Chiến trường Ukraine nóng rực, Nga hồi sinh “vua bom” để đánh lớn

Chiến trường Ukraine nóng rực, Nga hồi sinh “vua bom” để đánh lớn

Chiến trường Ukraine lại nóng rực, khi Nga hồi sinh "vua bom" để có thể tấn công vào các mục tiêu kiên cố ở các thành phố lớn, mà Quân đội Ukraine biến thành các pháo đài để cầm chân quân Nga.

Xem toàn bộ ảnh
Kể từ khi cuộc  xung đột Nga-Ukraine bước sang năm thứ ba, Quân đội Nga dần chiếm thế chủ động trong cuộc chiến. Lý do phía sau tất cả những điều này, một mặt, vũ khí và kinh phí của phương Tây viện trợ Ukraine dần cạn, dẫn đến hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine suy giảm.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bước sang năm thứ ba, Quân đội Nga dần chiếm thế chủ động trong cuộc chiến. Lý do phía sau tất cả những điều này, một mặt, vũ khí và kinh phí của phương Tây viện trợ Ukraine dần cạn, dẫn đến hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine suy giảm.
Mặt khác, nếu so sánh sức mạnh hỏa lực giữa Quân đội Nga và Ukraine trên chiến trường, thì tỷ lệ này là 7:1, nghiêng về phía Nga. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, số đạn pháo mà Quân đội Ukraine bắn hàng ngày chỉ bằng 1/5 so với Quân đội Nga; nên nhớ đây chỉ là sự so sánh về pháo binh.
Mặt khác, nếu so sánh sức mạnh hỏa lực giữa Quân đội Nga và Ukraine trên chiến trường, thì tỷ lệ này là 7:1, nghiêng về phía Nga. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, số đạn pháo mà Quân đội Ukraine bắn hàng ngày chỉ bằng 1/5 so với Quân đội Nga; nên nhớ đây chỉ là sự so sánh về pháo binh.
Theo các nhà phân tích quân sự độc lập, việc Quân đội Nga giành lại được thế chủ động trên chiến trường, đó chính là việc lực lượng không quân chiến thuật Nga đã lấy lại được ưu thế trên không, nhờ bom lượn có điều khiển, cải tiến từ loại bom thường, có nhiều trong các kho của Nga từ thời Liên Xô.
Theo các nhà phân tích quân sự độc lập, việc Quân đội Nga giành lại được thế chủ động trên chiến trường, đó chính là việc lực lượng không quân chiến thuật Nga đã lấy lại được ưu thế trên không, nhờ bom lượn có điều khiển, cải tiến từ loại bom thường, có nhiều trong các kho của Nga từ thời Liên Xô.
Các loại bom của Nga đã gây thiệt hại nặng cho Quân đội Ukraine, đặc biệt là làm suy sụp tinh thần binh lính Ukraine trên chiến trường. Cũng nhờ lực lượng không quân chiến thuật hoạt động tích cực, Quân đội Nga đã đánh sập pháo đài Avdiivka chỉ trong 4 tháng.
Các loại bom của Nga đã gây thiệt hại nặng cho Quân đội Ukraine, đặc biệt là làm suy sụp tinh thần binh lính Ukraine trên chiến trường. Cũng nhờ lực lượng không quân chiến thuật hoạt động tích cực, Quân đội Nga đã đánh sập pháo đài Avdiivka chỉ trong 4 tháng.
Nếu bom FAB-500 được Không quân Nga sử dụng thường xuyên trên chiến trường, thì loại bom tấn FAB-1500 được ví là “chìa khóa mở cửa địa ngục”, đã được Không quân Nga sử dụng nhiều hơn, để phá hủy những công trình đặc biệt kiên cố.
Nếu bom FAB-500 được Không quân Nga sử dụng thường xuyên trên chiến trường, thì loại bom tấn FAB-1500 được ví là “chìa khóa mở cửa địa ngục”, đã được Không quân Nga sử dụng nhiều hơn, để phá hủy những công trình đặc biệt kiên cố.
Tuy nhiên, Không quân Nga chưa dừng lại ở đó, “điểm nhấn” thực sự khiến phương Tây lo ngại sắp xuất hiện. Theo thông tin từ hãng tin nhà nước TASS của Nga, ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu đã tới tỉnh Nizhny Novgorod, để thị sát các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng tại đây.
Tuy nhiên, Không quân Nga chưa dừng lại ở đó, “điểm nhấn” thực sự khiến phương Tây lo ngại sắp xuất hiện. Theo thông tin từ hãng tin nhà nước TASS của Nga, ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu đã tới tỉnh Nizhny Novgorod, để thị sát các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng tại đây.
Được biết đây là cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng, sản xuất đạn pháo truyền thống của Nga và các loại bom hàng không. Truyền thông Nga cho biết, loại bom chủ lực mà doanh nghiệp Nga hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng quy mô sản xuất, đó là bom FAB-500 và FAB-1500.
Được biết đây là cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng, sản xuất đạn pháo truyền thống của Nga và các loại bom hàng không. Truyền thông Nga cho biết, loại bom chủ lực mà doanh nghiệp Nga hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng quy mô sản xuất, đó là bom FAB-500 và FAB-1500.
Nhưng điều đáng chú ý là trong cuộc kiểm tra của ông Shoigu, loại bom hạng siêu nặng 3.000 kg, còn gọi là FAB-3000 cũng thấy trong cảnh quay. Như vậy việc sản xuất bom FAB-3000 trên quy mô lớn đã bắt đầu và sẽ liên tục được chuyển giao cho Quân đội Nga ở mặt trận để sử dụng.
Nhưng điều đáng chú ý là trong cuộc kiểm tra của ông Shoigu, loại bom hạng siêu nặng 3.000 kg, còn gọi là FAB-3000 cũng thấy trong cảnh quay. Như vậy việc sản xuất bom FAB-3000 trên quy mô lớn đã bắt đầu và sẽ liên tục được chuyển giao cho Quân đội Nga ở mặt trận để sử dụng.
Bom FAB-3000 là loại bom thả rơi tự do (còn gọi là bom không điều khiển), được Liên Xô phát triển sau Thế chiến thứ 2, nặng tới 3 tấn và chứa 1.400 kg chất nổ mạnh. Do thả tự do nên có độ chính xác kém, thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu lớn như khu công nghiệp, thành phố và bến cảng.
Bom FAB-3000 là loại bom thả rơi tự do (còn gọi là bom không điều khiển), được Liên Xô phát triển sau Thế chiến thứ 2, nặng tới 3 tấn và chứa 1.400 kg chất nổ mạnh. Do thả tự do nên có độ chính xác kém, thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu lớn như khu công nghiệp, thành phố và bến cảng.
Theo thông tin trên Warthunder, bom FAB-3000 có bán kính sát thương với mục tiêu sinh lực lộ là 260 mét và với mục tiêu được che chắn trong xe bọc thép là 42 mét. Nghĩa là sức công phá của một quả bom có thể bao phủ hàng chục nghìn mét vuông xung quanh, xứng đáng được mệnh danh là "vua bom".
Theo thông tin trên Warthunder, bom FAB-3000 có bán kính sát thương với mục tiêu sinh lực lộ là 260 mét và với mục tiêu được che chắn trong xe bọc thép là 42 mét. Nghĩa là sức công phá của một quả bom có thể bao phủ hàng chục nghìn mét vuông xung quanh, xứng đáng được mệnh danh là "vua bom".
Tuy nhiên, loại bom hạng nặng này không phải không có điểm yếu, đặc biệt là kích thước và trọng lượng quá lớn, nên chỉ một số máy bay ném bom hiện đang phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, mới có thể mang được nó, chẳng hạn như Tu-22M3 Backfire.
Tuy nhiên, loại bom hạng nặng này không phải không có điểm yếu, đặc biệt là kích thước và trọng lượng quá lớn, nên chỉ một số máy bay ném bom hiện đang phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, mới có thể mang được nó, chẳng hạn như Tu-22M3 Backfire.
Trong điều kiện bình thường, khi ném bom FAB-3000, máy bay Tu-22M3 phải giảm tốc độ xuống 400 đến 500 km/h trước khi thực hành cắt bom; nếu không quả bom rất có thể sẽ bị phát nổ do quá áp.
Trong điều kiện bình thường, khi ném bom FAB-3000, máy bay Tu-22M3 phải giảm tốc độ xuống 400 đến 500 km/h trước khi thực hành cắt bom; nếu không quả bom rất có thể sẽ bị phát nổ do quá áp.
Được biết, Quân đội Nga hiện có trong kho hàng nghìn quả bom FAB-3000, nhưng do những thiếu sót nêu trên, đã hạn chế rất nhiều kịch bản sử dụng loại bom này, và Không quân Nga chỉ có thể sử dụng bom FAB-500 hoặc FAB-1500 nhỏ hơn.
Được biết, Quân đội Nga hiện có trong kho hàng nghìn quả bom FAB-3000, nhưng do những thiếu sót nêu trên, đã hạn chế rất nhiều kịch bản sử dụng loại bom này, và Không quân Nga chỉ có thể sử dụng bom FAB-500 hoặc FAB-1500 nhỏ hơn.
Truyền thông Nga cho rằng, hiện Quân đội Nga có thể sắp tấn công các thành phố lớn, nên các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu cải tiến bom FAB-3000 vào tháng 2 năm nay, để có thể sử dụng trên các máy bay chiến đấu hiện đại của Quân đội Nga.
Truyền thông Nga cho rằng, hiện Quân đội Nga có thể sắp tấn công các thành phố lớn, nên các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu cải tiến bom FAB-3000 vào tháng 2 năm nay, để có thể sử dụng trên các máy bay chiến đấu hiện đại của Quân đội Nga.
Đặc biệt là việc lắp cho bom FAB-3000 mô-đun cánh lượn dẫn đường (UMPK), biến quả bom thả rơi tự do này thành một quả bom lượn có điều khiển. Đồng nghĩa với việc máy bay Nga không cần phải bay chậm qua mục tiêu rồi thả bom, mà chỉ cần thả bom từ xa theo kiểu “thả và quên”.
Đặc biệt là việc lắp cho bom FAB-3000 mô-đun cánh lượn dẫn đường (UMPK), biến quả bom thả rơi tự do này thành một quả bom lượn có điều khiển. Đồng nghĩa với việc máy bay Nga không cần phải bay chậm qua mục tiêu rồi thả bom, mà chỉ cần thả bom từ xa theo kiểu “thả và quên”.
Với những cải tiến như vậy, những chiếc máy bay thả loại “vua bom” này của Nga sẽ an toàn khi nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống tên lửa phòng không Ukraine. Do đó, Quân đội Nga tiếp tục có thêm một vũ khí tấn công pháo đài một cách hiệu quả.
Với những cải tiến như vậy, những chiếc máy bay thả loại “vua bom” này của Nga sẽ an toàn khi nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống tên lửa phòng không Ukraine. Do đó, Quân đội Nga tiếp tục có thêm một vũ khí tấn công pháo đài một cách hiệu quả.
Truyền thông phương Tây cho rằng, việc tiếp tục đưa bom FAB-3000 vào chiến trường, sẽ củng cố đáng kể lợi thế hỏa lực vốn đã rõ ràng của Quân đội Nga, điều này cũng trở thành một con át chủ bài khác cho sự trở lại của Tổng thống Putin.
Truyền thông phương Tây cho rằng, việc tiếp tục đưa bom FAB-3000 vào chiến trường, sẽ củng cố đáng kể lợi thế hỏa lực vốn đã rõ ràng của Quân đội Nga, điều này cũng trở thành một con át chủ bài khác cho sự trở lại của Tổng thống Putin.
Trong các cuộc xung đột gần đây, Quân đội Nga đã tăng cường cường độ hỏa lực rất nhiều, khiến Quân đội Ukraine phải rút lui đều đặn. Có thể nói, tác dụng thuyết phục của bom hạng nặng mạnh hơn rất nhiều so với của các nhà ngoại giao, và sự tham gia của FAB-3000 vào cuộc chiến chắc chắn đã đưa "khả năng thuyết phục" của Quân đội Nga lên một tầm cao mới (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, RIA Novosti, CNN).
Trong các cuộc xung đột gần đây, Quân đội Nga đã tăng cường cường độ hỏa lực rất nhiều, khiến Quân đội Ukraine phải rút lui đều đặn. Có thể nói, tác dụng thuyết phục của bom hạng nặng mạnh hơn rất nhiều so với của các nhà ngoại giao, và sự tham gia của FAB-3000 vào cuộc chiến chắc chắn đã đưa "khả năng thuyết phục" của Quân đội Nga lên một tầm cao mới (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, RIA Novosti, CNN).
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu đã kiểm tra sản xuất vũ khí tại một doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự vùng Nizhny Novgorod hôm 21/3. Nguồn: Topwar.

GALLERY MỚI NHẤT