Chim cánh cụt từng cao ngang người trưởng thành

Mọi con cá đều sẽ phải bơi thục mạng khi gặp phải loài chim cánh cụt “quái vật” cổ đại đầy bí ẩn với kích thước làm cho chim cánh cụt hoàng đế - loài lớn nhất ngày nay trông thật khiêm tốn, theo một nghiên cứu mới cho thấy.
 
 

Loài chim cánh cụt này mang tên khoa học là Crossvallia waiparensis, cao 5 feet, 3 inch (1,6 mét), tương đương với chiều cao của người phụ nữ trưởng thành. Nó nặng tới 176 lbs. (80 kg). Nó săn mồi dưới nước quanh New Zealand trong kỷ nguyên Paleocene, vào khoảng 66 triệu đến 56 triệu năm trước.
Chim canh cut tung cao ngang nguoi truong thanh
Mô phỏng 3D của loài chim cánh cụt được các nhà khoa học phát hiện. 
Nhà cổ sinh vật học nghiệp dư Leigh Love đã tìm thấy xương chân hóa thạch của loài chim cánh cụt mới ở thị trấn Waipara, thuộc Canterbury, New Zealand. Khu vực này là nơi cư ngụ của các loài động vật khổng lồ cổ đại.
Những sinh vật khổng lồ đã tuyệt chủng khác được tìm thấy ở đây bao gồm loài vẹt lớn nhất thế giới, đại bàng khổng lồ, dơi khổng lồ, moa (một loài chim khổng lồ, không biết bay) và 5 loài chim cánh cụt khác.
Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) chỉ như con tôm khi so với C.waiparensis. Loài chim ngày nay chỉ cao từ 3 - 3,9 feet (0,9 đến 1,2 m). Nhưng cánh cụt hoàng đế chỉ là họ hàng xa của loài mới được khám phá này. Họ hàng gần nhất được biết đến của C. waiparensis là Crossvallia unienwillia, cũng sống trong kỷ Paleocene nhưng ở
Cross Valley, Nam Cực. Mặc dù hiện tại là những vùng đất riêng biệt, New Zealand và Nam Cực đã từng nối liền với nhau trong kỷ Paleocene, theo các nhà nghiên cứu cho biết.
“Vào thời điểm loài Crossvallia còn tồn tại, New Zealand và Nam Cực rất khác so với ngày nay - Nam Cực bao phủ bởi cây cối, rừng già và cả hai đều có khí hậu ấm áp hơn nhiều so với bây giờ”, GS Paul Scofield, nhà nghiên cứu về Lịch sử tự nhiên tại Bảo tàng Canterbury ở New Zealand khẳng định.
Hơn nữa, xương chân của cả hai loài chim cánh cụt Crossvallia hoàn toàn khác biệt so với chim cánh cụt ngày nay.
Các nghiên cứu giải phẫu cho thấy, giả thuyết Crossvalia đã sử dụng chân nhiều hơn khi bơi so với chim cánh cụt hiện đại hoặc những con chim cổ đại chưa thích nghi được với việc đứng thẳng như chim cánh cụt ngày nay.
Việc phát hiện ra C.waiparensis và các loài chim cánh cụt lớn khác thời kỳ Paleocene cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chim cánh cụt đã trở nên to lớn ngay sau khi loài khủng long tuyệt chủng vào khoảng 66 triệu năm trước, Vanesa De Pietri, nhà nghiên cứu Lịch sử tự nhiên tại Bảo tàng Canterbury tuyên bố.
Nói chung, một con vật càng lớn, chúng càng trở nên hiệu quả hơn trong việc bảo vệ thân nhiệt (điều rất quan trọng đối với chim cánh cụt) và có thể lặn sâu hơn trong thời gian dài hơn. Kích thước lớn cũng mở rộng lựa chọn về con mồi và bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi nhỏ hơn, các nhà nghiên cứu cho biết.
Vậy tại sao chim cánh cụt ngày nay lại nhỏ hơn? Điều này không hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự cạnh tranh kiểu cũ về con mồi và lãnh thổ có thể giải thích phần nào lý do tại sao chim cánh cụt không còn là loài khổng lồ như chúng đã từng.
“Các nhà cổ sinh vật học vẫn đang nghiên cứu câu hỏi này, nhưng một yếu tố lớn có thể là sự gia tăng của pinniped (hải cẩu và họ hàng của chúng), những loài bắt đầu lan rộng ra khắp các đại dương trong cùng thời điểm chim cánh cụt khổng lồ bắt đầu biến mất.
Chúng có thể đã đụng độ với các loài chim cánh cụt, không chỉ dưới góc độ là kẻ săn mồi và đối thủ cạnh tranh con mồi chung mà còn là tranh chấp nơi sinh sản độc quyền cần thiết cho các quần thể làm tổ”, GS Scofield nêu giả thiết.

Hài hước chim cánh cụt "FA", còn phải làm giáo viên bất đắc dĩ

(Kiến Thức) - Chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại nơi rét lạnh nhất thế giới, đó là Nam Cực. Trong môi trường sống khác nghiệt như thế, sinh tồn được đã rất khó khăn. Vì vậy chuyện sinh con, nuôi dưỡng con lại càng chật vật.

Theo tìm hiểu, khi những con chim cánh cụt con dần lớn lên, chim cánh cụt cha mẹ sẽ bỏ lại con mình, ép buộc chúng phải trở nên độc lập.
Thế nhưng, những con chim cánh cụt con không có kinh nghiệm sinh tồn chẳng thể làm gì nếu không có sự chăm sóc, dạy bảo của chim cánh cụt trưởng thành. Lúc này, đến phiên những "giáo viên mầm non" xuất hiện.
Hai huoc chim canh cut
 
Giáo viên mầm non thực chất là những con chim cánh cụt độc thân. Sau khi chim cánh cụt cha và mẹ rời đi, những con chim cánh cụt bị bỏ lại tụ tập lại một chỗ, cùng nhau học cách sinh tồn, thực sự rất giống một vườn trẻ.
Lúc này, chim cánh cụt độc thân sẽ làm bạn với những con chim cánh cụt con thêm một đoạn thời gian nữa, cho đến khi những con chim cánh cụt con cứng cáp và có nhiều kinh nghiệm sinh tồn.
Hai huoc chim canh cut
 
Tuy nhiên, chăm sóc những con chim cánh cụt non nớt thực sự không phải là công việc thoải mái, nhẹ nhàng gì. Hơn nữa, thân phận FA, chưa có đôi có cặp lại phải "chăm con", những "giáo viên mầm non" này tâm tình cũng không được vui vẻ gì cho cam.
Hai huoc chim canh cut
 
Trong một đoạn clip ghi lại tại Nam Cực, con chim cánh cụt độc thân đảm nhiệm chức vụ "giáo viên mầm non" có dáng vẻ trông vừa buồn cười vừa đáng thương.
Trong khi những con chim cánh cụt con xếp hàng đi về phía trước, ở phía cuối, một con chim cánh cụt trưởng thành đi chậm chậm theo sau. Dáng vẻ của nó thực sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ, giống như muốn nói: "Độc thân đã thảm lắm rồi còn phải giúp đôi lứa nuôi nấng con cái!", khiến người xem vừa thương vừa không nhịn được cười.

Ấn tượng cảnh chim cánh cụt hoàng đế "xâm chiếm" cả Nam Cực

Trong hơn 20 lần thám hiểm đến Nam Cực, nhiếp ảnh gia Sue Flood đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và chụp ảnh loài chim cánh cụt hoàng đế ở nơi đây.

An tuong canh chim canh cut hoang de
Thời tiết khắc nghiệt lạnh tới âm 50 độ C cản trở nhiếp ảnh gia Sue Flood rất nhiều trong quá trình thám hiểm và ghi lại hình ảnh của loài chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại Nam Cực. 

Tin mới