Chim bói cá “dội bom” tấn công khiến kỳ đà xây xẩm mặt mày

Một trận chiến đầy quyết tâm của hai loài động vật khác nhau với mục đích cũng trái ngược nhau.

Chim bói cá “dội bom” tấn công khiến kỳ đà xây xẩm mặt mày
Anh Mark Fox, chủ nhân kênh youtube Foxy On Safari, chuyên quay chụp và lưu lại những hình ảnh thiên nhiên kỳ thú, độc đáo, trong chuyến đi của mình đến Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi đã bắt gặp phải một hình ảnh thú vị nhất trong cuộc đời, khiến anh ấn tượng mãi không thể nào quên.
Hôm đó, khi bước đến cây cầu Cá sấu nổi tiếng nằm trong Kruger, Mark đã gặp phải cảnh tượng không thể tin nổi. Một con kỳ đà monitor đang lần mò, tìm kiếm đến tổ của một cặp chim bói cá đang giao phối để âm mưu kiếm chút đỉnh. Ngay lập tức, anh chàng tò mò đã phải chộp lấy ống nhòm để có thể nhìn thấy cận cảnh.
Chim boi ca “doi bom” tan cong khien ky da xay xam mat may
Kỳ đà monitor là loài bò sát ăn thịt được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Chúng được biết đến với chiếc cổ cao, móng vuốt sắc nhọn, chiếc đuôi loằng ngoằng và thân hình dài hơn 2 m. Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.
Khá giống với những loài động vật hoạt động đơn lẻ, kỳ đà monitor săn mồi theo phương thức du kích. Thức ăn của chúng cũng tương đối đa dạng, từ côn trùng, động vật có vú loại nhỏ, chim, cá... Du khách thường tìm thấy kỳ đà thu nhặt, tìm kiếm thức ăn quanh các khu trại Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi.
Con kỳ đà vô cùng khéo léo mon men luồn qua những bụi cây để áp sát đến bãi cát, nơi tổ của những con chim bói cá. Trong lúc đó, những chú chim bói cá đã kịp cảm nhận thấy mối nguy hiểm đang lại gần.
Bói cá nhỏ (Pied kingfisher) là loài có kích thước trung bình trong nhóm bói cá (khoảng 28 cm). Chim có bộ lông đen và trắng đặc trưng. Con trống có hai vạch đen ngang ngực trong khi con cái chỉ có một mảng đen trên ngực và thường bị ngắt ở giữa. Phần thân trên của cả con trống và con mái đều có sọc đen và phần thân dưới trắng.
Chim bói cá không thể hót, nhưng khi chúng bay lại phát ra âm thanh. Đây là đặc điểm giúp chúng nhận biết loài. Chim bói cá sinh sản bằng hình thức ghép đôi. Một năm chúng thường sinh sản vào dịp mùa Xuân và mùa Hè.
Khi đến mùa sinh sản, chim đực và chim cái sẽ cùng nhau xây dựng tổ. Tổ của chúng được làm trong các hang đất, hốc cây. Những chiếc tổ được làm nên bởi rễ và lá cây khô.
Sau khi phát hiện kẻ địch, cặp chim bắt đầu sử dụng chiến thuật không kích tầm gần, tấn công liên tục vào người con kỳ đà. Có thể thấy đây là một trận chiến đầy quyết tâm của hai loài động vật khác nhau với mục đích cũng trái ngược nhau. Mỗi khi con kỳ đà định tiến lên, những con chim sẽ lao xuống tấn công, bắt buộc nó phải chuyển hướng. Cuối cùng, cặp chim đã giành chiến thắng một cách oanh liệt.
 

Bói cá đấu tay đôi cực gắt tranh giành lãnh thổ

(Kiến Thức) - Hai con chim bói cái mái lao vào nhau, sử dụng chiếc mỏ nhọn hoắt, cứng cáp của mình như một thanh kiếm để tấn công, cố gắng làm đối thủ bị thương, bị đau, phải bỏ cuộc đi nơi khác.

Bói cá đấu tay đôi cực gắt tranh giành lãnh thổ
Mới đây, nhiếp ảnh gia Nicholas Dibben chụp được những hình ảnh vô cùng ấn tượng và chân thực khi hai con chim bói cá "đấu tay đôi" vô cùng dữ dội tại khu vực hoang dã thuộc Branford, Dorset, Anh.
Boi ca dau tay doi cuc gat tranh gianh lanh tho
 

Bói cá trình diễn màn bắt cá hệt như "sách giáo khoa"

(Kiến Thức) - Con chim bói cá lao mình xuống dòng nước lạnh buốt. Và chỉ vài giây sau, nó đã vỗ cánh bay lên, trong mỏ ngậm một con cá béo mập, tươi ngon, cảnh tượng chuẩn xác y như "sách giáo khoa".

Bói cá trình diễn màn bắt cá hệt như "sách giáo khoa"
Mới đây nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Mike Dunlevy, 56 tuổi đã chụp được những hình ảnh rất ấn tượng về màn săn bắt cá mượt mà, chuẩn xác như "sách giáo khoa" của chim bói cá, khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục.
Boi ca trinh dien man bat ca het nhu
 

Ngưỡng mộ tình cảm mặn nồng của vợ chồng chim bói cá

(Kiến Thức) - Trong khung cảnh mùa đông tiêu điều, lạnh lẽo, màn thể hiện tình cảm thân thiết, mặn nồng của đôi chim bói cá uyên ương đã sưởi ấm trái tim của nhiều người, khiến ai cũng cảm thấy thêm yêu cuộc sống.

Ngưỡng mộ tình cảm mặn nồng của vợ chồng chim bói cá
Mới đây, nhiếp ảnh gia người Trung Quốc ghi được khoảnh khắc tuyệt đẹp khi vợ chồng chim bói cá tình tứ, yêu thương nhau trong một ao sen ở Thành Đô, Tứ Xuyên, thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người.
Nguong mo tinh cam man nong cua vo chong chim boi ca
 

Tin mới