Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Khoảng lặng trước cơn bão lớn

Trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc được Mỹ đưa khỏi tầm ngắm tăng thuế 10% có đồ nội thất gồm ghế gỗ, ghế khung kim loại và đồ nhựa.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 16/8 quyết định xóa một số mặt hàng nội thất do Trung Quốc sản xuất như: đồ dùng trẻ em, modem và bộ định tuyến ra khỏi danh sách các mặt hàng sẽ phải chịu mức thuế 10%.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá cả của nhiều mặt hàng của Mỹ tăng cao khiến người tiêu dùng là bên phải gánh chịu. Tuy nhiên, bất chấp những động thái này của Mỹ, trong bối cảnh cả hai nước đang tích cực chuẩn bị cho vòng đàm phán cam go vào tháng 9 tới, căng thẳng thương mại giữa hai bên được nhận định không hề giảm bớt.
Chien tranh thuong mai My-Trung: Khoang lang truoc con bao lon
 Ngày 16/8, Mỹ quyết định xóa một số mặt hàng nội thất do Trung Quốc sản xuất ra khỏi danh sách các mặt hàng sẽ phải chịu mức thuế 10%. Ảnh: AFP.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ, bản danh sách mới gồm 44 mặt hàng nhập khẩu có giá trị khoảng 7,8 tỷ USD, trong đó cũng bao gồm một số thành phần hóa chất được dùng để sản xuất đồ nhựa. Cụ thể, trong danh sách các mặt hàng được đưa ra khỏi tầm ngắm tăng thuế 10% có đồ nội thất gồm ghế gỗ, ghế khung kim loại và đồ nhựa. Trong số này có một số mặt hàng trước đó đã bị Mỹ tăng thuế theo danh mục đồ nội thất.
Ngoài ra, các sản phẩm đồ nội thất của trẻ em bao gồm giường cũi, nôi và ghế trẻ em cũng được đưa ra khỏi danh sách. Danh sách này cũng bao gồm modem và bộ định tuyến sản xuất tại Trung Quốc, vốn nằm trong danh sách hàng hóa trị giá 200 tỷ USD chịu mức thuế 25% trước đó.
Trước đó, hồi đầu tuần, Tổng thống Donald Trump đã hoãn áp thuế với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc cho đến giữa tháng 12, cho rằng bước đi này sẽ giúp bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi cuộc chiến thương mại trong mùa Giáng sinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết, kế hoạch đàm phán thương mại với Trung Quốc trong tháng 9 vẫn diễn ra như dự định và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán qua điện thoại.
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào xóa đi những lo ngại nổi lên từ tuần trước khi ông để ngỏ khả năng hoãn vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc lần thứ 13 vốn dự định tổ chức ở Thủ đô Washington vào tháng 9 tới, trong khi lăm le đánh thuế 10% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.
“Như tôi đã nói, chúng ta đang thảo luận rất tốt với Trung Quốc. Hai bên đã có một thỏa thuận và phía Trung Quốc đã không thực hiện. Họ đã bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời và bây giờ Trung Quốc lại rất muốn có một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Chúng ta hãy cứ đợi xem điều gì sẽ xảy ra”, ông Trump nói.
Theo các chuyên gia, cho dù Mỹ và Trung Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán bất chấp những căng thẳng của chiến tranh thương mại và chiến tranh tiền tệ song đạt được thỏa thuận lại là điều vô cùng khó khăn.
Cho tới nay, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước sang năm thứ 2 liên tiếp và lan rộng sang nhiều lĩnh vực, từ thuế quan, công nghệ cho tới tiền tệ. Những đòn trả đũa lẫn nhau không khoan nhượng và triển vọng mờ nhạt để giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ khiến hai nước phải đối mặt với nhiều rủi ro mà còn kéo theo những hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới.
Vòng đàm phán thứ 13 sắp tới dự báo rất khó khăn bởi gồm nhiều vấn đề gai góc như sở hữu trí tuệ, áp đặt chuyển giao công nghệ, các rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại và thực thi pháp luật. Đây cũng chính là những nội dung mà Mỹ và Trung Quốc đã không thể đạt được thỏa thuận dẫn tới sự đổ vỡ tại vòng đàm phán thứ 11.
Với quan điểm cứng rắn của Tổng thống Donald Trump, có thể thấy cuộc đàm phán bên bờ vực chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ vô cùng gay cấn.

Mời độc giả xem thêm video về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Canada dẫn độ GĐ Tài chính Huawei sang Mỹ, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Tư pháp Canada ngày 1/3 (giờ địa phương) cho biết sẽ bắt đầu quá trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn Huawei - sang Mỹ.

Theo đó, bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc Tài chính Huawei, sẽ ra tòa vào ngày 6/3, thời điểm các công tố viên đưa ra những bằng chứng và đặt ra các lập luận chi tiết cho quyết định dẫn độ.
Canada dan do GD Tai chinh Huawei sang My, Trung Quoc len tieng
 Bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn Huawei. Ảnh: AP.

Mỹ làm gì để ngăn ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc và Cuba ở Venezuela?

Mỹ đang tính tới các lựa chọn quân sự mới ở Venezuela nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc và Cuba đối với chính quyền Tổng thống Maduro.

Lầu Năm Góc đang tính tới các lựa chọn quân sự mới ở Venezuela nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Nga, Cuba và Trung Quốc đối với chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro, cũng như ngăn chặn bất kỳ động thái quân sự nào từ các nước khác, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
My lam gi de ngan anh huong cua Nga, Trung Quoc va Cuba o Venezuela?
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters.
Các phương án ngăn chặn của Mỹ được đưa ra sau cuộc họp ở Nhà Trắng hồi tuần trước khi Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton khẳng định Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã có một vài phương án về cuộc khủng hoảng Venezuela.

Tin mới