Chiến tranh Triều Tiên và những điều không phải ai cũng biết
(Kiến Thức) - Dù ngưng tiếng súng từ ngày 27/7/1953, nhưng trên thực tế chiến tranh chưa bao giờ kết trên bán đảo Triều Tiên, điều này biến Chiến tranh Triều Tiên thành một trong những cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử thế giới.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Trong những mốc son đáng nhớ của cuộc chiến tranh Triều Tiên, ít ai nhớ tới cái mốc tháng 5/1945 - tức là ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc ở châu Âu, Triều Tiên chính thức bị chia đôi bởi vĩ tuyến 38.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Theo đó, ở phía Bắc Triều Tiên được đặt dưới sự giám sát và chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong khi đó ở phía Nam Triều Tiên là Mỹ kiểm soát dù lúc này, cuộc chiến với Nhật vẫn chưa hề kết thúc.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry Truman đã có bài phát biểu và hứa sẽ giúp Hàn Quốc đánh bại Triều Tiên và chấm dứt sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô lên bán đảo này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Không để Hàn Quốc và Mỹ kịp ra tay, vào ngày 25/6/1950, phía Triều Tiên đã tấn công "phủ đầu" Hàn Quốc với một cuộc tấn công vũ bão vượt qua vĩ tuyến 38. Quân đội Hàn Quốc không đủ sức mạnh để cản bước tiến quân của Triều Tiên, Seoul thất thủ sau ít ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trước tình hình quân Hàn Quốc chiến đấu ngày càng kém và rút lui liên tục, Mỹ dẫn đầu lực lượng liên quân dưới danh nghĩa là quân đội Liên Hiệp Quốc đã tham chiến cùng phía Hàn Quốc chống lại Bình Nhưỡng và Moscow.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 4/7/1950, Quân đội Mỹ thất thủ ở Osan - một tỉnh nằm cách thủ đô Seoul về phía nam chỉ khoảng 30 km.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tới ngày 15/9/1950, Quân Mỹ mới đổ bộ thành công lên Inchon. Lấy Inchon làm bàn đạp, quân đội Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã tiến vào giải phóng Seoul. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tháng 10/1950, Trung Quốc tuyên bố tham chiến và huy động một lực lượng lớn Chí Nguyện Quân sẵn sàng tiến vào Triều Tiên bất cứ lúc nào với hy vọng đẩy được Mỹ và quân Hàn Quốc về lại vĩ tuyến 38.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 20/10/1950, Mỹ chiếm được Bình Nhưỡng từ tay Triều Tiên. Những người Hàn Quốc bi quan nhất lúc bấy giờ cũng đã nghĩ tới một chiến thắng và thống nhất trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sai lầm của Mỹ bắt đầu từ ngày 24/11/1950 khi lực lượng Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã chiếm được gần như toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên và tiến qua sông Áp Lục - đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc khiến Bắc Kinh tung Chí Nguyện Quân vào trận đánh..Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc bị đẩy ngược xuống phía sau vĩ tuyến 38. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra dai dẳng và hiệp định hòa bình giữa hai miền Triều Tiên bắt đầu được đàm phán từ tháng 2/1951.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 4/11/1952, Tổng thống Dwight Eisenhower lên nhận chức, trong chiến dịch tranh cử của mình, Eisenhower đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện cho quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện cho quân Liên Hợp Quốc. Hiệp định này chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tháng 4 năm 1954, nỗ lực đàm phán ở Geneva để thống nhất Triều Tiên không thành khi Seoul và Bình Nhưỡng không thể thống nhất được lợi ích của cả hai miền. bán đảo Triều Tiên tiếp tục bị chia cắt tới tận ngày nay và chưa từng có một cuộc gặp mặt tiếp theo nào giữa hai miền kể từ năm 1954 để bàn về vấn đề hợp nhất lãnh thổ.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chiến tranh Triều Tiên dù cực kỳ ác liệt nhưng nó lại diễn ra quá ngắn ngủi và bị "kẹt" giữa hai cuộc chiến tranh nổi tiếng nhất thế kỷ 20 đó là Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên, nhiều nhà sử học gọi Chiến tranh Triều Tiên là "cuộc chiến bị quên lãng".Nguồn ảnh: Theatlantic.
Khu vực phi quân sự tồn tại suốt từ sau Chiến tranh Triều Tiên tới tận ngày nay và nơi đây luôn được coi là đường biên giới nguy hiểm nhất thế giới. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Mời độc giả xem Video: Sơ đồ hóa diễn biến của Chiến tranh Triều Tiên theo từng ngày, Seoul và Bình Nhưỡng đổi chủ liên tục.