Chiêu trò lừa đảo “núp bóng” cập nhật ứng dụng theo dõi tiền điện
“Dọa” người nghe nếu không nộp tiền sẽ cắt điện ngay trong ngày, nhân viên EVN giả mạo yêu cầu người nghe cài app, làm theo hướng dẫn. Nhiều người tin theo đã mất cả trăm triệu vì chiêu lừa đảo cập nhật ứng dụng theo dõi tiền điện.
Thiên Trang - Mai Loan
Giả danh nhân viên EVN với chiêu thức lừa đảo tinh vi
Ngay ngày đầu năm mới, chị Thu Hà (Cầu Giấy, Nội) nhận được một cuộc điện thoại tự xưng là nhân viên EVN Hà Nội. Người này cho biết, bắt đầu từ tháng 12/2024, EVN Hà Nội yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện qua bank, phải tải app để cập nhật uỷ nhiệm chi thanh toán. Khi khách hàng làm vậy thì hệ thống mới cập nhật khách hàng đã thanh toán tièn điện, nếu không sẽ cắt điện.
Nhân viên tự xưng EVN tên Hùng yêu cầu chị Hà cài app theo dõi điện. Ảnh: NVCC.
“Theo tra cứu, hôm nay EVN quận Cầu Giấy chưa thấy nhà chị cập nhật uỷ nhiệm chi thanh toán tiền điện từ ngân hàng, nên nhà chị có tên trong danh sách bị cắt điện vào 17h chiều nay”, người tự xưng là nhân viên EVN nói.
Sau khi đưa thông tin như vậy, nhân viên tự xưng của EVNhỏi chị Hà đã cài app Theo dõi tiền điện hằng ngày EPoint chưa, chị Hà nói chưa, thì nhân viên này hướng dẫn chị lên cổng EVN để tải về (để tạo niềm tin). Tin tưởng, chị Hà nói mình bận và không biết làm thì nhân viên này nói chị còn lưu ủy nhiệm chi không thì tải về và cập nhật thông tin lên. Chị Hà bèn gửi ủy nhiệm chi cho “nhân viên” này nhờ làm hộ. Sau đó, chị dừng cuộc trò chuyện vì bận đi họp. Họp xong chị quên mất. Tối về, chị thấy điện nhà mình không bị cắt. Chị Hà nghi ngờ đã nhận cuộc gọi lừa đảo.
Giống như chị Hà, anh Nguyễn Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận được cuộc gọi tương tự. Điều đặc biệt, người gọi xưng là nhân viên của EVN Hà Nội đọc đúng họ tên, mã số nộp tiền điện của anh cùng thông báo đến 6h hôm nay sẽ cắt điện nhà anh vì chưa đóng tiền điện. Anh Đức nói là đóng rồi, qua chuyển khoản thì nhân viên này nói chưa nhận được. Nhân viên này yêu cầu anh Đức cài app “Epoin – Theo dõi tiền điện hằng ngày” để cập nhật thông tin xem anh Đức đóng chưa. Nhân viên này cho anh Đức một số Zalo, là kỹ thuật viên của EVN, yêu cầu kết bạn, làm theo hướng dẫn. Anh Đức cẩn thận hỏi mã của nhân viên này là gì, thì được trả lời 07, xưng tên, để tạo sự tin tưởng.
Sau đó, số Zalo kia gọi tới cho anh Đức, cũng thông báo rằng, 6h tối nay nhà anh Đức sẽ bị cắt điện. Anh Đức tiếp tục khẳng định đã đóng tiền điện rồi, thì nhân viên này giải thích, giữa tài khoản ngân hàng và app điện lực chưa liên thông nên chưa ghi nhận được việc đóng tiền của anh. Theo căn cứ này, bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện việc cắt điện theo quy định. Đưa ra hướng khắc phục, nhân viên này nói sẽ đưa một đường link để anh Đức cài app EPoint, app này sẽ liên thông giữa ngân hàng và EVN Hà Nội nên việc đóng tiền của anh Đức sẽ được ghi nhận.
Khi được gửi đường link và yêu cầu làm theo hướng dẫn, anh Đức như sực tỉnh, nghĩ ngay tới chiêu trò lừa đảo cập nhật ứng dụng theo dõi tiền điện. Sau khi bị anh Đức mắng, nhân viên kia liền chặn số của anh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “may mắn” dừng lại kịp thời như chị Hà và anh Đức. Đã có nhiều người đã bị mất sạch tiền trong tài khoản khi truy cập vào những đường link cài app điện lực này.
Nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập link lạ
Sáng 3/1, trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVN Hà Nội cho biết, thời gian gần đây đã nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh bị nhân viên mạo danh EVN gọi đến yêu cầu cài app theo dõi tiền điện. Nội dung cuộc gọi thông báo, do khách hàng chưa thanh toán tiền điện, hoặc đã thanh toán nhưng hệ thống chưa ghi nhận được, khách hàng sẽ bị cắt điện ngay trong ngày. Sau đó, nhân viên tự xưng này yêu cầu khách hàng cài đặt một app của EVN để khắc phục tình trạng này. Để hỗ trợ khách hàng, nhân viên tự xưng gửi đường link, kèm theo đó sẽ hướng dẫn cài đặt, nhập thông tin…
Giao diện app điện lực giả mạo dụ dỗ người dân cài đặt. Ảnh: VN.
EVN Hà Nội khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo, khách hàng không nhấn vào bất kỳ một đường link nào được gửi theo hình thức như vậy. Nếu nhấn vào, người dùng có thể bị chiếm quyền điều khiển, dẫn tới mất tiền trong tài khoản…. Hình thức mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo rất tinh vi, có thể là lừa về phương thức thanh toán, cài đặt app… Để người dùng tin tưởng, các đối tượng có thể đưa ra thông tin gồm cả thật và giả lẫn lộn, chứ không tất cả đều hoàn toàn là giả. Chẳng hạn, EPoint là app của EVN Hà Nội, có chức năng cập nhật điện năng tiêu thụ hàng ngày, so sánh điện năng hàng tháng của khách hàng; giúp thanh toán hoá đơn thuận tiện qua thẻ ATM, ví điện tử; quản lý hợp đồng điện; theo dõi điện của nhiều hợp đồng trên một tài khoản duy nhất. Tuy nhiên, đường link đưa để hướng dẫn cài app lại chứa mã độc; hoặc đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra một địa chỉ có tên miền na ná, khiến người dùng nhầm tưởng…
Nếu thực sự là điện lực Hà Nội gọi tới thì sẽ hiển thị EVN Hà Nội hoặc các đầu số 096 300 1288; hoặc 0816001288 hoặc 0933001288. Còn các số lạ gọi đến thì người dùng không làm theo hướng dẫn, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc hóa đơn thanh toán, chụp ảnh tài khoản ngân hàng…
Theo EVN, thời gian vừa qua, đã có nhiều hành vi mạo danh Điện lực để thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Kẻ gian thường sử dụng một số chiêu thức như: Đề nghị khách hàng cấp thông tin để hoàn lại tiền điện; đề nghị cài app (ứng dụng) mới để cập nhận thông tin hoặc thanh toán tiền điện; yêu cầu thực hiện gọi video call để hướng dẫn; dọa cắt điện nếu khách hàng không làm theo hướng dẫn…
Bộ phận chăm sóc khách hàng của EVN miền Bắc cũng ghi nhận rất nhiều cuộc gọi gọi đến cho biết đã bị lừa đảo vì những chiêu thức tinh vi từ những cuộc gọi tự xưng là nhân viên EVN. Có người bị mất cả trăm triệu đồng trong tài khoản.
EVN khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin sử dụng điện cho người lạ. Đặc biệt, không truy cập đường link lạ; không cài đặt các ứng dụng lạ.
EVN khẳng định tất cả các giao dịch thu tiền điện hiện nay đều được thực hiện qua các kênh chính thống của các Tổng công ty Điện lực, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền. Nhân viên Điện lực khi giao tiếp với khách hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chăm sóc khách hàng.
Khách hàng nên lựa chọn các kênh thanh toán tiền điện an toàn như: Qua ngân hàng (thanh toán tự động, Internet banking hoặc Mobile banking); ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến (như Viettel Money, VNPT Money, Vnpay, Momo…).
Khi có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ điện, liên hệ ngay tổng đài CSKH của EVN để được hỗ trợ 24/7.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề được các đại biểu quan tâm. đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) nêu rõ, năm 2024, lực lượng chức năng đã ngăn chặn truy cập trên 23.500 trang mạng, tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật. Với trên 161 triệu thuê bao di động cả nước hiện nay, nguy cơ dữ liệu cá nhân bị lộ, lọt, bị mua bán vẫn đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng, gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) cho rằng, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.
Một trong những hình thức phổ biến của tội phạm trong lĩnh vực này là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Có thể nói, sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin mạng viễn thông nói riêng đã trở thành một môi trường cho tội phạm mới.
Đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Mời quý độc giả xem video: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “núp bóng” cập nhật ứng dụng theo dõi tiền điện. Video do Báo Tri thức & Cuộc sống thực hiện.
ĐBQH: Đề nghị loại bỏ hoàn toàn sim rác, triệt phá cuộc gọi mạo danh
ĐBQH đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, loại bỏ hoàn toàn sim rác, triệt phá các loại tội phạm trên không gian mạng, lừa đảo qua app...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 21/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của TANDTC, Viện KSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã nêu ý kiến về vấn đề vi phạm pháp luật trên an ninh mạng.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nêu ý kiến về tội phạm trên không gian mạng. Ảnh: QH.
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8
Ngày 14/10, tiếp tục chương trình Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cụ thể, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự; xem xét công tác nhân sự; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu và dự phòng thời gian thảo luận về một số nội dung khác.
Sáng nay (21/10), khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Hôm nay, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ngày 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.