Chiến hạm Việt Nam nào mang vũ khí giá trị cao nhất?

(Kiến Thức) - Sigma 9814 mang theo lượng vũ khí có giá trị cao nhất trong số các tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Chiến hạm Việt Nam nào mang vũ khí giá trị cao nhất?
Khi mới nhập ngũ, chiến sỹ nào cũng biết đến bài học “vỡ lòng” một viên đạn có giá tương đương 3 cân thóc, bài học trên nhằm mục đích để người lính phải có trách nhiệm đối với từng phát bắn của mình.
Đó là bài học đơn giản từ xưa đối với vũ khí thông thường, còn hiện tại với thủy thủ trên tàu hải quân nắm trong tay các loại vũ khí công nghệ cao thì hiện vật quy đổi tương đương cho số tên lửa, ngư lôi mà họ có thể bắn đi sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Dưới đây là ước tính giá trị số lượng đạn tên lửa, ngư lôi trang bị trên các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam (đơn giá được tham khảo từ nhiều nguồn trên các trang mạng quốc tế và không tính đến giá trị của đạn pháo):
1. Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814: 67 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814.
 Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814.
Hệ thống vũ khí của Sigma 9814 bao gồm 8 tên lửa hành trình đối hạm Exocet Block III, 12 tên lửa hạm đối không tầm ngắn VL MICA cùng 6 ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm MU-90.
Đây đều là những vũ khí thế hệ mới nhất của châu Âu, có tính năng chiến đấu rất cao nên cũng dễ hiểu khi giá thành của chúng cũng "trên trời": Tên lửa Exocet Block III có giá 5 triệu USD/quả; tên lửa phòng không VL MICA có giá 1,2 triệu USD/quả và giá của ngư lôi MU-90 là 2,1 triệu USD/quả.
2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9: 13,2 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran-E và 8 tên lửa phòng không tầm ngắn 9M311 Sosna-R chứ chưa được trang bị vũ khí chống tàu ngầm.
Do chưa rõ thông tin về loại ngư lôi có thể được trang bị trên 2 chiếc Gepard tiếp theo nên bài viết chỉ căn cứ vào vũ khí trang bị hiện tại của 2 chiếc đầu tiên để ước tính giá trị.
Theo đó, tên lửa Kh-35 Uran-E có giá 1,5 triệu USD/quả còn tên lửa 9M311 Sosna-R có giá 150.000 USD/quả.
3. Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya: 25,02 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Project 1241.8.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Project 1241.8.
Tàu tên lửa Molniya mặc dù có lượng giãn nước đầy tải chỉ 540 tấn nhưng lại được trang bị hỏa lực cực mạnh gồm tới 16 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran-E. Tàu thiên về tác chiến đối hạm nên không có chức năng chống ngầm và hỏa lực phòng không rất yếu với chỉ 2 pháo cao tốc AK-630M và 12 tên lửa phòng không vác vai Igla-1M (4 tên lửa trực chiến).
Tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1M có giá 85.000 USD/ quả, tổng giá trị của 12 tên lửa loại này chỉ là 1,02 triệu USD, chưa bằng giá 1 quả Uran-E. Mặc dù giá thành đóng tàu chỉ bằng gần một nửa Gepard 3.9 nhưng số đạn tên lửa mà Molniya mang theo lại có giá trị gần gấp đôi.
4. Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500: 13,02 triệu USD
Tàu hộ vệ tên lửa BPS-500.
Tàu hộ vệ tên lửa BPS-500.
BPS-500 được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35E cùng với 12 tên lửa Igla-1M (4 tên lửa trực chiến) như trên Molniya. Do mang lượng vũ khí tương đương nên giá trị số đạn mà BPS-500 mang theo cũng tương đương Gepard 3.9.
5. Tàu ngầm Kilo 636: 12 triệu USD
Tàu ngầm Kilo 636.
Tàu ngầm Kilo 636.
Tàu ngầm Kilo 636 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi chống tàu nổi 53-65, ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi TEST-71 hoặc tên lửa hành trình chống hạm Klub-S.
Trong đó, đơn giá một quả ngư lôi 53-65 là 1,6 triệu USD, TEST-71 là 1,2 triệu USD, còn đạn Klub-S là 3,1 triệu USD.
Giả thiết trong khi thực hiện nhiệm vụ, Kilo 636 sẽ mang 2 tên lửa Klub-S cùng 2 ngư lôi 53-65 và 2 ngư lôi TEST 71 thì giá trị của số vũ khí này sẽ là (3,2x2 + 1,6x2 + 1,2x2) = 12 triệu USD.
Qua thống kê trên đây có thể thấy rõ vũ khí châu Âu có giá cao hơn rất nhiều so với vũ khí Nga. Với lượng tên lửa và ngư lôi mang theo có giá trị lên tới 67 triệu USD, nếu Sigma 9814 bắn hết cơ số này sẽ tương đương với giá thành đóng 1 chiếc Molniya. Tuy nhiên, nếu đạt hiệu quả thì thiệt hại của kẻ địch có thể lên tới hàng tỷ USD.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh

(Kiến Thức) - Quân cảng Cam Ranh ngày nay là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.

Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.
Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.

Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.
Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.

Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.

Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.
 Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.

Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.
Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.

Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran.
Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. 

Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…
Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.

Chiến hạm Gepard 3.9 và Sigma 9814 Việt Nam: ai hơn ai?

(Kiến Thức) - Xét về hệ thống điện tử, hỏa lực trang bị thì tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 có phần nhỉnh hơn Gepard 3.9

Chiến hạm Gepard 3.9 và Sigma 9814 Việt Nam: ai hơn ai?

Ứng viên tương lai có thể thay thế tàu tên lửa Molniya VN

(Kiến Thức) - Tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M của Nga có thể được xem là ứng viên sáng giá cho nhu cầu mua sắm tàu hộ vệ nhỏ trong tương lai của Việt Nam.

Ứng viên tương lai có thể thay thế tàu tên lửa Molniya VN

Tin mới