Chiến sự Syria hạ nhiệt, Nga – Thổ giám sát nhau để tăng cường lòng tin

Chiến sự Syria hạ nhiệt, Nga – Thổ giám sát nhau để tăng cường lòng tin

(Kiến Thức) - Cuộc gặp gỡ cấp cao đàm phán về Syria giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Putin tại Moskva đã được hoàn thành một cách tích cực; một hiệp định ngừng bắn đã được ký kết và hai bên tiếp tục sử dụng máy bay trinh sát để giám sát lãnh thổ của nhau, theo khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở.

Xem toàn bộ ảnh
Từ ngày 2 đến ngày 6/3, trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa máy bay trinh sát thực hiện các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của Nga, để đáp lại các chuyến bay quan sát, do máy bay Nga thực hiện trên không phận  Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 25 đến 28/2.
Từ ngày 2 đến ngày 6/3, trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa máy bay trinh sát thực hiện các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của Nga, để đáp lại các chuyến bay quan sát, do máy bay Nga thực hiện trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 25 đến 28/2.
Điều này được hiểu rằng, các tuyến của chuyến bay quan sát đã được đàm phán trước với bên kia và cả hai bên tuyên bố rằng, họ sẽ thực hiện các điều khoản của Hiệp ước, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các thông số chuyến bay, đã được đàm phán trước đó.
Điều này được hiểu rằng, các tuyến của chuyến bay quan sát đã được đàm phán trước với bên kia và cả hai bên tuyên bố rằng, họ sẽ thực hiện các điều khoản của Hiệp ước, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các thông số chuyến bay, đã được đàm phán trước đó.
"Hiệp ước Bầu trời mở" là một hiệp ước được ký bởi NATO và các quốc gia thành viên Warsaw trước đây vào tháng 3 năm 1992 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2002, đây được coi là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí quan trọng sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
"Hiệp ước Bầu trời mở" là một hiệp ước được ký bởi NATO và các quốc gia thành viên Warsaw trước đây vào tháng 3 năm 1992 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2002, đây được coi là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí quan trọng sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hiệp ước áp đặt nghĩa vụ đối với mỗi quốc gia thành viên, trong việc chấp nhận một số chuyến bay do thám không vũ trang, trên lãnh thổ của mình, bởi các quốc gia khác, để thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự và tình hình vũ khí của nhau. Thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương này, đã góp vai trò trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và giảm căng thẳng quân sự giữa các bên.
Hiệp ước áp đặt nghĩa vụ đối với mỗi quốc gia thành viên, trong việc chấp nhận một số chuyến bay do thám không vũ trang, trên lãnh thổ của mình, bởi các quốc gia khác, để thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự và tình hình vũ khí của nhau. Thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương này, đã góp vai trò trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và giảm căng thẳng quân sự giữa các bên.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa bầu trời cho nhau trong một khoảng thời gian ngắn; cả hai bên không mong muốn có được thông tin quân sự hữu ích, nhưng coi trọng ý nghĩa biểu tượng của nó. Đầu năm 2016, Nga đã từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về trinh sát trên bầu trời, do những nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị can thiệp quân sự vào Syria.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa bầu trời cho nhau trong một khoảng thời gian ngắn; cả hai bên không mong muốn có được thông tin quân sự hữu ích, nhưng coi trọng ý nghĩa biểu tượng của nó. Đầu năm 2016, Nga đã từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về trinh sát trên bầu trời, do những nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị can thiệp quân sự vào Syria.
Lần này thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép máy bay trinh sát Nga quan sát không phận. Việc hai bên đồng ý mở cửa không phận, không chỉ để tăng cường sự hiểu biết và giảm căng thẳng trong khuôn khổ Hiệp ước, mà còn là tín hiệu tích cực trong xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Lần này thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép máy bay trinh sát Nga quan sát không phận. Việc hai bên đồng ý mở cửa không phận, không chỉ để tăng cường sự hiểu biết và giảm căng thẳng trong khuôn khổ Hiệp ước, mà còn là tín hiệu tích cực trong xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Kể từ đầu tháng 2, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Lá chắn mùa xuân", trực tiếp đưa quân vào hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở tỉnh Idlib của Syria, làm tình hình căng thẳng leo thang. Vào ngày 1/3, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố "Không nhân nhượng" khi mở các cuộc tiến công, để trả đũa vụ Không quân Syria tiến công làm 33 lính Thổ thiệt mạng; gây thiệt hại nặng nề cho Quân đội Syria.
Kể từ đầu tháng 2, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch "Lá chắn mùa xuân", trực tiếp đưa quân vào hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở tỉnh Idlib của Syria, làm tình hình căng thẳng leo thang. Vào ngày 1/3, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố "Không nhân nhượng" khi mở các cuộc tiến công, để trả đũa vụ Không quân Syria tiến công làm 33 lính Thổ thiệt mạng; gây thiệt hại nặng nề cho Quân đội Syria.
Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ- Pháp - Đức đã lên kế hoạch giải quyết về vấn đề Idlib, nhưng vẫn chưa thể tiến hành vì Nga, Pháp và Đức chưa đạt được thỏa thuận đầy đủ về chương trình nghị sự.
Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ- Pháp - Đức đã lên kế hoạch giải quyết về vấn đề Idlib, nhưng vẫn chưa thể tiến hành vì Nga, Pháp và Đức chưa đạt được thỏa thuận đầy đủ về chương trình nghị sự.
Sau cuộc gặp gỡ cấp cao đàm phán về Syria giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin tại Moskva vào ngày 5/3 vừa qua, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở; đây là hành động gây dựng lại lòng tin sau căng thẳng ở Idlib.
Sau cuộc gặp gỡ cấp cao đàm phán về Syria giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin tại Moskva vào ngày 5/3 vừa qua, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở; đây là hành động gây dựng lại lòng tin sau căng thẳng ở Idlib.
Giới phân tích tin rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng quân tại vùng đệm ở Idlib, để ngăn chặn sự kết nối giữa lực lượng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp tục thực hiện kế hoạch tái định cư người tị nạn.
Giới phân tích tin rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng quân tại vùng đệm ở Idlib, để ngăn chặn sự kết nối giữa lực lượng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp tục thực hiện kế hoạch tái định cư người tị nạn.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng họ không có khả năng tiếp tục tiến hành chiến tranh đồng thời cả trên mặt trận Syria và Libya. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thể hiện sức mạnh của mình đối với vấn đề Idlib và hơn nữa họ còn trực tiếp đưa quân vào tỉnh này của Syria.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng họ không có khả năng tiếp tục tiến hành chiến tranh đồng thời cả trên mặt trận Syria và Libya. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thể hiện sức mạnh của mình đối với vấn đề Idlib và hơn nữa họ còn trực tiếp đưa quân vào tỉnh này của Syria.
Mặc dù Nga hy vọng sẽ chấm dứt vấn đề Syria càng sớm càng tốt, và Nga không bao giờ muốn có xung đột trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ; tình hình đã được cải thiện sau cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai nước. Cùng với đó Nga đang muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại Trung Đông, nơi mà Nga có rất nhiều lợi ích. Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường khác nhau về các vấn đề liên quan đến Syria, nhưng họ phải hy sinh lợi ích riêng để có tiếng nói chung.
Mặc dù Nga hy vọng sẽ chấm dứt vấn đề Syria càng sớm càng tốt, và Nga không bao giờ muốn có xung đột trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ; tình hình đã được cải thiện sau cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai nước. Cùng với đó Nga đang muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại Trung Đông, nơi mà Nga có rất nhiều lợi ích. Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường khác nhau về các vấn đề liên quan đến Syria, nhưng họ phải hy sinh lợi ích riêng để có tiếng nói chung.
Vào ngày 5/3, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc hội đàm trong chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Moscow, hai bên đã đạt được thỏa thuận về lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idlib của Syria.
Vào ngày 5/3, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc hội đàm trong chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Moscow, hai bên đã đạt được thỏa thuận về lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idlib của Syria.
Theo thỏa thuận, bắt đầu từ lúc 00:00 giờ địa phương ngày thứ Sáu, tất cả các bên tham chiến ở Idlib phải kết thúc mọi hoạt động quân sự; các bên lấy con đường chiến lược, cắt qua đường cao tốc M4 đi qua Idlib làm "Hành lang an ninh"; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành tuần tra chung dọc theo đường cao tốc kể từ ngày 15/3.
Theo thỏa thuận, bắt đầu từ lúc 00:00 giờ địa phương ngày thứ Sáu, tất cả các bên tham chiến ở Idlib phải kết thúc mọi hoạt động quân sự; các bên lấy con đường chiến lược, cắt qua đường cao tốc M4 đi qua Idlib làm "Hành lang an ninh"; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành tuần tra chung dọc theo đường cao tốc kể từ ngày 15/3.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp giảm bớt căng thẳng ở Idlib, nhưng triển vọng thực hiện của nó vẫn chưa chắc chắn. Hy vọng rằng việc quan sát chuyến bay và ký kết thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm giảm bớt tình hình phức tạp ở Syria và tránh xung đột toàn diện giữa các bên.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp giảm bớt căng thẳng ở Idlib, nhưng triển vọng thực hiện của nó vẫn chưa chắc chắn. Hy vọng rằng việc quan sát chuyến bay và ký kết thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm giảm bớt tình hình phức tạp ở Syria và tránh xung đột toàn diện giữa các bên.
Video Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hai máy bay Syria - Nguồn: Sputnik Việt Nam

GALLERY MỚI NHẤT