Chiến đấu cơ TQ tuần tra trái phép quần đảo Trường Sa

(Kiến Thức) - Ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông, Trung Quốc đã đem chiến đấu cơ tuần tra trái phép quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.

Chiến đấu cơ TQ tuần tra trái phép quần đảo Trường Sa
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/7 ra thông báo xác nhận, một biên đội chiến đấu cơ Trung Quốc - gồm máy bay ném bom H-6K, máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích, cùng máy bay tiếp dầu - tiến hành tuần tra các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough - nơi xảy ra tranh chấp với Philippines.
Ngày 14/7, trên mạng của Không quân TQ cũng lan truyền bức ảnh chiếc máy bay ném bom H-6K tiến hành tuần tra trên bãi cạn Scarborough.
Chien dau co TQ tuan tra trai phep quan dao Truong Sa
 Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc bay tuần tra bãi cạn Scarborough. Ảnh weibo.com
Ngày 18/7, phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa đã xác nhận sự việc trên là có thật, đồng thời cho biết “trong tương lai, Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành tuần tra các bãi đá ở Biển Đông, bao gồm các đảo ở Trường Sa và bãi cạn Scarborough”, bất luận phán quyết PCA về vụ kiện “đường lưỡi bò”.
Chien dau co TQ tuan tra trai phep quan dao Truong Sa-Hinh-2
 Máy bay ném bom HK-6 của Trung Quốc tuần tra  đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.  Ảnh weibo.com
Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò"  của Trung Quốc bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông. Điều này khiến TQ vô cùng tức giận và ngay lập tức tổ chức tập trận ở quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đã đánh chiếm của Việt Nam và tuần tra tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Philipines, Mỹ và các quốc gia trong khu vực.

Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập

(Kiến Thức) - Ngày 17/4, một máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc đã hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập
Tân Hoa Xã đưa tin: Sáng ngày 17/4, sau khi nhận mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi, một chiếc máy bay tuần tra biển Yun-8 mang số hiệu 9271 đã ngang nhiên bay phi pháp tới đá Chữ Thập để đưa ba công nhân bệnh nặng về bệnh viện Tam Á điều trị. Lúc gần 14h chiều cùng ngày, chiếc máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Phượng Hoàng ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.
Việc máy bay quân sự Trung Quốc lần đầu tiên công khai hạ cánh trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam làm tăng khả năng Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tiêm kích ở đây.

Theo Thời báo Hoàn cầu, đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận việc cho máy bay hạ cánh trên đá Chữ Thập. Báo dẫn lời chuyên gia quân sự nói rằng động thái này cho thấy đường băng xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập có thể phù hợp cho hoạt động cất cánh của các loại máy bay dân sự, máy bay chiến đấu và máy bay vận tải cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu ứng phó khẩn cấp và tiếp tế vật tư trang bị trên đá này.

Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 mét và là một trong 3 đường băng mà Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
May bay quan su Trung Quoc ha canh phi phap xuong da Chu Thap
 Hình ảnh máy bay quân sự hạ cánh tại đá Chữ Thập
Đầu tháng 1 vừa qua, Trung Quốc liên tục thử nghiệm hạ cánh ở đường băng xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập. Trước việc Trung Quốc điều máy bay phi pháp ra đá Chữ Thập, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình đã đưa ra phát biểu chính thức về việc Trung Quốc thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Hành động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.

Nhiều nước hoan nghênh phán quyết của PCA về Biển Đông

Nhiều nước hoan nghênh phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), khi tuyên bố rằng Trung Quốc không có "quyền lịch sử" ở Biển Đông.

Nhiều nước hoan nghênh phán quyết của PCA về Biển Đông
Theo phán quyết ngày 12/7 của PCA , yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn".
Phan ung cua cac nuoc truoc phan quyet PCA ve Bien Dong
Theo phán quyết ngày 12/7 của PCA, yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). 

TQ bác phán quyết PCA, dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Ngày 13/7, Trung Quốc tuyên bố bác bỏ phán quyết PCA và không hề che giấu ý định tăng cường lực lượng trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

TQ bác phán quyết PCA, dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” và cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Trước đó, Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng tại Tòa án Trọng tài Thường trực và nói rằng PCA không có thẩm quyền xét xử vụ kiện Biển Đông.

Tin mới