Chiêu độc giúp tàu chiến Mỹ thoát khỏi máy bay Nhật

Chiêu độc giúp tàu chiến Mỹ thoát khỏi máy bay Nhật

(Kiến Thức) - Việc sử dụng các dock tàu nổi không chỉ giúp Hải quân Mỹ tăng tốc độ sửa chữa tàu chiến, mà còn vô hiệu hóa các đợt không kích của Hải quân Nhật.

Xem toàn bộ ảnh
Sau trận Trân Châu Cảng vào năm 1941, lo sự trước các đợt tấn công mới của Hải quân Nhật Bản. Hải quân Mỹ bắt đầu thay đổi cách triển khai hạm tàu chiến của nước này tại Thái Bình Dương nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất nếu chúng lại bị tấn công. Điều này mô hình chung cũng tác động đến kế hoạch sửa chữa và đại tu  tàu chiến Mỹ tại vùng biển này. Nguồn ảnh: War History Online.
Sau trận Trân Châu Cảng vào năm 1941, lo sự trước các đợt tấn công mới của Hải quân Nhật Bản. Hải quân Mỹ bắt đầu thay đổi cách triển khai hạm tàu chiến của nước này tại Thái Bình Dương nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất nếu chúng lại bị tấn công. Điều này mô hình chung cũng tác động đến kế hoạch sửa chữa và đại tu tàu chiến Mỹ tại vùng biển này. Nguồn ảnh: War History Online.
Theo đó thay vì tập trung sửa chữa tại các dock cạn hay bến cảng quân sự như trước đây, tàu chiến Mỹ khi bị hư hỏng trong quá trình tham chiến hay cần đại tu sẽ được đưa ra các dock nổi di động được bố trí khắp Thái Bình Dương. Sự thay đổi này giúp Hải quân Mỹ giảm thiểu tối đa thời gian sửa chữa tàu khi chúng không cần phải quay về các bến cảng chính, mặt khác cũng giảm tải cho các dock cạn vốn đang hoạt động hết công suất. Nguồn ảnh: War History Online.
Theo đó thay vì tập trung sửa chữa tại các dock cạn hay bến cảng quân sự như trước đây, tàu chiến Mỹ khi bị hư hỏng trong quá trình tham chiến hay cần đại tu sẽ được đưa ra các dock nổi di động được bố trí khắp Thái Bình Dương. Sự thay đổi này giúp Hải quân Mỹ giảm thiểu tối đa thời gian sửa chữa tàu khi chúng không cần phải quay về các bến cảng chính, mặt khác cũng giảm tải cho các dock cạn vốn đang hoạt động hết công suất. Nguồn ảnh: War History Online.
Một trong những dock nổi lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chính là USS Artisan (ABSD-1), được vào vận hành từ năm 1943. ABSD-1 được thiết kế không khác gì một dock tàu cạn với khả năng sửa chữa mọi loại tàu chiến của Mỹ trừ tàu sân bay. Trong ảnh là tàu tuần dương hạng nhẹ USS Columbia (CL-56) được sửa chữa trên ABSD-1 khi đang tham chiến tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.
Một trong những dock nổi lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chính là USS Artisan (ABSD-1), được vào vận hành từ năm 1943. ABSD-1 được thiết kế không khác gì một dock tàu cạn với khả năng sửa chữa mọi loại tàu chiến của Mỹ trừ tàu sân bay. Trong ảnh là tàu tuần dương hạng nhẹ USS Columbia (CL-56) được sửa chữa trên ABSD-1 khi đang tham chiến tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.
Có thể nói ABSD-1 gần giống như một căn cứ hải quân nổi trên biển của Mỹ, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ sửa chữa tàu chiến, nó còn trở thành trạm cung ứng hậu cần cho các tàu chiến khác đang hoạt động trong khu vực. Nguồn ảnh: War History Online.
Có thể nói ABSD-1 gần giống như một căn cứ hải quân nổi trên biển của Mỹ, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ sửa chữa tàu chiến, nó còn trở thành trạm cung ứng hậu cần cho các tàu chiến khác đang hoạt động trong khu vực. Nguồn ảnh: War History Online.
Với ABSD-1, một phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có thể trụ lại lâu hơn trên biển hơn một năm thay vì chỉ vài tháng như trước đó. Trước năm 1943, nếu cần sửa chữa các tàu chiến Mỹ phải quay về Trân Châu Cảng hay San Francisco cách đó hàng ngàn km, hành trình này thường kéo theo nhiều rủi ro. Hình ảnh hai tàu vận tải Antelope (IX-109) và LST-120 được sửa chữa cùng lúc trên ABSD-1 Nguồn ảnh: War History Online.
Với ABSD-1, một phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có thể trụ lại lâu hơn trên biển hơn một năm thay vì chỉ vài tháng như trước đó. Trước năm 1943, nếu cần sửa chữa các tàu chiến Mỹ phải quay về Trân Châu Cảng hay San Francisco cách đó hàng ngàn km, hành trình này thường kéo theo nhiều rủi ro. Hình ảnh hai tàu vận tải Antelope (IX-109) và LST-120 được sửa chữa cùng lúc trên ABSD-1 Nguồn ảnh: War History Online.
ABSD-1 là một sà lan nổi khổng lồ trên biển, được nối từ 10 dock nổi ABSD và tải trọng của mỗi dock có thể chịu được lên đến gần 10.000 tấn và tổng trọng tải của ABSD-1 là hơn 90.000 tấn. Do đó đối với các tàu có lượng giãn nước tối đa 14.000 tấn như USS Columbia ta thấy trong hình đều không là gì đối với dock nổi này. Nguồn ảnh: War History Online.
ABSD-1 là một sà lan nổi khổng lồ trên biển, được nối từ 10 dock nổi ABSD và tải trọng của mỗi dock có thể chịu được lên đến gần 10.000 tấn và tổng trọng tải của ABSD-1 là hơn 90.000 tấn. Do đó đối với các tàu có lượng giãn nước tối đa 14.000 tấn như USS Columbia ta thấy trong hình đều không là gì đối với dock nổi này. Nguồn ảnh: War History Online.
Để có thể sửa chữa nhiều nhiều tàu chiến cùng lúc, ABSD-1 có chiều dài phần thân cơ sở lên đến 283m và có bề ngang rộng hơn 40m. Vận hành dock nổi này thủy thủ đoàn 690 người bao gồm sĩ quan, thủy thủ và nhân viên dân sự. Nguồn ảnh: War History Online.
Để có thể sửa chữa nhiều nhiều tàu chiến cùng lúc, ABSD-1 có chiều dài phần thân cơ sở lên đến 283m và có bề ngang rộng hơn 40m. Vận hành dock nổi này thủy thủ đoàn 690 người bao gồm sĩ quan, thủy thủ và nhân viên dân sự. Nguồn ảnh: War History Online.
Nguồn năng lượng chính trên ABSD-1 là các máy phát điện chạy bằng dầu diesel được bố trí ở các dock nhỏ, cung cấp điện cho toàn bộ dock nổi này cũng như hai cần cẩu có sức nâng 15 tấn mỗi chiếc mà nó được trang bị. Nguồn ảnh: War History Online.
Nguồn năng lượng chính trên ABSD-1 là các máy phát điện chạy bằng dầu diesel được bố trí ở các dock nhỏ, cung cấp điện cho toàn bộ dock nổi này cũng như hai cần cẩu có sức nâng 15 tấn mỗi chiếc mà nó được trang bị. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong quá trình sửa chữa, các tàu chiến trước khi di chuyển lên trên ABSD thường bị rút cạn nhiên liệu nhằm giúp tàu nhẹ hơn cũng như đảm bảo tải trọng an toàn cho dock nổi. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong quá trình sửa chữa, các tàu chiến trước khi di chuyển lên trên ABSD thường bị rút cạn nhiên liệu nhằm giúp tàu nhẹ hơn cũng như đảm bảo tải trọng an toàn cho dock nổi. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong ảnh là dock nổi USS ABSD-2 của Hải quân Mỹ tại Manus, thuộc Quần đảo Admiralty phía Nam Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong ảnh là dock nổi USS ABSD-2 của Hải quân Mỹ tại Manus, thuộc Quần đảo Admiralty phía Nam Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.
Hình ảnh một tàu chiến tiến vào ABSD khi nó chìm dưới nước, và dĩ nhiên con tàu này đã bị rút cạn nhiên liệu cũng như tháo dỡ toàn bộ đạn dược nhằm đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: War History Online.
Hình ảnh một tàu chiến tiến vào ABSD khi nó chìm dưới nước, và dĩ nhiên con tàu này đã bị rút cạn nhiên liệu cũng như tháo dỡ toàn bộ đạn dược nhằm đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: War History Online.
Thiết giáp hạm USS South Dakota trên một dock nổi ASDB, nó có lượng giãn nước tối đa khoảng 35.000 tấn và dài tới 210m. Nguồn ảnh: War History Online.
Thiết giáp hạm USS South Dakota trên một dock nổi ASDB, nó có lượng giãn nước tối đa khoảng 35.000 tấn và dài tới 210m. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong ảnh là một dock nổi ASDB đang tiến hành sửa chữa cùng lúc cho bốn tàu đổ bộ LST-2 (Landing Ship, Tank) của Hải quân Mỹ, tổng tải trọng của chúng có thể lên đến gần 16.000 tấn. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong ảnh là một dock nổi ASDB đang tiến hành sửa chữa cùng lúc cho bốn tàu đổ bộ LST-2 (Landing Ship, Tank) của Hải quân Mỹ, tổng tải trọng của chúng có thể lên đến gần 16.000 tấn. Nguồn ảnh: War History Online.
Hình ảnh một tàu đổ bộ LST-2 bên trong ASDB, kích thước của nó khá nhỏ so với dock nổi này. Nguồn ảnh: War History Online.
Hình ảnh một tàu đổ bộ LST-2 bên trong ASDB, kích thước của nó khá nhỏ so với dock nổi này. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các dock nổi ASDB đóng vai trò đặc biệt đối với Hải quân Mỹ khi nó giúp lực lượng này tăng cường khả năng hồi phục sau mỗi trận đánh, cải thiện tính cơ động của hạm đội khi hạn chế được sự phụ thuộc vào các bến cảng chính. Góp phần đáng kể giúp Hải quân Mỹ đánh bại Hải quân Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các dock nổi ASDB đóng vai trò đặc biệt đối với Hải quân Mỹ khi nó giúp lực lượng này tăng cường khả năng hồi phục sau mỗi trận đánh, cải thiện tính cơ động của hạm đội khi hạn chế được sự phụ thuộc vào các bến cảng chính. Góp phần đáng kể giúp Hải quân Mỹ đánh bại Hải quân Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: War History Online.

GALLERY MỚI NHẤT