổng lồ Philippines) có tên khoa học là Pithecophaga Jefferyi. Nó là một trong những loài chim cao, lớn, hiếm và mạnh mẽ nhất thế giới.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 1

Nó được phát hiện vào năm 1896 bởi nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học người Anh - John Whitehead.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 2

Hình ảnh của đại bàng Philippines được ví với một sinh vật thần thoại là Griffin.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 3

Đại bàng Philippine có bộ lông màu nâu đậm và trắng.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 4

Đại bàng trưởng thành có chiều cao từ 86-102cm, nặng 4,7-8kg. Con mái thường lớn hơn con trống.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 5

Chân của đại bàng Philippine to, có màu vàng nổi bật với vuốt màu đen. Mỏ màu xám hơi xanh cùng với đôi mắt xanh xám giống chim ưng.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 6

Sải cánh của đại bàng Philippine dài từ 184-220cm, đuôi dài 50cm.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 7

Đây là loài chim đặc hữu ở Philippines, được tìm thấy ở phía Đông các đảo chính là Luzon, Samar, Leyte và Mindanao (số lượng nhiều nhất ở Mindanao).

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 8

Đại bàng Philippine sống ở vùng rừng rậm nhiệt đới núi cao và dốc với độ cao từ 1.800m trở lên.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 9

Thức ăn chủ yếu của đại bàng Philippine là khỉ, chim, cáo, cá, thằn lằn, rắn, lợn con, chó nhỏ…

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 10

Năm 2010, chúng bị liệt kê vào loài cực kỳ nguy cấp với số lượng chỉ từ 180 tới dưới 500 con còn lại ở Philippines.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 11

Pháp luật ở Philippines cũng quy định phạt tù rất nặng đối với những hành vi săn bắt loại đại bàng này.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 12

Tuổi thọ trung bình cho một con đại bàng Philippines ở môi trường tự nhiên được ước tính là 30-60 năm.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 13

Đại bàng Philippine mái bước vào tuổi sinh sản lúc 5 tuổi còn con trống là 7 tuổi.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 14

Đại bàng Philippine thường sống thành cặp, khi con còn lại chết đi chúng thường sẽ kiếm con khác thay thế.

Chiêm ngưỡng quả đầu “hổ báo” của đại bàng Philippines ảnh 15

Đại bàng Philippine thường đẻ 1 quả trứng duy nhất và ấp từ 58-68 ngày. Cả 2 sẽ cùng nhau chăm sóc con nhỏ. Đại bàng non sẽ được cha mẹ của chúng chăm sóc 20 tháng trước khi ra ở riêng.

Video: Đại bàng giết gà gô trong chớp mắt

Chỉ trong nháy mắt, chú đại bàng đã dễ dàng tóm gọn được con gà gô, trước khi biến nó thành “bữa tiệc” thịnh soạn cho mình.

Video: Đại bàng giết gà gô trong chớp mắt

Video: Dai bang giet ga go trong chop mat

Đại bàng đang thưởng thức thành quả sau chuyến đi săn của mình.

Trong thiên nhiên hoang dã, đại bàng nâu luôn được biết đến là một trong những loài chim ăn thịt lớn nhất thế giới. Với trọng lượng cơ thể lên tới 6kg và sở hữu đôi cánh dài hơn 2m, chúng chính là “sát thủ” đáng sợ nhất trên vùng bầu ở Bắc Mỹ.

Bên cạnh đó, đại bàng nâu còn có đôi mắt tinh gấp 8 lần mắt người. Điều này cho phép chúng dễ dàng phát hiện con mồi ở khoảng cách rất xa. Đồng thời, bộ móng vuốt dài hơn 2,5cm của chúng cũng là một loại vũ khí cực kỳ lợi hại khi đi săn mồi.

Ở clip dưới đây, con đại bàng nâu dễ dàng phát hiện chú gà gô ẩn nấp trong bụi cỏ. Ngay lập tức, nó liền lao xuống với vận tốc cao và chỉ trong nháy mắt, con đại bàng đã tóm gọn được con mồi trước khi biến nó thành “bữa tiệc” thịnh soạn.

>>> Mời độc giả xem Video: Đại bàng giết gà gô trong tích tắc. Nguồn: Nat Geo.

Tại sao coi đại bàng vàng là vua của các loài chim ăn thịt?

Trên ngọn núi Govi-Altai của Mông Cổ, đại bàng vàng là loài chim được mệnh danh là 'Chúa tể bầu trời' (King of heaven).

Tại sao coi đại bàng vàng là vua của các loài chim ăn thịt?

Tai sao coi dai bang vang la vua cua cac loai chim an thit?

Chim săn mồi được chia thành 3 chi, bao gồm tất cả các loài chim thuộc chi Falconiformes, Owlformes và Eagleformes, trong đó đại bàng vàng là loài săn mồi giỏi nhất trong chi Eagleformes, và nó là kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn.

Cả gan “hớt tay trên” của sư tử, đại bàng nhận kết bi thảm

Trong tự nhiên, báo sư tử và đại bàng rất hiếm khi đụng độ sinh tử với nhau như vậy dù chúng có chung môi trường sống ở Bắc Mỹ.

Cả gan “hớt tay trên” của sư tử, đại bàng nhận kết bi thảm

Ca gan “hot tay tren” cua su tu, dai bang nhan ket bi tham

Ảnh cắt từ clip.

Tin mới