Chim cánh cụt bơi 2.500km đến Australia được thả về tự nhiên

Một con chim cánh cụt giống Fiordland, New Zealand, đã bơi 2.500km và dạt vào bãi biển ở Melbourne, bang Victoria, Australia. Hiện nó đã được thả về tự nhiên.

Khi được phát hiện vào ngày 10/7, con chim cánh cụt hốc hác đang vật lộn giữa những tảng đá tại sông Kennett, cách Melbourne (Australia) 170 km về phía tây, theo Guardian.
Nó được nhân viên cứu hộ biển đưa đến sở thú Melbourne và được chăm sóc để bổ sung chất dinh dưỡng. Khi khỏe hơn một chút, con chim cánh cụt bắt đầu ăn một cách thích thú, người phụ trách thú y của sở thú Melbourne, Tiến sĩ Michael Lynch, cho biết.
"Nó ăn lượng thức ăn tương đương 20-25% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này giống như một người 80kg ăn 20kg thức ăn mỗi ngày. Thật kinh ngạc là nó có thể tiêu hóa được", Tiến sĩ Lynch nói.
Chim canh cut boi 2.500km den Australia duoc tha ve tu nhien
Con chim cánh cụt đã bơi 2.500km từ New Zealand đến Australia. (Ảnh: AFP). 
Khi hồi phục hoàn toàn, con chim cánh cụt được gửi đến Công viên tự nhiên đảo Phillip để tập bơi trở lại trong bể bơi lớn, chuẩn bị cho chuyến hành trình về New Zealand.
"Chúng tôi hy vọng nó sẽ quay trở lại New Zealand và sinh sản. Chúng tôi đã đặt một vi mạch vào con chim, vì vậy nếu nó quay trở lại New Zealand trong tương lai và ai đó phát hiện ra vi mạch, chúng tôi sẽ rất hạnh phúc", Tiến sĩ Lynch chia sẻ.
Tổng số cá thể chim cánh cụt trên thế giới hiện nay vào khoảng 4.000-5.600 con. Ông Lynch cho biết trước đây chim cánh cụt rất hiếm thấy ở Australia nhưng những năm gần đây lại xuất hiện nhiều hơn mà không rõ lý do.
"Chim cánh cụt là loài có thể bơi xa hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn. Vì vậy không có gì lạ khi chúng ta tìm thấy chúng ở Australia. Nhưng chắc chắn nó đã bơi rất xa nhà", ông Lynch nhận định.

Hài hước chim cánh cụt "FA", còn phải làm giáo viên bất đắc dĩ

(Kiến Thức) - Chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại nơi rét lạnh nhất thế giới, đó là Nam Cực. Trong môi trường sống khác nghiệt như thế, sinh tồn được đã rất khó khăn. Vì vậy chuyện sinh con, nuôi dưỡng con lại càng chật vật.

Theo tìm hiểu, khi những con chim cánh cụt con dần lớn lên, chim cánh cụt cha mẹ sẽ bỏ lại con mình, ép buộc chúng phải trở nên độc lập.
Thế nhưng, những con chim cánh cụt con không có kinh nghiệm sinh tồn chẳng thể làm gì nếu không có sự chăm sóc, dạy bảo của chim cánh cụt trưởng thành. Lúc này, đến phiên những "giáo viên mầm non" xuất hiện.
Hai huoc chim canh cut
 
Giáo viên mầm non thực chất là những con chim cánh cụt độc thân. Sau khi chim cánh cụt cha và mẹ rời đi, những con chim cánh cụt bị bỏ lại tụ tập lại một chỗ, cùng nhau học cách sinh tồn, thực sự rất giống một vườn trẻ.
Lúc này, chim cánh cụt độc thân sẽ làm bạn với những con chim cánh cụt con thêm một đoạn thời gian nữa, cho đến khi những con chim cánh cụt con cứng cáp và có nhiều kinh nghiệm sinh tồn.
Hai huoc chim canh cut
 
Tuy nhiên, chăm sóc những con chim cánh cụt non nớt thực sự không phải là công việc thoải mái, nhẹ nhàng gì. Hơn nữa, thân phận FA, chưa có đôi có cặp lại phải "chăm con", những "giáo viên mầm non" này tâm tình cũng không được vui vẻ gì cho cam.
Hai huoc chim canh cut
 
Trong một đoạn clip ghi lại tại Nam Cực, con chim cánh cụt độc thân đảm nhiệm chức vụ "giáo viên mầm non" có dáng vẻ trông vừa buồn cười vừa đáng thương.
Trong khi những con chim cánh cụt con xếp hàng đi về phía trước, ở phía cuối, một con chim cánh cụt trưởng thành đi chậm chậm theo sau. Dáng vẻ của nó thực sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ, giống như muốn nói: "Độc thân đã thảm lắm rồi còn phải giúp đôi lứa nuôi nấng con cái!", khiến người xem vừa thương vừa không nhịn được cười.

Ấn tượng cảnh chim cánh cụt hoàng đế "xâm chiếm" cả Nam Cực

Trong hơn 20 lần thám hiểm đến Nam Cực, nhiếp ảnh gia Sue Flood đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và chụp ảnh loài chim cánh cụt hoàng đế ở nơi đây.

An tuong canh chim canh cut hoang de
Thời tiết khắc nghiệt lạnh tới âm 50 độ C cản trở nhiếp ảnh gia Sue Flood rất nhiều trong quá trình thám hiểm và ghi lại hình ảnh của loài chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại Nam Cực. 

Tin mới