Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất VN

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất VN

(Kiến Thức) - Tượng A Di Đà chùa Phật Tích là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.

Xem toàn bộ ảnh
Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý.
Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý.
Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho  tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.
Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.
Tượng xưa được thếp vàng lộng lẫy. Một vài thế kỷ sau, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng lớp vàng đã bị tróc, lộ lõi bằng đá. Sự kiện này là nguồn gốc tên gọi làng Phật Tích và chùa Phật Tích.
Tượng xưa được thếp vàng lộng lẫy. Một vài thế kỷ sau, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng lớp vàng đã bị tróc, lộ lõi bằng đá. Sự kiện này là nguồn gốc tên gọi làng Phật Tích và chùa Phật Tích.
Vào thập niên 1940, làng Phật Tích bị giặc Pháp chiếm đóng. Quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến đầu tượng đã bị gãy rời, thân tượng nham nhở vết đạn.
Vào thập niên 1940, làng Phật Tích bị giặc Pháp chiếm đóng. Quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến đầu tượng đã bị gãy rời, thân tượng nham nhở vết đạn.
Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.
Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.
Theo đo đạc, tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ là 2,69 m. Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn.
Theo đo đạc, tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ là 2,69 m. Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn.
Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa.
Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa.
Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng.
Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng.
Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.
Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.
Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác, trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.
Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác, trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí trên bệ tượng phản ánh sự đặc sắc của nghệ thuật Việt, tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí trên bệ tượng phản ánh sự đặc sắc của nghệ thuật Việt, tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.
Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, đây là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.
Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, đây là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.
Hiện tại, tượng A Di Đà chùa Phật Tích đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Hiện tại, tượng A Di Đà chùa Phật Tích đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT