Chiến binh IS: Hoảng loạn, thiếu tổ chức và “phê thuốc“

(Kiến Thức) - Một cựu binh sĩ Anh đã chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS ở Syria cho biết các chiến binh của IS đều trong tình trạng “phê thuốc”.

Một cựu binh sĩ Anh đã rời quê hương để tham gia cùng các chiến binh người Kurd chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS đã chia sẻ về kinh nghiệm của mình, tuyên bố rằng phần lớn các chiến binh của IS đều trong tình trạng “phê thuốc”.
Jamie Read là một trong 2 cựu binh sĩ Anh – những người đã tham gia vào lực lượng Peshmerga (hay còn gọi là lực lượng người Kurd) vào tháng 11/2014. Anh đã phục vụ trong quân đội 4 năm trước khi tham gia vào cuộc xung đột ở Syria.
Quay trở lại quê hương vào tháng 12/2014, anh cho biết mình sẽ xem xét quay trở lại cuộc chiến, mặc dù đã nhận được những lời đe dọa từ nhóm khủng bố.
Phát biểu tại sự kiện được tổ chức bởi một công ty an ninh tư nhân – nơi đã đào tạo Read chiến đấu tự vệ và các chiến thuật trước khi tới Syria, anh cho biết giả thuyết về nhóm IS là một khu vực lãnh thổ có tổ chức là không chính xác.
“Tất cả những điều về IS được tổ chức một cách trật tự mà tôi từng được nghe không giống như những gì tôi thấy, họ dường như chỉ là những nhân viên văn phòng và dân thường – những người nhận được chỉ thị chiến đấu tại một nơi nào đó”, anh cho biết. “Họ chỉ là những người dân thường từ rất nhiều nơi bị cuốn vào cuộc xung đột và buộc phải chiến đấu".
Họ không có lựa chọn, và họ không hề có thông tin gì, kể cả việc ai là nhà lãnh đạo. Rất nhiều người quá sợ hãi đến nỗi họ phải dùng các loại ma túy”, Read cho biết.
Chien binh IS: Hoang loan, thieu to chuc va “phe thuoc“
 Jamie Read (ngoài cùng bên trái) và James Hughes (ngoài cùng bên phải)
Anh cũng cho biết lực lượng Peshmerga cũng không phải là một lực lượng có tính kỷ luật.
“Họ không chiến đấu theo một chiến thuật nào cả. Họ nói “hãy tấn công đường này” và tất cả bọn họ đều đi theo hướng đó và chiến đấu. Nhưng họ không hề sợ hãi trước nhóm khủng bố IS, bởi vì họ đang chiến đấu để bảo vệ gia đình và quê hương của mình”.
“Tôi đã cố gắng chỉ cho họ một vài điều cơ bản về chiến thuật quân sự, nhưng họ không hề có hứng thú , bởi vì điều đó mâu thuẫn với ý tưởng của họ”, anh cho hay.
Viên cựu binh sĩ cho biết việc cái đầu của ông đáng giá 250,000 bảng Anh sẽ không ngăn cản anh quay trở lại chiến đấu chống lại IS. Anh thừa nhận rằng các hành động của bản thân đã biến mình thành mục tiêu của những kẻ khủng bố.
“Tất nhiên, nhóm IS chắc chắn sẽ nhằm vào chúng ta, tôi hiện giờ là một nhân vật công chúng đang chống lại chúng. Sau cuộc tấn công ở Paris, đã có rất nhiều cảnh sát đứng gác quanh nhà tôi. Cảnh sát chắc chắn rằng tôi sẽ là mục tiêu kế tiếp”.
Read, 24 tuổi, đã tới Syria với một người đàn ông khác, James Hughes. Vào tháng 11/2014, 2 người này bị cáo buộc là những lính đánh thuê, nhưng sau đó sự thật được khám phá ra rằng họ đã tới Syria để giúp đỡ chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS.
Sau chuyến bay trở về nhà để dự lễ Giáng Sinh cùng gia đình, Jamie Reads và James Hughes đã bị giữ lại tại sân bay Heathrow trong vòng 6 giờ, nơi họ bị tra hỏi về những hành động của mình trước khi được thả.

Mỹ và đồng minh không kích IS ác liệt

(Kiến Thức) - Mỹ và các nước đồng minh đã thực hiện 19 cuộc không kích vào tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq.

Mỹ dẫn đầu lực lượng không kích tấn công vào khu vực của lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq, quân đội Mỹ thông báo vào chủ nhật (11/1/2015).
My va dong minh khong kich IS ac liet
 Cột khói bốc lên sau cuộc không kích.

Rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với IS

(Kiến Thức) - Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 3000 người nước này được cho là có liên quan tới tổ chức IS.

Khoảng 3000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có liên quan tới tổ chức IS, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ thông báo vào thứ 7 (17/1), cảnh báo khả năng bị tấn công bởi những kẻ cực đoan.
Bản thông báo đề nghị tăng cường giám sát 3000 người này, bao gồm cả việc xác nhận cấp bậc của họ trong tổ chức hoặc liệu họ có hoạt động cho tổ chức hay không, trang báo Hurriyet đưa tin vào thứ 7 (17/1).
Rat nhieu nguoi Tho Nhi Ky co moi lien he voi IS
 Bức ảnh được đăng tải công khai trên tài khoản Twitter "Al-Baraka news" của những kẻ cuồng tín vào ngày 11/6/2014. Trong ảnh 2 binh lính thuộc nhóm ủng hộ IS đang treo cờ của tổ chức này trên nóc 1 pháo đài cổ của quân đội.
Báo động đỏ cũng đã được gửi tứi các đơn vị an ninh cảnh báo khả năng tấn công của lực lượng IS vào các đại sứ quán phương Tây.
An ninh tại các đại sứ quán đã tăng lên mức cao nhất, thêm vào đó NATO và các nước phương Tây cũng có thể trở thành mục tiêu.
Và bản báo cáo cũng nhắc nhở khả năng các cuộc đánh bom có thể xảy ra “bất cứ nơi nào và bất cứ đâu” ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi “các lực lượng ngầm”.
Hầu hết các vụ trộm xe cộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là do những kẻ ủng hộ IS và có lẽ những phương tiện này sẽ được sử dụng trong các vụ đánh bom bằng xe hơi.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu vào thứ 5 (15/1) rằng có tới 700 công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập tổ chức IS.
Ông cũng nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm khoảng 7250 người nhập cảnh vào nước này do họ đang có kế hoạch gia nhập IS và đã trục xuất 1160 người muốn trở thành thành viên IS.
Thổ Nhĩ Kỳ đang bị buộc tội là đã không dốc sức ngăn chặn những kẻ cuồng tín muốn gia nhập vào tổ chức IS và hiện tổ chức này đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo vào thứ 2 (12/1) rằng Hayat Boumeddiene, nữ nghi phạm trong vụ bắt cóc con tin ở siêu thị đồ ăn kiêng tại Pháp đã quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ trước khi tới Syria vài ngày trước vụ thảm sát, giữa các cáo buộc rằng cô ta có thể đã gia nhập IS.
1 phụ nữ đánh bom tự sát đã làm chết 1 cảnh sát tuần trước ở quận Sultanahmet, Istanbul, quê hương của các công trình kiến trúc lịch sử.
Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn chưa công bố tên kẻ đánh bom tự sát nhưng các báo cáo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào thứ 6 (16/1) đã xác định danh tính của kẻ này là Diana Ramazanova, 18 tuổi, đến từ vùng Dagestan phía bắc Caucasus.

Tin mới