Chiến hạm đặc biệt của Hải quân Mỹ hiệu quả hơn tàu sân bay

Chiến hạm đặc biệt của Hải quân Mỹ hiệu quả hơn tàu sân bay

Những tàu sân bay đắt tiền của Hải quân Mỹ bị đánh giá không hiệu quả bằng tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio.

Xem toàn bộ ảnh
Theo nhận xét từ giới phân tích, tàu vận tải đổ bộ (LPD) lớp San Antonio sẽ cung cấp một giải pháp thay thế linh hoạt cho các siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của  Hải quân Mỹ.
Theo nhận xét từ giới phân tích, tàu vận tải đổ bộ (LPD) lớp San Antonio sẽ cung cấp một giải pháp thay thế linh hoạt cho các siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của Hải quân Mỹ.
Con tàu mới nhất thuộc lớp đó là chiếc LPD-29 mang tên USS Richard M. McCool Jr đã được đưa vào hoạt động từ ngày 7/9/2024, đây là chiếc LPD cuối cùng và thứ 13 được chế tạo theo cấu hình Flight I.
Con tàu mới nhất thuộc lớp đó là chiếc LPD-29 mang tên USS Richard M. McCool Jr đã được đưa vào hoạt động từ ngày 7/9/2024, đây là chiếc LPD cuối cùng và thứ 13 được chế tạo theo cấu hình Flight I.
Việc chế tạo thêm 13 chiếc LPD khác đã được lên kế hoạch cho tương lai, ở cấu hình nâng cấp Flight II. Hiện tại 3 tàu trong số đó đang ở trong các giai đoạn chế tạo khác nhau.
Việc chế tạo thêm 13 chiếc LPD khác đã được lên kế hoạch cho tương lai, ở cấu hình nâng cấp Flight II. Hiện tại 3 tàu trong số đó đang ở trong các giai đoạn chế tạo khác nhau.
Chuyên gia Peter Suciu của tờ National Interest (NI) nhận xét: "Các siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân là những tàu chiến ấn tượng, có khả năng phô diễn sức mạnh của Hải quân Mỹ (USN) trên khắp thế giới".
Chuyên gia Peter Suciu của tờ National Interest (NI) nhận xét: "Các siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân là những tàu chiến ấn tượng, có khả năng phô diễn sức mạnh của Hải quân Mỹ (USN) trên khắp thế giới".
"Vấn đề là USN thường không có đủ số lượng cần thiết khi những con tàu này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để chế tạo, đồng thời yêu cầu thủy thủ đoàn rất lớn để vận hành... thực tế trên khiến LPD lớp San Antonio trở thành ‘ngựa thồ’ của họ trong tương lai".
"Vấn đề là USN thường không có đủ số lượng cần thiết khi những con tàu này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để chế tạo, đồng thời yêu cầu thủy thủ đoàn rất lớn để vận hành... thực tế trên khiến LPD lớp San Antonio trở thành ‘ngựa thồ’ của họ trong tương lai".
Nhà phân tích cho rằng những con tàu kích thước nhỏ, dễ chế tạo và khả năng tác chiến đa năng như LPD vẫn đủ sức để đưa “sức mạnh Mỹ” ra khắp thế giới hiệu quả hơn nhiều so với các hàng không mẫu hạm khổng lồ.
Nhà phân tích cho rằng những con tàu kích thước nhỏ, dễ chế tạo và khả năng tác chiến đa năng như LPD vẫn đủ sức để đưa “sức mạnh Mỹ” ra khắp thế giới hiệu quả hơn nhiều so với các hàng không mẫu hạm khổng lồ.
"Mỗi chiếc LPD với chiều dài 193 m, rộng 32 m và có thể chở theo 66 sĩ quan và 633 lính thủy đánh bộ, cùng với nhiều loại máy bay cánh cố định, trực thăng và các phương tiện vận tải khác, cung cấp nền tảng linh hoạt cho tác chiến viễn chinh".
"Mỗi chiếc LPD với chiều dài 193 m, rộng 32 m và có thể chở theo 66 sĩ quan và 633 lính thủy đánh bộ, cùng với nhiều loại máy bay cánh cố định, trực thăng và các phương tiện vận tải khác, cung cấp nền tảng linh hoạt cho tác chiến viễn chinh".
"Lớp tàu chiến này hoàn toàn không phải thiết giáp hạm nên chỉ được trang bị 2 khẩu pháo Bushmaster II 30 mm để tấn công mục tiêu mặt nước, cũng như một cặp bệ phóng tên lửa RIM-116 Rolling Airframe để phòng không".
"Lớp tàu chiến này hoàn toàn không phải thiết giáp hạm nên chỉ được trang bị 2 khẩu pháo Bushmaster II 30 mm để tấn công mục tiêu mặt nước, cũng như một cặp bệ phóng tên lửa RIM-116 Rolling Airframe để phòng không".
"Điều đáng chú ý nhất là mỗi chiếc LPD có thể mang theo 4 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, 2 tàu đổ bộ đệm khí, 1 tàu tấn công đổ bộ đa dụng và 14 xe bọc thép lưỡng cư", vị chuyên gia nói rõ.
"Điều đáng chú ý nhất là mỗi chiếc LPD có thể mang theo 4 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, 2 tàu đổ bộ đệm khí, 1 tàu tấn công đổ bộ đa dụng và 14 xe bọc thép lưỡng cư", vị chuyên gia nói rõ.
Hải quân Mỹ thời gian gần đây liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của những con tàu vận tải đổ bộ này, chúng được mô tả là nền tảng hàng hải hiện đại, có tính tự động hóa cao nhờ được kết nối mạng chiến trường.
Hải quân Mỹ thời gian gần đây liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của những con tàu vận tải đổ bộ này, chúng được mô tả là nền tảng hàng hải hiện đại, có tính tự động hóa cao nhờ được kết nối mạng chiến trường.
Lớp chiến hạm này có khả năng sống sót cao và được tối ưu hóa cho các hoạt động trong thế kỷ 21 nhờ mang theo máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, nó thậm chí đáp ứng cả những yêu cầu tương lai của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Lớp chiến hạm này có khả năng sống sót cao và được tối ưu hóa cho các hoạt động trong thế kỷ 21 nhờ mang theo máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, nó thậm chí đáp ứng cả những yêu cầu tương lai của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Chiếc tàu vận tải đổ bộ LPD-29 mà Hải quân Mỹ vừa tiếp nhận có một số sửa đổi đáng chú ý về trang bị nhằm mang lại năng lực chiến đấu tốt hơn so với những con tàu cùng lớp.
Chiếc tàu vận tải đổ bộ LPD-29 mà Hải quân Mỹ vừa tiếp nhận có một số sửa đổi đáng chú ý về trang bị nhằm mang lại năng lực chiến đấu tốt hơn so với những con tàu cùng lớp.
"Con tàu được trang bị hệ thống radar phòng thủ tên lửa và giám sát bề mặt AN/SPY-6 mới nhất, đi kèm công nghệ tìm kiếm bề mặt thế hệ tiếp theo”.
"Con tàu được trang bị hệ thống radar phòng thủ tên lửa và giám sát bề mặt AN/SPY-6 mới nhất, đi kèm công nghệ tìm kiếm bề mặt thế hệ tiếp theo”.
“LPD-29 có khả năng cung cấp thông tin tình báo và phản gián tốt hơn cho đội hình chiến đấu", Tướng S.J. Mahoney - Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ lưu ý như trên trong buổi lễ tiếp nhận chiếc LPD-29.
“LPD-29 có khả năng cung cấp thông tin tình báo và phản gián tốt hơn cho đội hình chiến đấu", Tướng S.J. Mahoney - Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ lưu ý như trên trong buổi lễ tiếp nhận chiếc LPD-29.

GALLERY MỚI NHẤT