Chiến dịch 36 giờ tống nhà sáng lập WikiLeaks khỏi ĐSQ Ecuador

Chi 7 triệu USD trong 7 năm để phục vụ Julian Assange, nhưng Ecuador chỉ mất 36 tiếng đồng hồ để từ bỏ tất cả và trục xuất nhà sáng lập WikiLeaks khỏi đại sứ quán của họ ở London.

Chen chúc trong một căn phòng tại thủ đô Quito, Ecuador, các trợ lý của Tổng thống Lenin Moreno hồi hộp chờ đợi kết quả của một chiến dịch diễn ra lúc nửa đêm. Đó là vụ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange, diễn ra ở Đại sứ quán Ecuador ở London.
Theo các quan chức Ecuador, trong 7 năm tị nạn tại đại sứ quán, ông Assange đã khiến những nhân viên ngoại giao ở đây hết chịu nổi. Họ cáo buộc ông dùng ván trượt lúc nửa đêm, quấy rối các nhân viên sứ quán và thậm chí là bôi chất thải của mình lên tường.
Trong một dòng tweet hôm 12/4 sau khi nhà sáng lập bị bắt, WikiLeaks tuyên bố những tuyên bố của phía Ecuador là hoàn toàn sai lệch, và là một phần trong kế hoạch truyền thông của Anh và Ecuador nhằm công kích Julian Assange.
WikiLeaks cũng cho biết Ecuador trục xuất Assange 24 giờ sau khi tổ chức này tiết lộ thông tin về kế hoạch do thám Assange của phía Ecuador. Trong buổi họp báo ngay trước đó, WikiLeaks nói rằng nhiều băng ghi âm, video và tài liệu có được từ chiến dịch do thám ông Assange ở Đại sứ quán Ecuador tại London đã xuất hiện tại Tây Ban Nha và bị rao bán.
Kiên nhẫn cạn dần
Theo nguồn tin của AP, ông Moreno chính thức hết kiên nhẫn sau khi nghe tin về việc WikiLeaks định tống tiền Ecuador, dọa công bố các tài liệu gây bất lợi cho tổng thống Ecuador nếu nước này trục xuất ông Assange khỏi đại sứ quán. Tổng thống Moreno được cho là đã rất giận dữ và cho phép nhà chức trách Anh 36 giờ để thực hiện vụ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks.
Các phụ tá của ông Moreno chờ đợi thông tin một cách đầy lo lắng. Hầu hết người dân Ecuador, bao gồm cả Tổng thống Moreno, vẫn đang trong giấc ngủ. Đồng hồ sắp chỉ 4h sáng - tức thời hạn của ông Moreno sẽ kết thúc - nhưng vẫn chưa có gì xảy ra.
"Chúng tôi hồi hộp chờ đợi, chờ đợi và nghĩ rằng 'Có gì đó không ổn', thế rồi chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại", một quan chức cho biết.
Chien dich 36 gio tong nha sang lap WikiLeaks khoi DSQ Ecuador
 
Julian Assange đã bị lôi ra khỏi đại sứ quán mà không có vụ lùm xùm nào, nhà sáng lập WikiLeaks sẽ đối mặt với các cáo buộc đánh cắp dữ liệu từ chính phủ Mỹ.
"Chúng ta đã chấm dứt quãng thời gian tị nạn của kẻ ngạo mạn này", ông Moreno tuyên bố mạnh mẽ trong bài phát biểu ngày 11/4. Vụ trục xuất Julian Assange, một trong những người tị nạn nổi tiếng nhất thế giới, diễn ra rất nhanh chóng.
Ông Moreno năm này 66 tuổi, phải dùng xe lăn sau khi bị bắn và liệt phần thân dưới trong một vụ cướp năm 1998. Tổng thống Ecuador là người được biết đến với tính khí nhã nhặn, nhưng trong thời gian qua, nhiều bức ảnh và thông tin gây bất lợi cho ông Moreno đã được lan truyền trên mạng, và tổng thống cáo buộc chính WikiLeaks đứng đằng sau những âm mưu này.
"Tổng thống là một người rất bình tĩnh, nhưng khi cáu giận, ông ấy sẽ rất mạnh mẽ", một quan chức Ecuador tham gia vụ bắt giữ nói với AP.
7 triệu USD cho một người lười tắm
Ecuador cho phép Julian Assange tị nạn trong đại sứ quán của họ ở London từ năm 2012 để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển do có cáo buộc hiếp dâm. Một ngày mùa hè năm đó, Assange chuyển vào sinh sống tại tòa nhà, nằm ngay cạnh khu mua sắm Harrods, và ai cũng nghĩ rằng việc này chỉ là tạm thời.
Căn phòng nhỏ ở góc tòa nhà đã được sửa thành một phòng ngủ, và nó trở thành nơi ở lâu dài của nhà sáng lập WikiLeaks. Nhiều người cho rằng về cơ bản đây là một phòng giam.
Cựu tổng thống Ecuador Rafael Correa đã cấp quyền tị nạn cho Julian Assange. Ông là người ủng hộ nhiệt thành của hacker đầu bạc, coi Assange là một Robin Hood trong kỷ nguyên số, chống lại các chính phủ và tập đoàn lớn khi họ cố gắng che giấu những bí mật với người dân.
Nhưng sau khi ông Moreno nhậm chức tổng thống vào năm 2017, mối quan hệ giữa Assange và chính phủ Ecuador đã không còn như trước. Mọi thứ bắt đầu khi người sáng lập WikiLeaks chế giễu một ứng cử viên tổng thống đã thất bại, vì người này đe dọa sẽ trục xuất ông khỏi đại sứ quán.
Một quan chức cấp cao của Ecuador cho biết căn phòng của Assange trong tòa nhà đại sứ quán Ecuador đã trở thành "lãnh thổ có chủ quyền bên trong một lãnh thổ có chủ quyền" khi không một nhân viên nào của đại sứ quán có thể bước chân vào đó.
Các nhân viên cũng phàn nàn về mùi hôi của Assange khi người này hàng tuần không tắm, bật nhạc với âm lượng lớn cả ngày, đi lang thang trong đại sứ quán khi chỉ mặc quần lót và thậm chí là chửi bới họ.
Các cơ quan chức năng cho biết số tiền Ecuador bỏ ra để chăm sóc và phục vụ cho nhà sáng lập WikiLeaks lên tới 1 triệu USD mỗi năm.
Sau khi đưa ra quyết định vào chiều 9/4, ông Moreno ra lệnh cho các phụ tá cấp cao phối hợp với Đại sứ Anh tại Ecuador, bà Katherine Ward, để thực hiện vụ bắt giữ trong vòng 36 tiếng. Phía Anh yêu cầu thêm thời gian nhưng ông Moreno muốn vụ bắt giữ diễn ra nhanh chóng và êm đẹp, không để bất kỳ thông tin nào về vụ việc bị tuồn ra ngoài.
5 phụ tá thân cận nhất của ông Moreno đón chờ thông tin tại một ngôi nhà ở thủ đô Quito vào sáng ngày 11/4. Ngay sau khi thời hạn kết thúc, Đại sứ Ecuador tại Anh Jaime Marchan gọi điện thông báo rằng Assange đã nằm trong tay giới chức Anh, các phụ tá ăn mừng trong im lặng và gọi điện báo tin cho tổng thống.
Kết thúc êm đẹp
Theo lời quan chức Ecuador, vụ bắt giữ diễn ra êm đẹp. Đại sứ Ecuador gọi Assange tới văn phòng làm việc của ông, và nhà sáng lập WikiLeaks được thông báo về lệnh trục xuất mình. Các sĩ quan cảnh sát Anh (không mang vũ khí) sau đó kéo Assange, người đang kêu la ầm ĩ, ra khỏi tòa nhà.
Nỗi lo duy nhất của phía Ecuador là lời đe dọa vài tháng trước đó của Assange, khi ông tuyên bố sẽ kích hoạt một thiết bị có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho đại sứ quán nếu mình bị trục xuất.
Hiện chưa rõ thiết bị này có thể gây ra thiệt hại về mặt cơ học hay chỉ là một phép ẩn dụ của Assange. Phía Anh ngăn chặn rủi ro bằng cách không cho Assange quay trở lại phòng riêng sau khi bị bắt giữ.
Những người chỉ trích Assange cùng chính quyền Anh và Mỹ ca ngợi quyết định này của Ecuador. Nhưng ông Correa, người từng là đồng minh của Tổng thống Moreno, cho rằng dù Assange đã vi phạm các quy định trong thời gian tị nạn, và dù việc giữ người này ở lại sẽ tốn kém, nhưng "đó không phải lý do để ném anh ta cho sư tử".
Ông Moreno vẫn chắc chắn với quyết định của mình
"Từ giờ trở đi, chúng ta sẽ phải cẩn trọng hơn và chỉ chấp nhận yêu cầu tị nạn của những người thật sự xứng đáng. Chứ không phải những tên tin tặc khốn nạn với mục đích duy nhất là làm mất ổn định các chính phủ", tổng thống Ecuador cho biết.

Những việc làm mờ ám của CIA qua phát giác của WikiLeaks

Qua hồ sơ Vault 7 được WikiLeaks phát hành, dư luận biết thêm nhiều việc làm mờ ám của CIA, trong đó có một số vụ tiêu biểu vừa được trang tin Therichest.com (TRC) hôm 3/1/2018 cập nhật.

1. CIA thường tạo ra các cờ giả
Mỹ thừa nhận “sáng tác” tới 42 vụ cờ giả.
Mỹ thừa nhận “sáng tác” tới 42 vụ cờ giả. 
Cờ giả (false flag) là hoạt động bí mật tiến hành bởi các tổ chức, chính phủ..., nó được thiết kế để xuất hiện như thể được tạo ra từ các đơn vị khác. Tên cờ giả bắt nguồn từ khái niệm quân sự là treo cờ giả. Trong thủy chiến, tàu nước A sẽ treo cờ nước B và tấn công tàu nước C, đổ tội cho nước B và kích động hai nước B và C đánh nhau. Ngày nay cờ giả không chỉ giới hạn trong quân sự thời chiến mà đã mở rộng sang các lĩnh vực dân sự thời bình như chính trị, kinh tế.
CIA có một phân ban chuyên đảm nhận việc này, theo đó, các hacker CIA tìm ra cách để giả mạo danh tính số tin tặc nước ngoài làm cho nó xuất hiện như thể những người nước ngoài đang tiến hành các hoạt động chiến tranh mạng mặc dù CIA đang đứng sau các hoạt động này.
2. CIA thâm nhập vào mọi phần mềm
CIA thâm nhập vào mọi phần mềm.
CIA thâm nhập vào mọi phần mềm. 

Cảnh sát Anh xông vào đại sứ quán bắt giữ Nhà sáng lập Wikileaks

(Kiến Thức) - Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange vừa bị cảnh sát Anh bắt giữ tại Đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London. Ông Assange hiện đang bị giam giữ và được cho là sẽ sớm xuất hiện tại Tòa án sơ thẩm Westminster.

Theo Daily Mail ngày 11/4, nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange, 47 tuổi mang quốc tịch Australia, đã bị cảnh sát Anh còng tay và đưa ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London.
Trong một tuyên bố, Cảnh sát London xác nhận nhà sáng lập WikiLeaks đã bị bắt giữ. Cảnh sát Anh đã được Đại sứ Ecuador ở London mời đến tòa nhà đại sứ quán, sau khi Chính phủ Ecuador chấm dứt quyền tị nạn của ông Julian.

Tin mới