Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?

Cái gọi là “đường 9 đoạn” đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ, nhưng Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào cuộc đấu “tay bo” nguy hiểm hơn ở Biển Đông.

Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?
Từ khi Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS ra phán quyết chung thẩm bác bỏ “đường 9 đoạn” trên Biển Đông, các tướng lĩnh cao cấp nhất của Trung Quốc đều đã lên tiếng tuyên bố không khuất phục bất cứ áp lực nào từ bên ngoài, không từ bỏ kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đã phát đi thông điệp “tuyệt đối rõ ràng”, tiếp tục tuần tra ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, coi việc thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ), hoạt động bồi đắp, cải tạo như bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) ở Biển Đông liên quan tới lợi ích của Mỹ. Sự đối chọi đó khiến lo lắng căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột, chiến tranh ở một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới tăng lên.
Chien tranh Trung-My o Bien Dong: Ai se thang?
 Hải quân Mỹ triển khai nhóm tấn công tàu sân bay ở Biển Đông. Ảnh The National Interest
Tờ The Australian Financial Review mới đây đặt câu hỏi: “Nếu chiến tranh bùng phát bởi tranh chấp Biển Đông, chiến thắng thuộc về ai?”. Theo tờ báo, 10 năm trước thì đáp án cho câu hỏi này không nghi ngờ gì đó là Mỹ. Ngày nay, so sánh thuần túy về mặt hỏa lực, kinh nghiệm và vũ khí, Mỹ đi trước Trung Quốc 10 năm. Nhưng Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách và đầu tư thực sự cho quân sự của Trung Quốc cao hơn dự toán. Chiến tranh xảy ra, tuy phần thắng vẫn nghiêng về siêu cường này, nhưng Mỹ sẽ phải trả giá đắt bởi Trung Quốc có thể gây ra những tổn thất thực sự cho Mỹ.
Hãng tư vấn Mỹ RAND Corp cho rằng trong tương lai 5 - 10 năm tới, nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều giữ mức chi tiêu ngân sách quốc phòng như hiện nay, châu Á sẽ chứng kiến sự suy thoái dần dần về địa vị bá chủ của Mỹ. Trung Quốc đang tăng cường phát triển các loại tên lửa chống hạm và đó là một phần trong chiến lược của Trung Quốc buộc các lực lượng Mỹ phải rời xa Biển Đông. Tháng 9 năm ngoái, tại lễ kỉ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Trung Quốc đã cho diễu hành tên lửa Đông Phong 21D (DF-21D) đạt vận tốt gấp 10 lần vận tốc âm thanh, có thể tấn công tàu thuyền đang di chuyển. Như vậy, cùng với tên lửa đạn đạo YJ-12 (cũng được đưa ra diễn hành tại lễ kỉ niệm trên), Trung Quốc có trong tay bộ đôi “sát thủ tàu sân bay”.
Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng vũ khí của Mỹ nhiều hơn Trung Quốc rất nhiều, cũng tốt hơn rất nhiều, nhưng đó không phải là vấn đề then chốt bởi cái chính yếu là làm thế nào để có thể ngăn chặn được đối thủ. Và trong quá trình phát triển quân lực, Trung Quốc luôn chú trọng tới việc nâng cao khả năng phát hiện và bắn chìm tàu sân bay Mỹ. “Do vậy, nếu như 10 năm trước, bạn khẳng định Mỹ chắc chắn giành chiến thắng (trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc). Tuy nhiên, giờ đây Mỹ phải đối mặt với khả năng chịu tổn thất lớn, thậm chí là mất cả một chiếc tàu sân bay”, Giáo sư Hugh White nhấn mạnh.
Giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Australia, ông Peter Jennings cũng cho rằng Trung Quốc đã đề ra chiến lược để đẩy quân đội Mỹ ra xa Trung Quốc đại lục. Do vậy, Bắc Kinh đã chuyên chú để nâng cao cái giá mà Mỹ phải trả và tên lửa DF-21D thực sự là mối nguy hiểm lớn cho bất cứ kẻ địch nào. Tuy nhiên, theo ông Jennings, Trung Quốc hiện nay vẫn không thể so sánh được với Mỹ bởi Mỹ còn có sự hỗ trợ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. “Mười năm qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đi được một chặng đường dài, trở thành lực lượng đáng gờm ở khu vực, nhưng vẫn còn cách xa quân đội Mỹ về thực lực”, ông Jennings nhận định.
Trong một quan điểm khá tương đồng, Trương Kiếm, giảng viên cao cấp Đại học New South Wales ở thủ đô Canberra của Australia, cho rằng ưu tiên của Trung Quốc là phát triển năng lực có thể gây thiệt hại buộc Mỹ phải từ bỏ ý định can thiệp. Then chốt trong năng lực răn đe của Trung Quốc là tàu ngầm và tên lửa đạn đạo. Vấn đề là rất khó có thể đánh giá được năng lực quân sự thực sự của Trung Quốc bởi những loại vũ khí mà họ có đều chưa từng được thử nghiệm một cách thực sự. Và trong một kịch bản xảy ra chiến tranh thông thường ở Biển Đông, theo ông Jennings, Trung Quốc sẽ không thể chống trả Mỹ được trong thời gian dài. Ngoài những vấn đề nêu trên, một trong những lý do là quân đội Trung Quốc chưa từng đánh trận kể từ cuối những năm 1970.

Những điều khó lý giải ở một vụ án tại Quảng Ninh

(Kiến Thức) - Mặc dù bị hại là anh Hiếu không có mặt trong vụ án cố ý gây thương tích nhưng HĐXX vẫn quyết định tiến hành mà không cần biết lý do bị hại vắng mặt.

Những điều khó lý giải ở một vụ án tại Quảng Ninh
Theo dự kiến, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hình sự cố ý gây thương tích ở Quảng Ninh sẽ diễn ra vào chiều 21/3 sắp tới. Trước đó, phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 29/2 đã bị hoãn vì lý do bị cáo xin hoãn.
Theo hồ sơ, khoảng 12h ngày 5/8/2014, khi đối tượng Bùi Lai Thành (SN 1967, trú ở khu 5, phường Yết Kiêu, TP Hạ Long) đang ngồi ở nhà thì thấy anh Ngô Trung Hiếu (SN 1984,trú cùng địa chỉ) đi qua nên gọi vào nói chuyện về mâu thuẫn tranh giành đất giữa hai nhà.
Khi anh Hiếu vừa bước vào nhà thì Thành đóng cửa lại rồi chạy vào buồng ngủ lấy một tuýt sắt dài khoảng 40cm vụt liên tiếp vào sống mũi và người anh Hiếu. Không dừng lại ở đó, Thành tiếp tục chạy vào lấy một con dao dài 25cm chém vào khuỷu tay, dùng gạch đập vào lưng anh Hiếu.
Tại bản kết luận giám định pháp y thương tích số 280/2014/TgT (29/8/2014) của Phòng giám định pháp y, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh kết luận anh Hiếu bị sưng nề vùng hàm, nhiều vết sây sước da; Vùng mũi sưng nề, có vết thương dài khoảng 1,5cm; Sưng nề bầm tím khuỷu tay trái; Cẳng tay phải mặt sau 1/3 giữa có vết thương dài khoảng 1,5cm; gãy xương cánh mũi chính giữa… Các vết thương do vật tày gây nên làm anh Ngô Trần Hiếu bị tổn hại 12% sức khỏe.
Từ kết quả điều tra và căn cứ theo tài liệu, bằng chứng, VKSND TP Hạ Long đã truy tố Bùi Lai Thành về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự (thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 104 BLHS). Tuy nhiên trong quá trình chờ vụ án được đưa ra xét xử, anh Ngô Trần Hiếu bất ngờ bị vướng vào một vụ án khác và bị bắt tạm giam.
Ngày 2/7/2015, TAND TP Hạ Long đưa vụ án “cố ý gây thương tích” do bị cáo Bùi Lai Thành gây ra. Mặc dù bị hại là anh Hiếu không có mặt, nhưng HĐXX vẫn quyết định tiến hành mà không cần biết lý do bị hại vắng mặt.
Bị cáo Bùi Lai Thành.
Bị cáo Bùi Lai Thành.
Căn cứ vào tài liệu được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và xét thấy bị cáo đã thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích là đúng người đúng tội…. TAND TP Hạ Long tuyên bố bị cáo Bùi Lai Thành phạm tội “cố ý gây thương tích” áp dụng khoản 2, Điều 104 (thuộc trường hợp quy định tại khoản a khoản 1 Điều 104BLHS); Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Khoản 1, 2 Điều 60 BLHS xử phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo…
Ngày 17/9/2015, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, khi cho đối chất giữa anh Hiếu và bị cáo Bùi Lai Thành, bị cáo Thành thừa nhận, ngày đánh anh Hiếu còn có mặt em vợ Thành. Trong khi đó, tại phiên sơ thẩm bị cáo Thành khai nhận chỉ có một mình. Có thể nói em vợ Thành là một nhân chứng quan trọng đã bị bỏ sót cùng với việc vắng mặt bị hại trong ngày xét xử. Vì vậy, HĐXX đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra và xét xử lại.
Tuy nhiên, tại phiên xét xử sơ thẩm lại ngày 17/11/2015, những tình tiết mà tòa phúc thẩm yêu cầu điều tra xét xử lại đã bị bỏ qua. TAND TP Hạ Long vẫn tuyên bị cáo Thành 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Điều đó, khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu có điều gì khuất tất phía sau bản án? Tại sao cấp sơ thẩm lại ngang nhiên phớt lờ những yêu cầu của cấp phúc thẩm, bỏ lọt tội phạm, gây bức xúc cho gia đình bị hại và người dân?

Chồng phải ra tòa chỉ vì bênh vợ và chuyện bi hài 9+6 = 14

Ngày 12/7, TAND TP. Tân An (tỉnh Long An) mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Trần Minh Đức (xã Bình Tâm, TP. Tân An) tội “Cố ý gây thương tích”. 

Chồng phải ra tòa chỉ vì bênh vợ và chuyện bi hài 9+6 = 14

Chùm ảnh: 136 năm Thương xá Tax gắn bó với Sài Gòn

Đơn vị thi công đang tháo dỡ Thương xá Tax, tòa nhà 136 tuổi gắn với người TP.HCM. Tổ hợp 40 tầng sẽ được đầu tư trên nền công trình, trong đó 6 tầng hầm thông với tuyến metro.

Chùm ảnh: 136 năm Thương xá Tax gắn bó với Sài Gòn
Thương xá Tax được xây dựng vào năm 1880 và khánh thành năm 1924. Với hơn 130 năm thăng trầm của lịch sử, tòa nhà đã trở thành một trong những công trình kiến trúc, văn hóa biểu tượng của Sài Gòn. Ảnh: Website Thương xá Tax.
Thương xá Tax được xây dựng vào năm 1880 và khánh thành năm 1924. Với hơn 130 năm thăng trầm của lịch sử, tòa nhà đã trở thành một trong những công trình kiến trúc, văn hóa biểu tượng của Sài Gòn.  Ảnh: Website Thương xá Tax. 

Tin mới