Chiến đấu cơ Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều ở Biển Đông

Sáng kiến Tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết, trong tháng 9, 41 máy bay của Mỹ xuất hiện ở Biển Đông và Washington đang chuẩn bị các nhiệm vụ dài hạn.

SCMP đưa tin, theo Sáng kiến Tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), ít nhất 60 máy bay chiến đấu của Mỹ đã tiến hành các chuyến bay do thám gần Trung Quốc vào tháng 9, trong đó có 41 chiếc xuất hiện ở Biển Đông, 6 chiếc bay qua biển Hoa Đông và xa hơn về phía Bắc, 13 chiếc hiện diện trên biển Hoàng Hải.
“Các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không từ các chiến đấu cơ của Mỹ đã tăng lên vào tháng trước”, SCSPI cho biết và nhận định điều này cho thấy Washington đang chuẩn bị cho các chiến dịch dài hạn trong tương lai, nhằm vào các mục tiêu ở Biển Đông.
Chien dau co My ngay cang xuat hien nhieu o Bien Dong
 SCSPI cho biết, 41 chiến đấu cơ của Mỹ xuất hiện ở Biển Đông trong tháng 9. Ảnh: Handout
Theo SCSPI, một số máy bay tiếp nhiên liệu trên không được cử đến để cung cấp nhiên liệu cho các máy bay do thám trên Biển Đông. Các máy bay này khởi hành từ căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ đảo Guam ở phía Tây Thái Bình Dương.
“Việc Mỹ điều động các máy bay tiếp nhiên liệu từ đảo Guam thay vì từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản là điều bất thường, bởi vì làm như vậy không kinh tế và không hiệu quả. Có thể Mỹ đang chuẩn bị cho việc tiếp nhiên liệu theo các chiến dịch dài hạn, trong điều kiện khắc nghiệt. Điều này đáng được quan tâm", SCSPI cho hay.
“Điều này cho thấy khu vực Biển Đông vẫn là trọng tâm hàng đầu của Mỹ. Tuy nhiên, các hoạt động ở khu vực biển Hoàng Hải cũng đã tăng lên rõ rệt so với các hoạt động lẻ tẻ cách đây hai tháng”, báo cáo của SCSPI cho biết thêm.
Các chiến đấu cơ có hai nhiệm vụ, bay thường lệ và bay để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Trong 2 nhiệm vụ này thì bay thường lệ sẽ dễ để đối phương đoán biết hơn dựa trên quy mô, tần suất và khu vực hoạt động của máy bay.
SCSPI cho biết, trong số các chuyến bay trinh sát thực hiện các nhiệm cụ thể của Mỹ, 13 chiếc đã bay đến Hoàng Hải và 3 chiếc đến biển Hoa Đông - trong thời điểm quân đội Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận ở đây.
Theo SCSPI, trên thực tế, số máy bay Mỹ thực hiện hoạt động do thám Trung Quốc có thể cao hơn do một số máy bay chiến đấu của Mỹ cải trang thành máy bay dân dụng hoặc không bật bộ phát tín hiệu. Điều này rất nguy hiểm. 6 chiến đấu cơ của Mỹ đã do thám các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khi thay đổi mã nhận dạng máy bay.
“Cuối tháng 9, một máy bay của Không quân Mỹ đã thay đổi mã nhận dạng khi bay qua Hoàng Hải, khiến nó giống với máy bay của Philippines, trước khi trở lại số hiệu ban đầu vì đã hoàn thành nhiệm vụ”, SCSPI cho biết.
Cũng trong tháng 9, máy bay RC-135S của Mỹ ngụy trang điện tử thành máy bay dân dụng của Malaysia khi bay gần không phận Trung Quốc.

3 lợi thế giúp Hải quân Mỹ áp chế Trung Quốc ở Biển Đông: Có dễ tận dụng?

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Sputnik Nga đưa tin, đại dịch COVID-19 đã gây ra tác động lớn đến lực lượng hải quân của Mỹ ở Biển Đông, buộc họ phải rút một số tàu sân bay về căn cứ; nhưng đừng quên rằng Hải quân Mỹ còn có 3 lợi thế không thể xem thường.

3 loi the giup Hai quan My ap che Trung Quoc o Bien Dong: Co de tan dung?
Bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, sức mạnh của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng rất lớn, Mỹ phải rút bốn tàu sân bay thường xuyên hiện diện ở khu vực Biển Đông, bao gồm Reagan, Roosevelt, Calvinson và Nimitz về căn cứ.  

Tên lửa siêu thanh TQ có dọa được mẫu hạm Mỹ trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Sau động thái tổ chức tập trận trên biển Đông với sự tham gia của hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, báo chí Trung Quốc đã có những lời hù dọa về việc triển khai tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-21D và DF-26 dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ.

Ten lua sieu thanh TQ co doa duoc mau ham My tren Bien Dong?

Hai tàu sân bay Mỹ là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống đã bắt đầu thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Đông từ ngày 4/7 vừa qua. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ hồi đầu tháng 7.

Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Hoa Kỳ và đoàn hộ tống trong cuộc tập trận trên biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tin mới