Chim mái "lăng nhăng" nhất hành tinh, tự làm tổ và nuôi con
Đây là cách thức đối phó với môi trường sống đầy rủi ro, khi chim mái cần giao phối với nhiều con trống để đảm bảo sinh sản và sự đa dạng gene cho con cái.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Chim sẻ Ammodramus caudacutus, sống ở vùng đầm lầy mặn tại Mỹ, được xác định là loàichim "lăng nhăng" nhất hành tinh. Chúng có hành vigiao phốibừa bãi nhất trong thế giới chim.
Nghiên cứu của giáo sư Chris Elphick và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng hầu hết các ổ trứng của loài chim này là sản phẩm của ít nhất hai chim trống khác nhau.
Điều này dẫn đến việc mỗi chim non có thể có một cha khác nhau, và chỉ khoảng 23% tổ chim có cùng một cha cho cả lứa con.
Hành vi giao phối không đồng nhất này được giải thích là một cách thích ứng với môi trường sống đầy rủi ro của chim sẻ mái.
Chúng không kết đôi để làm tổ và chim trống không tham gia vào việc nuôi con.
Do đó khi mất con do sóng lớn, chúng có thể nhanh chóng làm tổ mới và giao phối với nhiều con trống khác nhau để tăng khả năng sinh tồn của loài.
Để lũ con được hưởng những bộ gene tốt nhất, chim mái buộc phải giao phối với nhiều con trống.
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày.