Xem toàn bộ ảnh
Năm 1976, Không quân Liên Xô mất đi tài sản vô cùng quý giá nhất thời điểm bấy giờ khi phi công phản bội Viktor Belenko lái chiếc tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25 đào thoát sang Nhật Bản. Khi đó, các chuyên gia Mỹ-Nhật đã khẩn trương mổ xẻ "cơn ác mộng của bầu trời", "máy bay tốc độ nhanh khủng khiếp" khiến nước Mỹ và đồng minh phương Tây khiếp sợ suốt mấy năm trời. Và tất nhiên họ đã tìm ra được những điểm yếu của MiG-25, hóa ra nó không hề đáng sợ. |
Mặc dù sau đó, Mỹ - Nhật đã đáp ứng yêu cầu trả lại chiếc MiG-25. Tuy nhiên, toàn bộ bí mật hệ thống radar, khả năng cơ động "tồi" của MiG-25 đã bị lộ sáng. Dù cho Liên Xô có thực hiện nâng cấp hệ thống radar, vũ khí của MiG-25 nhưng cơ bản thì khó có thể cải thiện hiệu suất bay của chúng. |
Tưởng như từ thời điểm ngày 6/9/1976, tiêm kích đánh chặn MiG-25 sẽ hoàn toàn vô dụng trước các máy bay chiến đấu Mỹ trong các cuộc xung đột. Thế nhưng, mọi chuyện không hề đơn giản và dễ dàng với người Mỹ, cuộc chạm trán lần đầu tiên với MiG-25 15 năm sau đó đã khiến người Mỹ “sốc”. |
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một chiếc F/A-18 của Hải quân Mỹ do phi công Speicher điều khiển đã bị bắn hạ trong đêm đầu của cuộc chiến bởi một tên lửa không đối không được bắn ra từ một chiếc MiG-25. |
Theo tường trình thì vụ bắn hạ F/A-18 là do tên lửa R-40DT bắn từ một chiếc MiG-25PDS do phi công Zuhair Dawood thuộc phi đội số 84 của Không quân Iraq thực hiện. Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh. |
“Cơn ác mộng MiG-25 với nước Mỹ” không dừng lại ở đó, cũng trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh, các chiến đấu cơ Mỹ tiếp tục gặp kết cục thảm và “sốc” trước tốc độ khủng khiếp của MiG-25. |
Trong một sự kiện khác, một chiếc MiG-25PD của Iraq, sau khi tránh né 8 chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bắn 3 tên lửa vào máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven, khiến Raven phải từ bỏ nhiệm vụ của mình. Điều này có thể dẫn đến việc mất một chiếc F-15 do bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không, vì thiếu gây nhiễu điện tử. |
Tiếp đó, biên đội hai MiG-25 đã tiếp cận hai chiếc F-15 trong một trận đánh khác. MiG-25 đã bắn tên lửa nhưng những chiếc F-15 tránh được, sau đó 2 chiếc MiG-25 đã sử dụng tốc độ bỏ xa những chiếc tiêm kích của Mỹ… |
…2 chiếc F-15 khác cũng đã tham gia truy đuổi những chiếc MiG-25, tổng cộng đã có 10 tên lửa không đối không bắn vào 2 chiếc MiG-25 nhưng đều trượt. Theo cùng nguồn tin, ít nhất 1 chiếc F-111 cũng bị buộc phải từ bỏ nhiệm vụ bởi một một chiếc MiG-25 trong 24 giờ đầu của cuộc chiến, trong một không kích vào Tikrit. |
Đó là trận đụng độ lớn nhất của chiến đấu cơ Mỹ với các tiêm kích MiG-25 do Liên Xô chế tạo, được Iraq sử dụng. Đáng tiếc là trong lần tái chiến thứ 2 vào năm 2003, Không quân Iraq “bạc nhược” không dám xuất kích MiG-25 để đối đầu với các tiêm kích của nước Mỹ. |
Mà thay vào đó, không rõ họ có ý đồ gì khi chôn nhiều máy bay tiêm kích MiG-25 vào trong cát sa mạc. Vào tháng 8/2003, vài tá máy bay Iraq đã được phát hiện chôn dưới cát, bao gồm 2 chiếc MiG-25 đã được chở bằng xe gửi đến Bộ phận công nghệ tại nước ngoài bằng một chiếc C-5B Galaxy. Vào tháng 12/2006, người ta công bố một chiếc MiG-25 được tặng cho Bảo tàng không quân Quốc gia Mỹ tại Dayton, Ohio. |
Ngoài Iraq, không ghi nhận trận chiến nào có sự tham gia của MiG-25. Tuy nhiên, tốc độ khủng khiếp của nó vẫn được nhiều quốc gia sử dụng để đe dọa kẻ địch. Điển hình, tháng 5/1997, một chiếc MiG-25RB của Không quân Ấn Độ đã bay vượt vận tốc Mach 3 ở độ cao đến 10.000m, khi đang bay qua lãnh thổ của Pakistan. |
MiG-25 được trang bị cặp động cơ siêu khỏe Tumansky R-15B-300 cung cấp lực đẩy 73,5kN và lên tới 100,1kN với đốt phụ cho tốc độ cực đại Mach 3,2 (3.490km/h), nhưng phi công được khuyến cáo chỉ nên đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (3.090km/h), trần bay lên tới 20,7km. |
Tiêm kích MiG-25 chỉ có thể mang tối đa 4 tên lửa không đối không tầm trung R-40 dùng đầu dẫn radar bán chủ động (tầm bắn 60km) hoặc đầu dẫn hồng ngoại (tầm bắn 30km). |