Chim thông minh biết dùng lửa săn mồi, gây đại họa khủng khiếp

Trong khi lực lượng cứu hỏa Úc đang quay cuồng với các đám cháy rừng, một số loài chim thông minh bản địa lại tận dụng điều này để đi săn mồi. Nhưng cách chúng thực hiện lại khiến cháy rừng tồi tệ hơn.

Tờ Daily Mail hôm 2/1 đưa tin, chim ưng nâu và diều hâu đen là các loài bản địa ở Úc được biết đến với các biệt danh như "những kẻ săn lùng tàn ác" hay "những con chim lửa". Sở dĩ chúng có biệt danh này là do cách thức đi săn bằng việc lợi dụng lửa từ các đám cháy rừng để xua đuổi con mồi khỏi nơi trú ẩn.

Theo National Geographic, ban đầu, nhiều người vẫn nghĩ, cách thức săn mồi này của lũ chim thông minh bản địa là ngẫu nhiên. Nhưng khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện một số loài chim bản địa Úc thực hiện hành động này "có chủ đích".

Bob Gosford, một chuyên gia về chim tại vùng Lãnh thổ Bắc Úc (NT), bắt đầu thực hiện dự án nghiên cứu năm 2012 dựa trên hồ sơ ghi chép của người bản địa Úc về hiện tượng này.

Chim thong minh biet dung lua san moi, gay dai hoa khung khiep

Một số loài chim bản địa lợi dụng cháy rừng ở Úc để săn mồi

"Tôi đã thấy một con diều hâu dùng chân nhặt một cành khô đang cháy âm ỉ và thả nó vào một đám cỏ khô cách đó gần 1 km. Sau đó, nó cùng với những con khác chờ đợi những con chuột, rắn tháo chạy khỏi đám cỏ cháy. Tình trạng tương tự lặp lại ở nhiều khu vực khác. Chúng tôi gọi những đám cháy kiểu này là Jarulan", Phillip Waipuldanya Roberts, một nhà hoạt động là người bản địa Úc, chia sẻ.

Cuối năm 2017, tạp chí Intentional Fire-Spreading by 'Firehawk' Raptors in Northern Australia (tạm dịch: "Những con chim lửa" chủ đích làm cháy lây lan ở vùng Bắc Úc) được xuất bản và đồng tác giả của nó là tiến sĩ Mark Bonta, giáo sư khoa học Trái đất tại đại học Penn State Altoona, Mỹ.

Tạp chí này là một sự tổng hợp 7 năm nghiên cứu về hành vi của "những con chim lửa" ở vùng lãnh thổ Bắc Úc khi nhóm nghiên cứu làm việc với người bản địa Úc để tạo ra đám cháy có kiểm soát ở đồng cỏ và quan sát.

Kết quả cho thấy một số loài chim trên thực tế đã lan truyền lửa có chủ đích, giống với điều mà chuyên gia Gosford xác nhận trên ABC News năm 2016.

Chim thong minh biet dung lua san moi, gay dai hoa khung khiep-Hinh-2
Chim thong minh biet dung lua san moi, gay dai hoa khung khiep-Hinh-3
Chim thong minh biet dung lua san moi, gay dai hoa khung khiep-Hinh-4

Cách thức dùng lửa săn mồi của một số loài chim bản địa khiến công tác dập lửa cháy rừng ở Úc gặp nhiều khó khăn

"Diều hâu đen và chim ưng nâu khá thích những địa điểm có cháy kiểu này vì với chúng đó là một nơi săn mồi lý tưởng. Những loài gặm nhấm, bò sát, côn trùng, chim nhỏ... tất cả đều phải bỏ chạy trước "hỏa thần". Và đó là lúc chúng trở thành mồi ngon cho diều hâu đen và chim ưng nâu", ABC News dẫn chia sẻ của Gosford năm 2016.

Tháng 5/2018, một nghiên cứu khác về hiện tượng được thực hiện. Nghiên cứu lần này tập trung vào vùng nhiệt đới ở NT và cũng cho kết quả tương tự. Một số báo cáo còn cho thấy các khu vực ở bang Queensland hay Tây Úc cũng có nghiên cứu tương tự.

Theo Daily Mail, tầm hoạt động của "những con chim lửa" được cho là trong khu vực có diện tích khá rộng và điều này càng khiến công tác dập lửa càng gặp khó khăn.

Úc đang bị tàn phá bởi các đám cháy rừng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Các đám cháy bắt đầu từ tháng 9/2019. Theo thống kê mới nhất từ CNN hôm 2/1, ít nhất 17 người đã thiệt mạng và chỉ tính riêng tại New South Wales, bang đông dân nhất nước Úc, đã có hơn 900 ngôi nhà bị phá hủy. Giới chức Úc đang chật vật để kiểm soát ngọn lửa dù có nhận được sự hỗ trợ từ một số quốc gia, gồm cả Mỹ.

Loài chim siêu phàm, ngủ trên không, bay 2 tháng không nghỉ

(Kiến Thức) - Chim Frigate chính là loài chim siêu phàm trong thế giới động vật bởi chúng có thể bay liên tục 56 ngày liên tục mà không cần nghỉ ngơi. Đặc biệt, chim Frigate có khả năng ngủ khi đang bay.
 

Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi
 Loài chim Frigate có thể bay ở độ cao 4km và có thể di chuyển quãng đường dài hàng trăm km mỗi ngày mà không cần phải hạ cánh. Ảnh dkn.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-2
 Chim Frigate còn được mệnh danh là những tay săn mồi cự phách bởi không có loài cá nào có thể thoát khỏi móng vuốt của chúng một khi chúng đã xác định được mục tiêu. Ảnh yk13lahoa.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-3
 Chim Frigate còn có thói quen cướp mồi ngay trên miệng của loài chim khác, vì vậy mà nó còn được gọi là “những kẻ không tặc”. Ảnh yk13lahoa.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-4
 Đặc biệt, chim Frigate có khả năng ngủ khi đang bay giống như cá heo vẫn ngủ khi đang bơi. Ảnh pixabay.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-5
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chim Frigate có thể ngủ trên không, phát ra tiếng kêu lạ và cơ bắp thả lỏng giống như động vật có vú. Ảnh baocon.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-6
 Chim Frigate nổi bật với chiếc diều lớn màu đỏ chót. Ảnh poze.
Loai chim sieu pham, ngu tren khong, bay 2 thang khong nghi-Hinh-7
 Với tài bay lượn của mình, chim Frigate có thể “du lịch” khắp Ấn Độ Dương. Ảnh pinimg.

Mời quý vị xem video: Loài chim độc đáo nhất

Những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ “quái” nhất TGĐV

(Kiến Thức) - Cò mỏ giày, chim ruồi, chim dẽ gà... là những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ vô cùng ấn tượng trong thế giới động vật, có loài còn có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình.
 

Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV
Cò mỏ giày sống ở châu Phi sở hữu chiếc chiếc mỏ dài tới 20cm với hình dáng giống như một chiếc giày bằng gỗ. Ảnh flickr. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-2
Chiếc mỏ dị biệt này được loài chim kỳ dị này sử dụng để kiếm mồi như ếch nhái, rắn nước, động vật thân mềm... Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-3
 Chim ruồi cũng là là loài chim sở hữu chiếc mỏ kỳ lạ, kéo dài khoảng hơn 10cm quá đầu và đuôi của nó. Ảnh cloudfront.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-4
Chim ruồi cũng là loài chim duy nhất trên thế giới có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình. Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-5
Chim dẽ gà sở hữu chiếc mỏ độc đáo khi có thể bẻ cong để vòng qua các bề mặt ghồ ghề và tóm lấy con mồi. Ảnh toplist. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-6
 Chim dẽ gà được tìm thấy trong khu vực khí hậu ôn đới và cận Bắc Cực lục địa Á- Âu. Ảnh top10hay.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-7
 Cò thìa hồng là một loài chim trong họ Cò quăm với chiếc mỏ bẹt ra giống hình chiếc thìa. Ảnh birdwatching.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-8
Bồ nông trắng Mỹ cũng nổi bật với chiếc mỏ dài từ 29cm - 39cm đối với con trống và từ 26cm - 36cm đối với con cái. Ảnh toplist. 
 

Tin mới