Chiến hạm Project 22350 Nga có pháo 130mm cực nhẹ

(Kiến Thức) - Hệ thống pháo hải quân 130mm được chế tạo bằng vật liệu mới sẽ giúp giảm đáng kể trọng lượng để trang bị cho tàu chiến nhỏ.

Theo Izvestia, Phòng thiết kế Ametist đã bắt tay vào nghiên cứu hệ thống pháo tàu chiến Kartaun-Puma được làm nhẹ hơn bốn lần so với những phương án hiện có. Chúng sẽ được trang bị cho các tàu hạng nhẹ, nhờ đó mà những tàu này có được khả năng chiến đấu của tàu hạng nặng.
Phó Tổng Giám đốc phòng thiết kế Yuri Gladkikh thông báo là đã có thể giảm trọng lượng của pháo nhờ ứng dụng vật liệu composite.
“Chúng tôi đang chế tạo tổ hợp bao gồm pháo và hệ thống điều khiển đạn. Pháo cũ có 2 nòng và nặng 97 tấn, pháo mới này chỉ có một nòng và nặng vỏn vẹn có 24 tấn nhờ sử dụng các giải pháp kỹ thuật mới và ứng dụng cơ sở linh kiện mới, trong đó có vật liệu composite”, ông Yuri Gladkikh nói.
Hệ thống pháo hải quân AK-130 trước đây chỉ trang bị trên các tàu khu trục, tuần dương do trọng lượng rất nặng tới gần 100 tấn.
 Hệ thống pháo hải quân AK-130 trước đây chỉ trang bị trên các tàu khu trục, tuần dương do trọng lượng rất nặng tới gần 100 tấn.
Sự khác biệt về nguyên tắc của tổ hợp triển vọng so với các hệ thống pháo 130 mm trước đây là hệ thống điều khiển hoả lực tiêu chuẩn hoá, có thể tích hợp được không những với các bộ pháo tàu chiến bất kỳ, mà cả với tổ hợp của lục quân Bereg.
“Khác với các hệ thống trước đây, hệ thống điều khiển hoả lực này được chế tạo cho mọi cỡ đạn và cho toàn bộ vũ khí pháo binh trên tàu chiến của Hải quân. Trước đây thì mỗi cỡ đạn là một hệ thống điều khiển riêng của nó. Nhờ tiêu chuẩn hoá mà chúng tôi đã giảm được số các hệ thống điều khiển hoả lực, giảm số các dụng cụ, đồng hồ đo. Kết quả là làm giảm giá thành, đồng thời chúng tôi có thể cùng lúc điều khiển cả pháo 30 mm, cả pháo 130 mm”, ông Yuri Gladkikh chia sẻ.
Mọi tàu chiến đều có thể nhận tổ hợp mới, kết cấu của nó được dành cho pháo binh. Tuy nhiên, trước hết nó sẽ được lắp cho các tàu hộ vệ tên lửa Project 22350 Admiral Kasatonov, Admiral Golovko và các tàu chiến khác.
Yuri Gladkikh cho biết: “Toàn bộ công việc của chúng tôi nhằm làm giảm trọng lượng, sao cho có thể lắp tổ hợp pháo này lên tàu chiến có lượng giãn nước nhỏ hơn. Trước đây chúng tôi chỉ có thể lắp tổ hợp pháo này lên tàu chiến có lượng dãn nước 6.000-7.000 tấn, đến nay có thể lắp nó cho tàu chiến cỡ 2.000-3.000 tấn. Điều đó mở rộng khả năng chiến đấu với các mục tiêu trên bờ và trên biển đến cấp tàu chiến có lượng giãn nước lớn hơn”.
Kartaun-Puma được chế tạo trên cơ sở thành tựu của các công trình nghiên cứu thiết kế thử nghiệm trước đây. Tổ hợp sẽ bao gồm hệ thống điều khiển hoả lực Puma, chiều cao của pháo khoảng 12m, chiều dài nòng khoảng 7-8m. Cũng giống như pháo Armat trước đây, pháo có thể tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước, trên bờ và trên không.
“So với trước đây, trong tương lai gần tầm bắn có thể được nâng lên gấp 1,5-2 lần. Hiệu quả cũng sẽ được nâng lên đáng kể, đến gấp đôi, tốc độ bắn của khẩu pháo này sẽ vượt 30 phát/phút. Dự kiến độ tin cậy sẽ được tăng lên 1,5 lần, tăng tốc độ phản xạ lên đến 2 giây. Để điều khiển pháo sẽ chỉ cần 3 pháo thủ thay cho 6 trước đây”, Yuri Gladkikh nói.
Hệ thống pháo 130mm mới có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần nhưng vẫn có uy lực tương đương pháo cũ.
Hệ thống pháo 130mm mới có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần nhưng vẫn có uy lực tương đương pháo cũ.
Ụ pháo này có thể bắn cho đến khi chưa dùng hết đạn, dự trữ đạn của Kartaun-Puma đúng bằng khả năng cất đạn trong hầm chứa của tàu chiến, điều không có đối với các tàu chiến tương đương của nước ngoài. Kartaun-Puma có thể bắn đạn phá nổ, đạn phòng không hoặc bất cứ loại đạn nào khác, kể cả đạn có điều khiển.
Gladkikh giải thích: “Trước đây đạn được nạp vào pháo như lắp đạn cho tiểu liên Kalashnikov. Bây giờ đây là một hệ thống tự động hoá thông minh nghiêm túc các cơ cấu của pháo, trong đó có hệ thống nạp đạn SAP 192-M. Không phải ngừng việc bắn, có thể bắn cho đến hết dự trữ đạn với sự lựa chọn tự động loại đạn - có thể ngay lập tức thay đạn phá nổ bằng đạn phòng không. Ngoài ra, trong cỡ đạn này chúng tôi có viên đạn tổng hợp, đó cũng là ưu thế so với các nước khác”.
Ụ pháo sẽ sẵn sàng ngay từ đầu năm 2015. Phòng thiết kế Ametist sẽ nhận được 776 triệu Rub trong hai năm 2013-2014 để tiến hành công tác thiết kế thử nghiệm nhằm chế tạo tổ hợp pháo mới.
Công ty đại chúng MZ Arsenal - nhà máy sản xuất vũ khí thành lập từ 1711 theo sắc lệnh của Piotr Đại đế sẽ sản xuất tổ hợp pháo 130 mm Kartaun-Puma.

Su-35S “độc cô cầu bại“?

Trong đợt thử nghiệm giai đoạn 1, Su-35S đã hoàn tất tốt đẹp các hạng mục kiểm tra. Tham gia vào đợt thử nghiệm này có 4 nguyên mẫu Su-35S, tất cả các máy bay này đã thực hiện trên 1000 lượt bay như kế hoạch thử nghiệm cơ bản đã vạch ra.

Xem pháo hạm “cỡ bự” trong Thế chiến thứ 2

Trước khi tên lửa chống tàu mặt nước ra đời thì pháo là hỏa lực chính trên tàu chiến để công kích mục tiêu. Nhằm tăng sức công phá, tăng tầm bắn các nền quốc phòng trên thế giới đã phát triển những khẩu pháo hạm có kích cỡ rất lớn chỉ để bắn xa vài chục km.
Trước khi tên lửa chống tàu mặt nước ra đời thì pháo là hỏa lực chính trên tàu chiến để công kích mục tiêu. Nhằm tăng sức công phá, tăng tầm bắn các nền quốc phòng trên thế giới đã phát triển những khẩu pháo hạm có kích cỡ rất lớn chỉ để bắn xa vài chục km.

Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Yamato (Hải quân Đế quốc Nhật Bản) bắn đi những viên đạn nặng 1,46 tấn đi xa tối đa 42km, tốc độ bắn 2 phát/phút. Trong ảnh là tháp pháo 460mm đang được lắp đặt cho tàu lớp Yamato tại xưởng chế tạo. Bản thân lớp Yamato cũng được xem là loại thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo với lượng giãn nước lên tới hơn 72.000 tấn. (thiết giáp hạm là loại tàu chiến được bọc thép dày và trang bị pháo cỡ nòng lớn)
Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Yamato (Hải quân Đế quốc Nhật Bản) bắn đi những viên đạn nặng 1,46 tấn đi xa tối đa 42km, tốc độ bắn 2 phát/phút. Trong ảnh là tháp pháo 460mm đang được lắp đặt cho tàu lớp Yamato tại xưởng chế tạo. Bản thân lớp Yamato cũng được xem là loại thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo với lượng giãn nước lên tới hơn 72.000 tấn. (thiết giáp hạm là loại tàu chiến được bọc thép dày và trang bị pháo cỡ nòng lớn)

Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Iowa (Mỹ) bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn đi xa 38km. Loại pháo này tuy có cùng cỡ nòng với pháo của lớp Yamata (Nhật bản) nhưng điều kỳ lạ là nó có thể bắn đạn phòng không đi xa 7km.
Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Iowa (Mỹ) bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn đi xa 38km. Loại pháo này tuy có cùng cỡ nòng với pháo của lớp Yamata (Nhật bản) nhưng điều kỳ lạ là nó có thể bắn đạn phòng không đi xa 7km.

Trong ảnh là thiết giáp hạm lớp Iowa mang tên USS Missouri đang khai hỏa pháo 460mm trong cuộc tập trận năm 1984.
Trong ảnh là thiết giáp hạm lớp Iowa mang tên USS Missouri đang khai hỏa pháo 460mm trong cuộc tập trận năm 1984.

Cận cảnh viên đạn nặng hơn 1 tấn trang bị cho pháo 460mm trên thiết giáp hạm lớp Iowa. Để bắn đi những viên đạn này cần dùng 300kg thuốc phóng.
Cận cảnh viên đạn nặng hơn 1 tấn trang bị cho pháo 460mm trên thiết giáp hạm lớp Iowa. Để bắn đi những viên đạn này cần dùng 300kg thuốc phóng.

Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Nelson (Hải quân Hoàng gia Anh) bắn viên đạn nặng 929kg đi xa tối đa 35km.
Pháo cỡ 460mm của thiết giáp hạm lớp Nelson (Hải quân Hoàng gia Anh) bắn viên đạn nặng 929kg đi xa tối đa 35km.

Thiết giáp hạm lớp Nelson trang bị 9 khẩu pháo 460mm. Trong ảnh là chiếc HMS Rodney thuộc lớp tàu này di chuyển trên biển.
Thiết giáp hạm lớp Nelson trang bị 9 khẩu pháo 460mm. Trong ảnh là chiếc HMS Rodney thuộc lớp tàu này di chuyển trên biển.

Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm lớp Richelieu (Hải quân Pháp) bắn viên đạn nặng 890kg đi xa 42km.
Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm lớp Richelieu (Hải quân Pháp) bắn viên đạn nặng 890kg đi xa 42km.

Thiết giáp hạm lớp Richelieu được trang bị 8 khẩu pháo 380 mm. Đây được xem là chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Pháp trong Thế chiến thứ 2.
 Thiết giáp hạm lớp Richelieu được trang bị 8 khẩu pháo 380 mm. Đây được xem là chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Pháp trong Thế chiến thứ 2.

Pháo cỡ 406mm của thiết giáp hạm lớp Sovetskii Soyuz (Hải quân Liên Xô) bắn viên đạn nặng 1,1 tấn đi xa 45,6km.
Pháo cỡ 406mm của thiết giáp hạm lớp Sovetskii Soyuz (Hải quân Liên Xô) bắn viên đạn nặng 1,1 tấn đi xa 45,6km.

Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm lớp Bismarck (Hải quân Đức) bắn viên đạn nặng 800kg đi xa 35km. Trong ảnh là nhìn từ phía sau 2 tháp pháo 380mm trên tàu Bismarck.
Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm lớp Bismarck (Hải quân Đức) bắn viên đạn nặng 800kg đi xa 35km. Trong ảnh là nhìn từ phía sau 2 tháp pháo 380mm trên tàu Bismarck.

Với hỏa lực hùng mạnh 8 khẩu pháo 380mm và 12 khẩu 150mm, chỉ trong 17 phút giao tranh tàu Bismarck đã bắn chìm tàu tuần dương HMS Hood và bắn bị thương thiết giáp hạm HMS Prince of Wales (Hải quân Hoàng gia Anh) vào tháng 5/1941.
Với hỏa lực hùng mạnh 8 khẩu pháo 380mm và 12 khẩu 150mm, chỉ trong 17 phút giao tranh tàu Bismarck đã bắn chìm tàu tuần dương HMS Hood và bắn bị thương thiết giáp hạm HMS Prince of Wales (Hải quân Hoàng gia Anh) vào tháng 5/1941.

Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm Littorio (Hải quân Italy) bắn viên đạn nặng 884kg đi xa 44,6km.
Pháo cỡ 380mm của thiết giáp hạm Littorio (Hải quân Italy) bắn viên đạn nặng 884kg đi xa 44,6km.

Tin mới