Chiến dịch Mincemeat: Kế nghi binh ngoại mục (kỳ 1)

Ngày 30/4/1943, một xác chết dạt về bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha. Nước này nhanh chóng kết luận đó là thi thể của William Martin, Thiếu tá người Anh bị thiệt mạng trong một tai nạn máy bay.

Chiến dịch Mincemeat: Kế nghi binh ngoại mục (kỳ 1)
Đáng chú ý, chiếc cặp khóa gắn với tay của thi thể chứa một tài liệu tuyệt mật về việc quân Đồng minh chuẩn bị đổ bộ xuống Hy Lạp và Sardinia, nhưng thực tế đó là kế nghi binh của phe Đồng minh để bảo đảm thành công khi đổ bộ lên Sicily, Italy, với tổn thất ở mức thấp nhất, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cục diện Thế chiến thứ 2.
Từ trí tưởng tượng tới đời thực
Mọi điều đều có thể xảy ra trong chiến tranh nhưng biết sử dụng những người có ý tưởng tốt và dám thực thi ý tưởng đó cũng là điều đặc biệt. Đây chính là điểm cốt lõi góp phần làm nên thành công của chiến dịch Mincemeat. Có người cho rằng Ian Flemming, cha đẻ của nhân vật tình báo điển trai James Bond trong những tiểu thuyết ông xuất bản sau khi giải ngũ, là người mơ tưởng. Tuy vậy, trong đặc vụ này, chính Ian Flemming khi còn trong quân ngũ, với vai trò trợ lý, đã liệt kê một loạt các kế sách, trong đó có việc nghi binh bằng xác chết như trong chiến dịch Mincemeat dưới đây.
Hình ảnh liên quan đến Chiến dịch Mincemeat. Ảnh: Pinterest.
 Hình ảnh liên quan đến Chiến dịch Mincemeat. Ảnh: Pinterest.
Nhìn lại, những năm cuối của chiến tranh Thế giới lần thứ 2 chứa đầy những thử thách và cần những quyết định mang tính chất bước ngoặt. Tâm điểm của cuộc chiến khi đó chẳng đâu xa ngoài việc tiêu diệt Phát-xít và giải phóng châu Âu. Cuối năm 1942 tới đầu năm 1943, phe Đồng minh đã giành được một số thắng lợi nhất định nhưng nút thắt của cuộc chiến chưa được gỡ, đồng nghĩa với việc đẩy lùi Đức Quốc xã khỏi châu Âu còn là bài toán khó giải.
Đổ quân vào châu Âu khi quân chủ lực còn yếu và thế phòng thủ của Phát-xít Đức vẫn rất mạnh là quyết định khiến các nhà quân sự luôn đau đầu. Quân Đồng minh muốn tiến nhanh thì phải chiếm được Sicily và giảm tối đa thiệt hại ở nơi có mạng lưới phòng thủ dày đặc của Đức, tức là họ cần một kế sách để đưa quân Đức ra khỏi nơi phòng thủ. Kế thì có trăm phương nghìn kế, nhưng phe Đồng minh đã chọn một.
Tìm xác chết phù hợp
Phe Đồng minh đã quyết định chọn một trong những kế sách do Ian Flemming đưa ra. Một số tài liệu cho rằng Ian Flemming học kế sách này khi đọc tiểu thuyết của Basil Thomson nhưng cũng có những tài liệu chứng minh rằng Ian Flemming, khi còn là trợ lý của Chỉ huy Tình báo Hải quân Anh – Phó Đô đốc John Godfrey – là người đưa ra kế nghi binh bằng xác chết để tiến hành Chiến dịch Mincemeat, nằm trong Chiến dịch Husky để đối phó với Đức Quốc xã.
Kế hoạch của Chiến dịch Mincemeat nghe rất đơn giản: Dùng một xác chết giả làm sĩ quan thông tin để lừa đối phương tin vào những thông tin xác chết mang theo.
Nhưng để đối phương tin thì cực khó bởi cần thuyết phục họ tin một cách tự nhiên. Việc đầu tiên là tìm được một xác chết. Trong chiến tranh việc tìm xác chết không phải là khó nhưng để tìm được một cái xác có hình dạng giống hệt như bị chết trong một tai nạn máy bay thì không đơn giản chút nào. Xác chết phải mang được áo cứu hộ, phải trôi dạt vào một vùng biển đã định trước, phải được đảm bảo chắc chắn rằng nó giống hệt như một người chết trôi mới khó.
Kế hoạch ấy đã được giao cho Trung úy Hải quân Hoàng gia Anh Charles Cholmondeley và Đại úy Ewen Montagu, một sĩ quan tình báo Hải quân Anh phụ trách.
Ngày 28-1-1943, Montagu nhận được tin cho biết đã tìm được thi thể phù hợp: Một người vô gia cư, không người thân, không bạn bè và không ai biết anh ta chết vì lý do gì. Đó là những thông tin tốt vì nó giúp Montagu tránh khỏi những rắc rối mà người nhà của một thi thể có danh phận rõ ràng có thể gây ra. Hơn nữa, sau khi trao đổi với chuyên gia, Montagu và Cholmondeley biết rằng các nhà khám nghiệm tử thi sẽ không thể phát hiện ra điều này nguyên nhân chính dẫn đến cái chết là do thuốc diệt chuột.
Xác chết được bảo quản ba tháng trong một cái hộp kín và ướp lạnh ở nhiệt độ 4°C, dưới mức nhiệt này xác chết sẽ đông cứng. Montagu và Cholmondeley cũng biết rằng họ chỉ có thể tận dụng thi thể này trong thời gian tối đa là ba tháng, nếu không nó sẽ nhanh chóng bị phân hủy.
Tạo danh tính cho xác chết
Một xác chết phù hợp đã có, tạo danh tính cho xác chết này là việc của giới tình báo chuyên nghiệp. Ngày 4-2-1943, họ đã hóa trang xác chết một cách vô cùng công phu và tỉ mỉ thành một quân nhân - Thiếu tá William Martin. Khi đó, trong các đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh có rất nhiều người tên Martin cũng cùng cấp bậc. Hơn thế nữa, bộ đồng phục binh sĩ mà xác chết sẽ mặc không khó tìm bởi kích cỡ phổ thông. Thiếu tá là một cấp bậc không quá cao để mọi người không ai phát hiện ra nhưng cũng không quá thấp để có thể được tin tưởng giao nhiệm vụ vận chuyển tài liệu mật.
Để đối phương tin, xác chết phải mang theo mình những giấy tờ cá nhân thông dụng. Lúc đầu, Montagu định chụp ảnh thẻ của cái xác để làm thẻ chứng minh thư nhưng không thành công vì chính bức ảnh đã phản bội chủ nhân nó. Do đó, Montagu và Cholmondeley lại phải tiếp tục lùng sục khắp nơi để tìm một người có khuôn mặt tương tự như của cái xác. Cuối cùng họ đã nhận được sự giúp đỡ của Đại úy Ronnie Reed thuộc Tổng cục An ninh MI5-cơ quan tình báo Anh. Reed sẵn sàng chụp ảnh trong bộ quân phục Thủy quân Lục chiến Hoàng gia để làm chứng minh nhân thân cho xác chết. Tuy vậy, những giấy tờ tùy thân này sau khi được làm xong thì lại quá mới cho một sĩ quan liên lạc đã phục vụ dài hạn trong quân đội để có thể lừa được quân Đức. Vì thế, Montagu đã mài những tấm thẻ này lên quần áo trong vài tuần để làm nó trông cũ đi và bộ đồng phục thì được Cholmondeley mặc đi mặc lại trước khi khoác lên người thi thể.
Chứng minh nhân thân Thiếu tá William Martin. (Nguồn: Defense Media Network)
Chứng minh nhân thân Thiếu tá William Martin. (Nguồn: Defense Media Network) 
Đời sống riêng của nạn nhân cũng là một yếu tố giúp tăng tính thuyết phục. Do vậy, Montagu và Cholmondeley đã hóa trang cho xác chết những tình tiết giống hệt ngoài đời thật. Trong ví của xác chết là một bức ảnh chụp Pam - vị hôn phu của Martin. Thực ra người trong ảnh là Jean Leslie, một nhân viên của MI5. Chiếc ví này cũng có hai bức thư tình của Pam, một hóa đơn mua nhẫn đính hôn giá 53 bảng Anh của một cửa hàng trang sức trên phố Bond, một bức thư với giọng văn khoa trương của bố Martin và một đơn đòi nợ 79 bảng Anh của ngân hàng Lloyds. Để giữ cho những tài liệu trên không bị nhòe đi khi trôi dạt trên biển, Montagu đã yêu câu những chuyên gia MI5 nghiên cứu tìm ra loại mực tốt có thể lưu lại trên giấy lâu nhất khi đã bị ngấm nước.
Ảnh chụp Pam, người tình tưởng tượng của Martin. (Nguồn: The Telegraph)
Ảnh chụp Pam, người tình tưởng tượng của Martin. (Nguồn: The Telegraph) 
Bên cạnh đó, một số vật dụng cá nhân khác đi kèm theo xác chết gồm: Một bộ tem thư, một sợi dây chuyền, thuốc xì gà, diêm, bút chì, chìa khóa và một hóa đơn mua quần áo. Để xác định khoảng thời gian Martin đã từng ở Luân Đôn là thật, Montagu đã thêm vào túi thi thể những cuống vé xem phim và một hóa đơn thanh toán phòng tại Câu lạc bộ Hải quân. Ngoài ra, một cuốn sổ ghi chép nhật trình của Martin ở London từ ngày 18 đến 24-4 cũng không nằm ngoài danh sách những vật dụng cần thiết.
Một số vật dụng cá nhân được trên người xác chết. (Nguồn: npr.org)
 Một số vật dụng cá nhân được trên người xác chết. (Nguồn: npr.org)
Quan trọng nhất, ngoài những giấy tờ cá nhân, cổ tay xác chết được xích vào một chiếc cặp đựng tài liệu “TUYỆT MẬT” bên trong chứa một bức thư của Trung tướng Archibald Nye, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Anh, gửi tướng Harold Alexander chỉ huy đội quân chiến đấu ở Algeria và Tunisia. Nội dung bức thư cho biết quân Đồng minh đang chuẩn bị vượt Địa Trung Hải từ những vị trí đóng quân ở Bắc Phi để tấn công những vùng chiếm đóng của Đức ở Hy Lạp và Sardinia.
(Còn nữa)

Australia và đội quân cao bồi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

(Kiến Thức) - Bắt đầu tham chiến từ những ngày đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng công lao của Australia lại không được mấy ai biết đến khi họ chiến đấu dưới danh nghĩa Khối Thịnh vượng chung Anh.

Australia và đội quân cao bồi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2
Australia chính thức tuyên chiến với Đức và phe Phát xít kể từ khi Ba Lan bị xâm lược vào ngày 3/9/1939.
Australia chính thức tuyên chiến với Đức và phe Phát xít kể từ khi Ba Lan bị xâm lược vào ngày 3/9/1939.

Bất ngờ vài trò của Mercedes trong Chiến tranh thế giới thứ 2

(Kiến Thức) - Điều ít ai biết đó là những hãng sản xuất siêu xe mang thương hiệu Đức như BMW, Mercedes hay Maybach đều là các công ty tiếp tay cho Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Bất ngờ vài trò của Mercedes trong Chiến tranh thế giới thứ 2
Đầu tiên là Mercedes, hãng xe hơi hạng sang này của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn đóng vai trò sản xuất những chiếc siêu xe phục vụ những nhân vật cao cấp trong Đảng quốc xã. Ảnh: Hitler và dàn lãnh đạo của mình trên một chiếc xe Mercedes mui trần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đầu tiên là Mercedes, hãng xe hơi hạng sang này của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn đóng vai trò sản xuất những chiếc siêu xe phục vụ những nhân vật cao cấp trong Đảng quốc xã. Ảnh: Hitler và dàn lãnh đạo của mình trên một chiếc xe Mercedes mui trần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sự giằng co không thể dai dẳng hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

(Kiến Thức) - Chiến tranh Thế giới thứ nhất được mệnh danh là cuộc chiến tranh của thế kỷ 20 nhưng dùng chiến thuật của thế kỷ 19. Đây cũng chính là lý do, không một phe nào được coi là chiến thắng sau cuộc chiến này.

Sự giằng co không thể dai dẳng hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Su giang co khong the dai dang hon trong Chien tranh The gioi thu nhat
 Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất từng được mệnh danh là "Cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến". Tuy nhiên, cuộc chiến giằng co này không kết thúc được bất cứ điều gì. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Tin mới