Chìm đò 7 người chết ở Bình Phước: Tang thương xóm nghèo

(Kiến Thức) - Cả xóm vùng biên xã Lộc Hòa đã nghèo lại thêm tang tóc khi tai họa bất ngờ ập đến, cướp mất 7 phụ nữ là những lao động chính.

Chiều muộn ngày 25/10, 7 chiếc quan tài của những phụ nữ xấu số lần lượt được đưa về nghĩa trang an táng trong tiếng nấc nghẹn của người thân.

Các nạn nhân lần lượt được đưa về nghĩa trang chôn cất
 Các nạn nhân lần lượt được đưa về nghĩa trang chôn cất
 

Chuyến mưu sinh “tử thần”

Là 1 trong số 35 người sống sót trên chuyến đò định mệnh, bà Thị Dươn (ngụ ấp 8b, xã Lộc Hòa, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), người dân tộc S”tiêng với giọng Kinh lơ lớ kể lại: "Hàng ngày những người phụ nữ dân tộc S”tiêng ở ấp 8B vẫn được người chủ rẫy mì thuê đò của vợ chồng ông Hồ Văn Thải và Nguyễn Thị Nê để đưa họ vượt sông Măng qua bên kia biên giới Campuchia để làm thuê và đến chiều thì cũng chiếc đò này đưa họ trở về nhà".

Nhiều người sống xót sau vụ tai nạn đến chia buồn với các nạn nhân
Nhiều người sống xót sau vụ tai nạn đến chia buồn với các nạn nhân 
Sông Măng giáp biên giới với nước bạn Campuchia là nơi xảy ra tai nạn thảm khốc
Sông Măng giáp biên giới với nước bạn Campuchia là nơi xảy ra tai nạn thảm khốc 

Với thu nhập tiền công mỗi người hơn 100 ngàn đồng/ngày ở vùng quê nghèo của người dân tộc thiểu số được xem như họ là những lao động chính trong gia đình.

Chiều ngày 23/10, chiếc đò cũ kỹ của vợ chồng ông Thải dài khoảng 6m và rộng chỉ hơn 1m nhưng vẫn “cõng” đến 42 lao động nghèo từ Campuchia vượt sông trở về . Trong lúc vợ ông Thải chèo ra giữa dòng và được chồng dùng xuồng máy nhỏ đẩy phía sau thì bất ngờ chiếc đò chòng chành, nước tràn vào. Những người trên đò hốt hoảng gây cảnh nhốn nháo và chỉ trong chớp mắt chiếc đò lật úp và chìm sâu xuống dòng sông nức chảy xiết.

Chiếc đò cũ kỹ chở hơn 40 người vượt sông và xảy ra tai nạn làm 7 phụ nữ tử vong
Chiếc đò cũ kỹ chở hơn 40 người vượt sông và xảy ra tai nạn làm 7 phụ nữ tử vong 

Nhiều người biết bơi đã bơi vào bờ, một số khác được Bộ đội Biên phòng nhanh chóng có mặt ứng cứu. Tuy nhiên có 7 người mất tích và đến sáng ngày 25/10 tất cả đều đã vớt được thi thể giao cho gia đình lo hậu sự.

Có mặt xuyên suốt những ngày qua tại đám tang của gia đình các  nạn nhân, ông Nguyễn Xuân Cường, phó chủ tịch UBND xã Lộc Hòa cho biết: Cả 7 nạn nhân là phụ nữ người dân tộc S”tiêng có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn và là những hộ nghèo nhất xã. Trong số đó có gia đình 2 mẹ con tử nạn bỏ lại 3 đứa trẻ nheo nhóc.

Cảm phục trái tim người mẹ dân tộc S”tiêng

Giữa căn nhà vách ván mục nát, xiêu vẹo ven vạt rừng cao su, chiếc quan tài của bà Thị Hân (56 tuổi) đặt cạnh chiếc tài của con gái mình là chị Thị Cươi (32 tuổi).

Hai chiếc quan tài của mẹ con bà Hân đặt giữa căn nhà vách ván tồi tàn trong tiếc nấc nghẹn đau xót của người thân
 Hai chiếc quan tài của mẹ con bà Hân đặt giữa căn nhà vách ván tồi tàn trong tiếc nấc nghẹn đau xót của người thân

Bà Hân vốn là chiến sĩ du kích đã cùng Bộ đội lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày đất nước thống nhất, bà luôn chịu thương chịu khó vượt qua cuộc sống khó khăn để cùng chồng lo cho gia đình. Cả 2 vợ chồng bà là hội viên Hội Cựu chiến binh của địa phương.

Nhiều người được cứu sống trên con đò kể lại sự hy sinh vì con của bà Hân khiến ai cũng xúc động. Khi tai nạn xảy ra, bà Hân vốn bơi rất giỏi nhưng vì thương đứa con gái mình đang vật lộn dưới dòng nước xiết nên đã cố tìm cách cứu con.

Tuy nhiên cuối cùng cả 2 mẹ con bà đã bị chìm sâu vào dòng xoáy và bà là nạn nhân cuối cùng được tìm thấy xác. Điều đau đớn nhất là chị Cươi (con gái bà Hân) chết đi để lại 3 đứa con tuổi còn nhỏ dại.

Những người đồng chí trong Hội cực chiến binh xã Lộc Hòa đã tổ chức lễ truy điệu trang trọng cho bà Hân trước giờ an táng.
Những người đồng chí trong Hội cực chiến binh xã Lộc Hòa đã tổ chức lễ truy điệu trang trọng cho bà Hân trước giờ an táng. 

Trong giờ phút đưa tiễn bà Hân về nơi an nghĩ, các đồng chí trong Hội cựu chiến binh của xã đã tổ chức cho bà một lễ truy điệu trang trọng.

Tạm giữ 2 vợ chồng chủ đò

Chiều ngày 25/10, cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Ninh cho biết đang tạm giữ vợ chồng ông Hồ Văn Thải và Nguyễn Thị Nê (chủ phương tiện xảy ra tai nạn) để phục vụ công tác điều tra vụ chìm đò gây tai nạn thảm khốc.

Bước đầu xác định nguyên nhân do đò cũ, nhỏ lại chở quá đông người nên khi gặp nước xoáy, đò bị thủng, nước tràn vào. Lúc gặp sự cố, nhiều người hốt hoảng, nhốn nháo khiến đò chòng chành và chìm.

Ông Nguyễn Xuân Cường, phó chủ tịch UBND xã Lộc Hòa cho biết, sau khi xảy ra tai nạn, các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh, xã Lộc Hòa đã hỗ trợ mỗi nạn nhân tử nạn 25 triệu đồng để lo hậu sự và giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.

“Nạn nhân TMV Cát Tường ném xác bị cát vùi sâu 1m“

(Kiến Thức) - “Tôi có thể khẳng định, thi thể nạn nhân Huyền đang nằm ở vị trí BS Tường ném xuống và bị cát vùi sâu khoảng 1m…”, anh Vân tâm sự.

Tham gia vào công tác tìm kiếm nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác phi tang với cơ quan chức năng, anh Nguyễn Văn Vân (52 tuổi, sống bằng nghề chài ở bến đò Văn Đức sông Hồng, thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên trên mặt nước sông Hồng và gắn liền với chiếc thuyền chài. Bao nhiêu năm lăn lộn sông nước, mỗi năm, tôi và những người bạn chài lưới vớt được khoảng 6-7 thi thể”.
Anh Nguyễn Văn Vân trao đổi với PV Kiến thức.
Anh Nguyễn Văn Vân trao đổi với PV Kiến thức.
“Đến lúc này, tôi có thể khẳng định, thi thể nạn nhân Huyền đang nằm ở vị trí BS Tường ném xuống và bị cát vùi sâu khoảng 1m. Với kinh nghiệm của tôi, thi thể nạn nhân có thể nổi vào ngày thứ  9 hoặc ngày 12, lâu hơn là 21 ngày", anh Vân nói.

Tố Chủ tịch Bình Dương: ông Dũng đánh trống... la làng?

(Kiến Thức) - "UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500, kiến nghị tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án, khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất, hợp thức hóa sai lầm...", ông Võ Văn Lượng nói.

Ngày 24/10, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh-TP HCM), chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam đã xác nhận ông gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân để tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi: Không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng Khu công nghiệp Sóng Thần 3; không cho chuyển nhượng Quyền sử dụng đất trái luật đất đai và không phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng thần 3.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Võ Văn Lượng, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo ngày 24/10, cho biết: Lý do quy hoạch 1/500 mà phía công ty của ông Dũng đề xuất không được UBND tỉnh phê duyệt vì nó không thuộc thẩm quyền phê duyệt của lãnh đạo tỉnh.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã họp bàn và thấy quy hoạch này là không cần thiết vì nó phá vỡ quy hoạch cũ, phá vỡ quy hoạch chung nên UBND tỉnh cũng không đề bạt quy hoạch này lên cấp Trung Ương xem xét phê duyệt.
Theo ông Lượng, UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500 mà chủ đầu tư đề xuất và cũng không chấp thuận kiến nghị của chủ đầu tư là tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án khu đô thị Đại Nam và KCN Sóng Thần 3. Chính điều này đã khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất đai trong khu KCN Sóng Thần 3.
Lý do vì sao ông Dũng phải tách thành hai dự án như trên, theo UBND tỉnh Bình Dương đó là cách mà ông Dũng dùng để hợp thức hóa sai lầm của mình.
Cụ thể, tháng 6/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đối với KCN Sóng Thần 3. Theo quy hoạch này, thì 61,5ha đất ở trong KCN này là đất dành để xây các tầng nhà lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhân viên của KCN.
Tuy nhiên, ông Dũng đã tự ý phân lô bán nền khu đất trên nhưng mượn danh nghĩa là huy động vốn. Tính đến tháng 10/2009, ông Dũng đã bán được hơn 400 tỷ đồng. Thời điểm phân lô bán nền diễn ra vào năm 2007 đến 2008 lúc mà nhà đất ở Bình Dương sốt nóng.
“Nếu Thủ tướng Chính Phủ đã nhận được được đơn thì sắp tới Trung ương sẽ cử một đoàn vào Bình Dương làm việc. Khi đó, đúng sai thế nào, xử lý ra sao sẽ được quyết định”, ông Lượng cho biết.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng. 
Về vụ lùm xùm này, theo ông Dũng, năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương phải thanh toán khoản nợ hơn 1000 tỷ đồng cho Bộ Tài Chính. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã đề nghị ông giúp tỉnh bằng cách nhận chuyển nhượng hơn 533 ha đất trong khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương.

Tin mới