(Kiến Thức) - Đưa hơn nửa triệu quân tham chiến và mang về nước gần 6 vạn binh sĩ trong quan tài, Chiến tranh Việt Nam quả là cơn ác mộng của nước Mỹ.
Minh Châu (Theo Spiegel.de)
Xem toàn bộ ảnh
Ném bom Napalm xuống miền nam Việt Nam: Trong năm 1965, Mỹ bắt đầu đổ quân vào trực tiếp tham gia Chiến tranh Việt Nam để cứu nguy chế độ ngụy quyền đang thua liểng xiểng trước Quân giải phóng.
Lính Mỹ phải tham chiến trong điều kiện địa hình bất lợi và liên tục lọt vào các ổ phục kích của Quân giải phóng trong thế trận chiến tranh nhân dân "thiên la địa võng".
Trong chiến dịch "Tìm và diệt", quân Mỹ đã gây ra vô vàn tội ác dã man ở miền nam Việt Nam. Ảnh: Lính Mỹ đốt nhà dân, triệt đường sinh sống trong một trận càn quét.
Không quân Mỹ đã ném xuống Việt Nam số bom đạn nhiều hơn cả số bom đạn dùng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tổn thất nặng nề: Theo dự kiến, quân đội Mỹ sẽ đè bẹp Quân giải phóng trong một cuộc chiến không cân sức. Thế nhưng, quân Mỹ bị tổn thất nặng nề và ngày càng bị sa lầy đến tận cổ trong "vũng bùn Việt Nam".
Để triệt tiêu nơi ẩn nấp của Quân giải phóng, Mỹ đã sử dụng chất độc màu da cam để làm rụng lá cây. Hậu quả tai hại còn tồn tại đến ngày nay: Chất độc màu da cam đã ảnh hưởng tai hại đến hàng triệu người Việt Nam, nhiều trẻ em sinh ra bị khuyết tật và nhiều người bị mắc bệnh ung thư.
Nỗi kinh hoàng của chiến tranh: Bức ảnh nổi tiếng này cho thấy trẻ em Việt Nam hoảng loạn sau một vụ quân Mỹ ném bom Napalm. Tổn thất nặng nề đối với dân thường đã dẫn đến làn sóng phản đối chiến tranh ở nước Mỹ và trên toàn thế giới.
Chiếc máy bay trinh sát Mỹ này đã bị Quân giải phóng bắn hạ trong tháng Hai năm 1968.
Biểu tình phản đối trước Nhà Trắng: Phong trào phản chiến ở Mỹ đang thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ, nhất là khi con số lính Mỹ bị thương vong ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
Thế nhưng, chính quyền Mỹ vẫn say máu tiếp tục đổ quân vào Việt Nam và không giành được một chiến thắng đáng kể nào.
Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968 đã khiến cho chính quyền Mỹ thấy rằng không có nơi nào là an toàn đối với quân sĩ của họ ở Việt Nam và tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chiến. Kể từ năm 1969, quân đội Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam, sau khi gần 60.000 binh sĩ Mỹ đã tử trận và hàng trăm nghìn binh sĩ khác bị thương.
Đến tháng 3/1973, đơn vị lính chiến cuối cùng của Mỹ phải rời khỏimiền nam Việt Nam. Sau hai năm nội chiến, Quân giải phóng đã giải phóng Sài Gòn. Trong ảnh; những người Mỹ cuối cùng và thân quyến tháo chạy khỏi Việt Nam trong hoảng loạn.
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cánh cổng tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975. Ngày 2/7/1976, Việt Nam đã thống nhất và mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.